Đa dạng hoá về hình thức cấp tín dụng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu 0160 giải pháp mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 99)

Như đã phân tích ở chương I, khu vực DNNVV rất đa dạng về quy mô, ngành nghề kinh doanh, rất linh hoạt, vì vậy nhu cầu về khối lượng vay vốn, thời hạn vay, phương thức trả gốc lãi... là không giống nhau. Trong khi đó hình thức cấp tín dụng của Vietinbank Lạng Sơn chủ yếu tập trung về cho vay, còn cá hình thưc khác như bảo lãnh, cho thuê tài sản hay chiết khấu chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên ngân hàng phải đưa ra những loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng. Ngoài hoạt động cho vay, Vietinbank Lạng Sơn lên mở rộng thêm nữa hoạt động cho thuê tài sản, bảo lãnh và chiết khấu:

- Vietinbank Lạng Sơn nên đẩy mạnh loại hình cho thuê tài sản đối với DNNVV đây là hình thức rất nhiều ưu việt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không đủ vốn tự có để mua tài sản mà tránh được tình trạng mua phải tài sản lạc hậu, lỗi thời. Mặt khác đối với ngân hàng cũng sẽ tránh được rủi ro do ứ đọng vốn vì không phải bỏ tiền trước để mua tài sản, việc giao tài sản được thực hiện trực tiếp giữa hai bên.

- Cho vay bảo lãnh: Hoạt động này chưa phát triển tại Vietinbank Lạng Sơn vài năm qua. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có những Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Vietinbank Lạng Sơn thì Vietinbank Lạng Sơn có thể tư vấn cho khách hàng nhờ một tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh khoản vay. Khi áp dụng hình thức này Vietinbank Lạng Sơn cần yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải có đầy đủ giấy tờ cần thiết. Việc bảo lãnh phải dưới ký kết bằng văn bản và phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Đây là hình thức cấp tín dụng có độ rủi ro thấp phù hợp với cho vay các DNNVV nên Vietinbank Lạng Sơn cần khẩn trương đưa vào thực tế để vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và vừa tăng thu nhập, mở rộng tín dụng cho Vietinbank Lạng Sơn.

Đối với khối doanh nghiệp NVV các sản phẩm nghiên cứu sẽ tập trung vào đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh. Một số sản phẩm có thể hướng tới phát triển trong thời gian tới là nghiệp vụ tín dụng thông qua hình thức bao

thanh toán (factoring), hoặc nghiệp vụ chiết khấu chứng từ (forfeiting).

- Chiết khấu giấy tờ có giá: Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sở hữu các chứng từ có giá như hối phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp lại có nhu cầu đột xuất về chi tiêu, doanh nghiệp có thể đem những chứng từ này đến ngân hàng xin chiết khấu. Đây là một hình thức cấp tín dụng gián tiếp, giúp doanh nghiệp thoả mãn vốn lưu động không thường xuyên, nhanh, dễ dàng góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

-Về hoạt động cho vay thì: ngân hàng nên linh hoạt trong hoạt động cho vay đối với từng đối tượng khách hàng. vẫn biết cho vay các DNNVV là có nhiều rủi ro song không hẳn tất cả các DNNVV đều làm ăn kém hiệu quả, đều đưa ra những phương án vay vốn không thuyết phục. Phải mạnh dạn đánh giá xem xét mức độ tín nhiệm của DNNVV để có thể cho vay tín chấp đối với DNNVV. Không phải tất cả các DNNVV đều có tài sản thế chấp Vietinbank Lạng Sơn nên căn cứ vào hiệu quả của phương án vay vốn, nguồn chính để trả nợ khoản vay là lợi nhuận mang lại từ phương án sản xuất. Nếu được Vietinbank Lạng Sơn có thể tư vấn thiết lập phương án, cũng như thực hiện phương án. Đồng thời có thể góp chung vốn để cùng thực hiện. Như vậy sẽ tăng mức độ tín nhiệm giữa Vietinbank Lạng Sơn với khách hàng, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu 0160 giải pháp mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w