GIAO DỊCH 1
2.2.1. Thực trạng mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 theo chỉ tiêu định lượng
2.2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động
❖ Quy mô của vốn huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
■Tổng nguồn vốn huy động ■ Kế hoạch huy động
Biểu đồ 2.1: Quy mô huy động vốn của BIDV CN Sở giao dịch 1 từ năm 2014-2016
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh SGD1)
Lượng vốn huy động của Sở giao dịch 1 tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 28.201 tỷ. Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 30.706 tỷ đồng (tăng 2.504 tỷ), tuơng đuơng tăng 9% so với cuối năm 2013. Đến năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 35.157 tỷ đồng, hoàn thành 113,59% kế hoạch năm 2015 (KH: 30.950 tỷ đồng), tăng 4.470 tỷ đồng so với năm 2015. Nhìn chung giai đoạn 2014-2016, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn của chi nhánh đều ở mức cao. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc triển khai và thực hiện kế hoạch.
❖ Tốc độ tăng trưởng huy động vốn
Cùng với chỉ tiêu quy mô, chỉ tiêu tốc độ tăng truởng nguồn vốn huy động cũng góp phần đánh giá tính ổn định của nguồn vốn huy động tại chi nhánh.
Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh
Cơ cấu theo đối tượng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Khách hàng dân cu 2.64 9 9 2.918 10 3.977 11 Khách hàng tổ chức 25.55 2 91 27.62 4 90 31.18 0 89 Tong huy động 28.20 1 10 0^ 30.70 5 1Õ0 35.15 7 1ÕF
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh SGD1)
Theo bảng trên, nguồn vốn huy động bình quân của Chi nhánh trong những năm qua đạt tăng trưởng bình quân là 3.478 tỷ đồng, tương đương gần 12%/năm. Trong đó, tăng trưởng năm 2015 so với 2014 là 9%, tương đương 2.504 tỷ đồng; năm 2016 so với 2015 là 14,5%, tương đương 4.452 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng chung của cả hệ thống ngân hàng BIDV.
Có sự tăng trưởng trên là do trong giai đoạn 2014-2016 Chi nhánh đã triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn như tiết kiệm rút vốn linh hoạt - hưởng lãi tròn tháng, tiết kiệm bậc thang, tích lũy bảo an, tiền gửi lãi suất
51
thả nổi, qua đó đã thu hút đuợc khá nhiều nguồn vốn cả từ nguồn dân cu và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng luôn đuợc quan tâm. Chi nhánh đua ra chính sách uu đãi đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định; có những giải pháp phù hợp, linh hoạt, kết hợp với đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ gửi tiền với nhiều tiện ích cho khách hàng, đổi mới phong cách giao dịch, tổ chức tốt công tác thanh toán và dịch vụ đối với khách hàng .
2.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà vốn huy động đuợc lại không đạt đuợc quy mô nhất định theo kế hoạch cũng nhu cơ cấu vốn của ngân hàng không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giữa vốn ngoại tệ và vốn nội tệ. Đối với ngân hàng, do mỗi nguồn vốn có những điểm mạnh, điểm yếu riêng trong việc khai thác và huy động nên cơ cấu vốn biến đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi trong cơ cấu “đầu ra” và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn huy động còn phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngân hàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngân hàng phải thuờng xuyên nghiên cứu tiếp cận thị truờng.
a. Theo đối tượng huy động
Bảng 2.6 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng
(%) ’ 2014 6.17 5 5 2.85 6 4 6 31.38 9 5.11 6 1 2015 8.59 5 3.05 0 3 5 36.90 8 6.31 5 1 7 2016 10.56 2 3.56 5 3 4 41.23 7 7.96 7 1 9
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh SGD1)
Nhóm khách hàng dân cư
Từ năm 2014 đến 2016 quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư liên tục tăng, năm 2014 đạt 2.649 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.918 tỷ đồng và năm 2016 đạt 3.977 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng trung bình nguồn vốn huy động dân cư của Chi nhánh trong 3 năm vừa qua đạt 49%.
Công tác huy động vốn dân cư đã có những chuyến biến tích cực tuy nhiên tốc độ tăng chưa tương xứng với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động và tỷ lệ huy động vốn dân cư/tổng nguồn vốn vẫn còn ở mức thấp, chưa được cải thiện nhiều qua các năm cụ thể: năm 2014 đạt 2.649 tỷ chiếm 9% tổng số vốn huy động; năm 2015 đạt 2.918 tỷ chiếm 10% tổng số vốn huy động; năm 2016 đạt 3.977 tỷ chiếm 11% tổng số vốn huy động.
Bảng 2.7 Quy mô huy động vốn của một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội:
Cơ cấu theo loại tiền
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) VND 25.32 7 9 0 26.09 0 85 33.39 9 95 Ngoại tệ quy đổi 2.874 1
0 4.615 15 1.758 5 Tổng huy động 28.20 1 100 30.70 5 100 35.15 7 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh SGD1)
Qua đây ta thấy tỷ lệ huy động vốn dân cư/tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Sở giao dịch 1 tương đối thấp so với một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, trong đó có cả các chi nhánh trong cùng hệ thống BIDV. Như vậy, có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh rõ ràng còn yếu kém với khách hàng là dân cư.
Nhóm khách hàng tổ chức kinh tế và định chế tài chính
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và định chế tài chính của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động nhưng lại có sự giảm dần về tỷ trọng. Năm 2014, nguồn vốn huy động từ các tổ chức
53
chiếm 91%/ tổng nguồn vốn, năm 2015 chiếm 90% và năm 2016 là 89%. Tuy vậy tốc độ tăng truởng của nguồn vốn này lại có xu huớng tăng: năm 2015 tốc độ tăng truởng là 8%/ năm đến năm 2016, tốc độ này lên đến 13%. Tiền gửi tổ chức kinh tế và định chế tài chính tập trung chủ yếu ở các khách hàng tiền gửi truyền thống của chi nhánh. Với các tổ chức khác, đặc biệt là các tổ chức đồng thời có quan hệ tín dụng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, chi nhánh cũng đã áp dụng nhiều chính sách uu đãi để thu hút nguồn tiền gửi và đem lại kết quả khả quan.
b. Theo loại tiền huy động
Bảng 2.8 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền huy động
35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 ■VND ■Ngoại tệ 2014 2015 2016
Biểu đồ 2.2 Kết quả huy động vốn theo loại tiền huy động
Cơ cấu theo kỳ hạn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) 54
BIDV- Chi nhánh Sở giao dịch 1 huy động chủ yếu bằng Việt Nam Đồng, nguồn huy động bằng ngoại tệ rất thấp so với tổng nguồn vốn huy động. Tuy vậy, hiện nay do sự mất giá của đồng nội tệ khách hàng có nhiều kênh đầu tu để lựa chọn với số tiền của mình. Ngoài kênh gửi tiết kiệm, khách hàng có thể giữ ngoại tệ mạnh, vàng, đá quý, bất động sản,...Và để đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các ngân hàng đều đã triển khai sản phẩm nhận tiền gửi bằng ngoại tệ, vàng. Chi nhánh Sở giao dịch 1 hiện đang huy động USD, EUR, còn các ngoại tệ mạnh khác nhu JPY, CAD,... và hoạt động kinh doanh vàng (chiếm tỷ trọng rất nhỏ).
Nguồn vốn huy động bằng VNĐ
Theo số liệu bảng 2.6, ta thấy huy động nội tệ thuờng chiếm tỷ trọng chủ yếu, luôn giữ ở mức cao dao động quanh mức 90% tổng số tiền gửi khách hàng. Mặc dù lãi suất huy động vốn liên tiếp giảm, duới sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nuớc, luồng tiền gửi bằng VND vẫn tiếp tục tăng. Ngoài nguyên nhân thói quen của khách hàng, xu huớng này do Ngân hàng nhà nuớc quy định mức lãi suất bằng đồng USD là 0% từ 18/12/2015. Nguời dân thay vì gửi bằng USD đã đổi ra VND để nhận đuợc lãi suất cao hơn.
Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ (tiêu biểu là USD)
Trên bảng 2.6 huy động vốn bằng ngoại tệ có xu huớng giảm trong năm 2016 cả về quy mô và tỷ trọng. Từ năm 2014 đến năm 2016 luợng ngoại tệ quy đổi đã giảm 39% và chiếm đến 5% trong tổng nguồn vốn huy động.
Hiện nay, tình hình chính trị thế giới ngày càng nhiều bất ổn, nên nhiều khách hàng vẫn có nhu cầu tích trữ ngoại tệ, nhất là USD. Hơn nữa nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ để đáp ứng các khách hàng xuất nhập khẩu cũng tăng lên. Chính vì vậy, Chi nhánh Sở giao dịch 1 cũng rất chú trọng huy động nguồn vốn này.
c. Theo kỳ hạn huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh chia theo kỳ hạn huy động đuợc chi tiết theo bảng sau:
55
Bảng 2.9 Cơ cấu nguồn tiền huy động theo kỳ hạn
9 1 4 1 1 1
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh SGD1)
Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn có kỳ hạn (duới 12 tháng và trên 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể:
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
Khoản tiền gửi ngắn hạn năm 2014-2016 lần lượt là: 50.96%; 50.73%; 42.62%. Đây là nguồn vốn huy động nhạy cảm nhất đối với lãi suất do đó tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm dần có thể giải thích do sự nhạy cảm của khách hàng với lãi suất ngân hàng và lạm phát. Giai đoạn 2014- 2016 lạm phát có xu hướng tăng và tới năm 2016 lạm phát đạt ở mức 4.74%. Đồng thời lãi suất tiền gửi cũng giảm mạnh. Tại Sở giao dịch 1, kỳ hạn tiền gửi dưới 12 tháng: tháng 12/2014 là 5.55%, 12/2015: 6.0%, và 12/2016 là 6.5%, tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng giảm dần về tỷ trọng nhưng vẫn giữ ở mức cao về khối lượng.
Đây là nguồn tiền gửi khá ổn định, do vậy Sở giao dịch 1 luôn tìm cách để tối đa hóa nguồn tiền gửi này, bằng cách ban hành nhiều sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đa dạng các loại quà tặng, các chương trình tiết kiệm ngắn hạn: quay số dự thưởng, tặng quà theo số tiền và kỳ hạn gửi, ban hành chương trình gửi tiết kiệm ưu đãi để thu hút khách hàng.
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
0 5 3
qua các năm từ 40.81% năm 2014 lên tới 49.61% năm 2016, đó là sự dịch chuyển nguồn vốn từ kỳ hạn ngắn duới 12 tháng sang kỳ hạn dài trên 12 tháng.
Xảy ra tình trạng này là do đuờng cong lãi suất đã rõ ràng hơn, tức là kỳ hạn càng dài càng đuợc huởng lãi suất cao hơn; thêm vào đó là lạm phát hiện nay của Việt Nam giữ ở mức khá thấp nên giá trị đồng tiền đuợc đảm bảo.
Trong cơ cấu huy động vốn, tiền gửi kỳ hạn dài luôn là nguồn vốn quan trọng nhất, đó là nguồn sử dụng để phục vụ các khoản cấp tín dụng dài hạn. Vì vậy Chi nhánh luôn nghiên cứu để đua ra những chính sách và mức lãi suất thu hút khách hàng lựa chọn kỳ hạn dài cho những khoản tiền gửi của mình.
Tiền gửi không kỳ hạn
Nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nguồn vốn huy động, tỷ trọng của nguồn này cũng có xu huớng giảm dần qua các năm. Năm 2014 là 8,23%, đến năm 2015 và 2016 tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có xu huớng giảm nhẹ lần luợt là 8.06% và 7.77%. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn không đuợc đánh giá cao bằng nguồn tiền gửi có kỳ hạn nhung đây là nguồn có chi phí rẻ nhất cần đuợc duy trì và mở rộng.
2.2.1.3 Chi phí huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sở giao dịch 1
Chi phí huy động vốn là yếu tố quan trọng không chỉ với BIDV mà còn với toàn hệ thống các NHTM trong việc đánh giá hiệu quả của việc huy động vốn và xác định kết quả kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu nội dung này, ta có thể xem xét các chỉ tiêu nhu: lãi suất bình quân huy động và chi phí huy động vốn.
a. Lãi suất huy động vốn bình quân tại chi nhánh
Nhằm đảm bảo cho hoạt động thông suốt của hệ thống, Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam đã thực hiện cơ chế điều chuyển và tập trung vốn nội bộ (FTP). Có nghĩa là, tất cả các chi nhánh của BIDV trong cả nuớc khi huy động đuợc bao nhiêu vốn sẽ đuợc thực hiện điều chuyển hết về trung tâm vốn tại Hội sở chính nhu một khoản tiền gửi và đuợc huởng lãi suất theo quy định tại từng thời điểm nhất định. Trong từng thời kỳ, trung tâm vốn tại Hội sở chính sẽ có trách nhiệm phối hợp với các Ban của BIDV đua ra mức lãi suất tùy theo tình hình thị truờng. Các chi nhánh căn cứ vào mức lãi suất này để đua ra lãi suất huy động và cho vay riêng của chi nhánh trong từng thời kỳ. Trên cơ sở thực hiện cơ chế FTP, trong thời gian qua, Chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn cố gắng đua ra những mức lãi suất huy động hợp lý nhằm ổn định nguồn vốn huy động.
Lãi suất bình quân huy động vốn hay tăng giảm có tác động rất lớn đến chi phí trả lãi khách hàng nói riêng cũng nhu chi phí huy động vốn tại Chi nhánh nói chung:
Bảng 2.10 Lãi suất huy động vốn (VND) tại Chi nhánh Sở giao dịch 1
Duới 12 tháng 5,5 5 6,0 6,5 Trên 12 tháng 7, 5 6, 3 6, 7 LSHĐ bình quân 5,53 5,05 6, 1
3 Tổng vốn huy động 28.20
1
30.705 35.157 Tỷ lệ so với nguồn vốn huy động (%) 6,5 6,1 6,9
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh SGD1)
Giai đoạn 2015-2016 với những chính sách điều chỉnh của NHNN, cùng với xu huớng chung lãi suất tiền gửi có xu huớng tăng trên tất cả các loại kỳ hạn tiền gửi. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn duới 12 tháng tăng đến 0,5% (từ 6% năm 2015 xuống 6,5% năm 2016). Đối với tiền gửi dài hạn (trên 12 tháng), lãi suất áp dụng năm 2015 là 6,3% nhung đến năm 2016 đã xuống đến 6,7%. Điều này đã làm tăng lãi suất huy động bình quân và từ đó đẩy chi phí huy động vốn lên đáng kể.
b. Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn tại Chi nhánh đuợc hình thành từ chi phí trả lãi khách hàng và các chi phí khác liên quan để có đuợc nguồn vốn huy động.
Bảng 2.11 Chi phí huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1 giai đoạn 2014-2016
Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
FTP mua vốn 7,1
6
6,81 7,75
Lãi suất huy động vốn 5,5
3
5,05 6,1
TNHĐV 1,6
3
1,76 1,65
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh SGD1)
Trên bảng 2.9 có thể thấy tỷ lệ chi phí huy động vốn so với nguồn vốn huy động ngày càng tăng cao. Điều này có thể lý giải là do tốc độ tăng của chi phí huy động vốn lớn hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Quy mô nguồn vốn huy động tăng đã làm tăng thêm chi phí trả lãi khách hàng của Chi nhánh. Ngoài ra, trong quá trình huy động vốn, Ngân hàng phải chịu các chi phí ngoài lãi như: chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, trích lập dự