Để nâng cao năng lực hoạt động của các NHTM, đặc biệt là công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội
101
trong giai đoạn khó khăn như hiện nay rất cần được sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của Chính phủ, các cơ quan ban ngành và Chính quyền địa phương như:
Ồn định môi trường kinh tế vĩ mô: Một trong những mục tiêu quan
trọng mà bất cứ Chính phủ của quốc gia nào cũng hướng tới đó chính là ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Đây là tiền đề quan trọng để mở rộng công tác huy động vốn. Để ổn định môi trường kinh tế Nhà nước cần quan tâm đến tạo môi trường kinh tế ổn định, ổn đinh giá cả, ốn định sức mua của đồng tiền. Trong thời gian vừa qua do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước đã gặp không ít khó khăn, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán suy giảm, tỷ giá đồng ngoại tệ liên tục biến động, thị trường vàng không ổn định, đồng việt nam mất giá, người dân đổ xô nhau chuyển sang kinh doanh và dự trữ vàng, ngoại tệ càng làm cho thị trường vàng và tỷ giá ngoại tệ biến động khó lường. Chỉ khi đồng Việt Nam được ổn định, lòng tin của dân chúng vào đồng Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ gặp nhiều thuận lợi, người dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài. Muốn vậy, Nhà nước cần duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức mua của nội tệ.
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng. Bất kỳ một biến động nhỏ nào của môi trường này cũng tác động lớn đến luồng tiền chảy ra hoặc chảy vào ngân hàng. Sự ổn định của môi trường kinh tế là điều kiện quan trọng để thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng qua đó đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng lên của nền kinh tế.
Duy trì sự ổn định chính trị là một trong những điều kiện tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mộ. Duy trì sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng để công tác huy động vốn có hiệu quả. Sự ổn định về chính trị giúp cho những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng được thực hiện và ngược lại, sự bất ổn về chính
trị xã hội sẽ tạo nên những hoài nghi của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ, chính sách ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.
Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn: Chính phủ cần có các chính
sách ngoại giao tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nước bằng cách đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tham ô, lãng phí, làm thất thoát tài sản của nhà nước, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Phát triển thị trường chứng khoán: Trong điều kiện chuyển từ nền kinh
tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có ý nghĩa rất lớn đối với các NHTM đặc biệt là với hoạt động huy động vốn.
Hiện nay các NHTM chủ yếu huy động vốn ngắn hạn còn nguồn vốn trung và dài hạn được huy động chủ yếu thông qua việc phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng), việc phát hành các công cụ nợ để huy động vốn sẽ ít gặp khó khăn như hiện nay nếu có một thị trường chứng khoán phát triển. Khi đó, các loại công cụ nợ sẽ được dễ dàng chuyển nhượng, tính thanh khoản của các loại giấy tờ có giá được đảm bảo trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.
Hoàn thiện cơ chế và chính sách trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng:
Nhà nước cần sớm ban hành và hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh daonh và phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Môi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế và
103
khu vực thì các ngành kinh tế và nhất là ngành ngân hàng rất cần có hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho môi trường hoạt động kinh doanh của các NHTM thuận lợi hơn.
Chính phủ cần sớm nâng các qui định về quảng cáo, cạnh tranh thành luật để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng.
Trên địa bàn Hà Nội nói riêng, trong toàn quốc nói chung, người dân vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Chính phủ nên có các chính sách đồng bộ đối với các Bộ, ngành liên quan trong việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, khuyến khích thực hiện giao dịch, thanh toán qua ngân hàng như thanh toán lương, các chi phí hoạt động, hoá đơn điện nước, điện thoại. để người dân dần có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng, qua đó nâng cao doanh số huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước.