SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VÀ BÀI HỌC CÓ THỂ VẬN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH ĐÔNG ANH 1.3.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có những điểm tương đồng với Việt Nam, trong đó có hoạt động ngân hàng. Theo đó, nghiên cứu kinh nghiệm về mở rộng cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc và rút ra những bài học có thể vận dụng cho các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đông Anh có ý nghĩa nhất định.
Thực tiễn cho thấy, sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng Trung Quốc đang gia tăng sau khi nước này chính thức gia nhập WTO vào cuối năm 2001. Theo các nhà phân tích, tương lai của các ngân hàng Trung Quốc phụ thuộc vào việc xây dựng mô hình kinh doanh thực sự và mang tính thương mại cao. Cơ hội tốt nhất để các ngân hàng Trung Quốc có thể thành công là phát triển lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Thực tế, các điều kiện để phát triển cho vay tiêu dùng của Trung Quốc đã chin muồi. Thu nhập quốc nội đầu người Trung Quốc đạt 800 USD/ năm và nhu cầu nhà ở tư nhân dự kiến tăng trong tương lai. Tiêu dùng ô tô cũng sẽ tăng sau khi Trung Quốc xóa bỏ những khoản thuế quan trọng phù hợp với các tiêu chuẩn của WTO. Về mặt kỹ thuật, công nghệ xử lý số liệu đã được sử dụng rộng rãi và có thể hỗ trợ cho việc xây dựng một hệ thống báo cáo tín dụng quốc gia. Mặc dù các ngân hàng đã quan tâm đến cho vay tiêu dùng nhưng đây vẫn là mảnh đất chưa được khai thác mạnh ở Trung Quốc.
• Sự phát triển cho vay tiêu dùng ở Trung Quốc
Các khoản cho vay tiêu dùng được bắt đầu ở Trung Quốc vào giữa những năm 1980 và đã phát triển nhanh kể từ năm 1998.Vào năm 1998, Chính phủ bắt đầu thực hiện một chính sách tài chính chủ động và chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải để thúc đẩy nhu cầu trong nước và khuyến khích phát triển các khoản tín dụng tiêu dùng, bao gồm các khoản cho vay mua nhà và cho vay sinh viên.
Phù hợp với sự khuyến khích của Chính phủ, NHTW Trung Quốc đã ban hành những quy định cụ thể về các khoản vay cho vay tiêu dùng. Kể từ năm 1998, ngân hàng đã ban hành 18 văn bản chính sách để phát triển các khoản cho vay tiêu dùng.
Với những rào cản đã được dỡ bỏ và điều kiện bên ngoài chin muồi, các khoản tín dụng tiêu dùng đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Vào cuối năm
1997, các khoản tín dụng tiêu dùng của Trung Quốc đạt 17,2 tỷ NDT (2,007 tỷ USD), chiếm 0,3% tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống ngân hàng. Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng lên tới 646,4 tỷ NDT (77,8 tỷ USD) vào tháng 10/2001, gấp 38 lần con số của năm 1997. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng cũng tăng lên tới 6% trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Nhưng so với các nước phát triển, dịch vụ cho vay tiêu dùng của Trung Quốc vẫn còn thấp. Ở Mĩ và Châu Âu, các khoản cho vay tiêu dùng thường chiếm từ 20-40% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng, có trường hợp tỷ lệ này lên tới 60%. Các khoản cho vay tiêu dùng cũng trở thành khoản thu nhập chính của các ngân hàng ở các nước này, 44% thu nhập của ngân hàng Citibank ở Mĩ trong năm 2000 là từ các khoản cho vay tiêu dùng.
Tại Trung Quốc, các khoản cho vay tiêu dùng cũng đã được sử dụng ngày càng nhiều để mua hàng hóa, trong đó chủ yếu là mua nhà để ở. Năm năm qua, trong chương trình mở rộng chi tiêu để chống giảm phát, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều vào việc phát triển nhà ở tại các đô thị. Đồng thời, do thu nhập của người dân tăng lên và hàng triệu người có nhu cầu mua nhà ở, nên các khoản cho vay mua nhà ở trả chậm chiếm tời 90% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng ở Trung Quốc, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/ năm. Vào tháng 10/2001, số dư các khoản cho vay mua nhà tại Trung Quốc là 511,8 tỷ NDT (1,66 tỷ USD). Đây là một lĩnh vực kinh doanh khá lớn, tự do và ít chịu những tác động chính trị, là một trong những lĩnh vực mà các ngân hàng Trung Quốc có thể dựa vào để bắt đầu xây dựng mô hình kinh doanh thực sự trong vòng 5 năm tới.
Các khoản cho vay sinh viên chiếm vị trí số hai trong các loại hình tín dụng
tiêu dùng. Vào tháng 9/2001, 485,5 tỷ NDT các khoản cho vay sinh viên đã được cấp cho 1,074 triệu sinh viên tốt nghiệp. Bên cạnh đó, các khoản tín dụng
Cho vay mua nhà trả chậm sẽ được ưu tiên hơn vì chúng ít rủi ro hơn so với các hình thức khác của tín dụng tiêu dùng. Các NHTM đang được khuyến khích cấp các khoản vay cho các gia đình có mức thu nhập trung bình và thu nhập thấp. NHTW cũng yêu cầu các NHTM phải cải thiện dịch vụ của họ bằng cách củng cố công tác quản lý nội bộ và cải thiện dịch vụ khách hàng.
Do ngày càng có nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ này nên số lượng các công cụ tài chính được sử dụng ngày càng tăng, như thế chấp bằng trài phiếu kho bạc, thư tiền gửi hay các thẻ tín dụng.
• Những khó khăn trong việc phát triển tín dụng tiêu dùng ở Trung Quốc Sự phát triển cho vay tiêu dùng ở Trung Quốc đang gặp phải năm khó khăn lớn:
Thứ nhất là thu nhập không ổn định. Sự giảm sút trong thu nhập của những người nông dân và một bộ phận dân thành thị trong những năm gần đây đã làm giảm tỷ trọng của họ vào thu nhập trong tương lai, do đó, tác động tiêu cực đến sự phát triển của lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
Thứ hai, cho đến nay, Trung Quốc chưa thành lập hệ thống tín dụng cá nhân, chưa có các hệ thống chứng nhận xác minh của người dân, hệ thống đánh giá tài khoản cá nhân, nguồn thu nhập, tài sản cá nhân cũng như tình trạng tín dụng trong quá khứ. Ngoài ra, Trung Quốc chưa có hệ thống dăng ký tài sản gia đình.
Thứ ba, hệ thống bảo hiểm thương mại chưa tham gia vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Thứ tư, các chính sách, quy định liên quan đến cho vay tiêu dùng chưa hoàn thiện. Ví dụ, những quy định hiện hành về bảo lãnh chưa có đủ các điều khoản liên quan đến cho vay tiêu dùng, gây khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn cách thức bảo lãnh khi muốn vay một khoản cho vay tiêu dùng. Sự phát triển chậm của thị trường bất động sản thứ cấp và phí đăng ký quá
cao cũng cản trở người tiêu dùng. Ngoài ra, việc bán các tài săn thế chấp cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, thuế và phí đối với ô tô cũng rất cao, ở một chừng mực nào đó đã hạn chế nhu cầu cho vay tiêu dùng.
Thứ năm, cấu trúc tài sản của các ngân hàng vẫn chưa hợp lý. Thời hạn các khoản vay mua nhà thường lên tới 10 năm, thậm chí lên tới 30 năm trong khi nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi không có kỳ hạn hoặc kỳ hạn lớn nhất cũng là 5 năm.
• Các chính sách cần tăng cường
Để phát triển cho vay tiêu dùng, NHTW Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng các hệ thống thích hợp và các chính sách hỗ trợ. NHTW sẽ thúc đẩy việc xây dựng hệ thống này trong toàn hệ thống tài chính ở Trung Quốc và sẽ sớm ban hành các quy định về phát hành trái phiếu. Trên cơ sở này, các NHTM đủ tiêu chuẩn sẽ được phép phát hành trái phiếu nhà ở để mở rộng cho vay mua nhà trả chậm đồng thời hạ thấp rủi ro khả năng thanh toán của các ngân hàng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tiến hành các biện pháp để tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là nông dân, phát triển cơ sở hạ tầng để giảm giá điện và giá dịch vụ viễn thông.
1.3.2. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàngthương mại, tổ chức tài chính tại Việt Nam thương mại, tổ chức tài chính tại Việt Nam
1.3.2.1 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM cổ phần Á Châu
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) là ngân hàng đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc trong hệ thống các NHTM Việt Nam như danh hiệu “ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2005”, “ ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam”. Vào ngày 04/07/2006 ACB được nhận tiếp danh hiệu “ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Cả ba giải thưởng này đều có chung tiêu chí nổi bật là xét đến sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng và hiệu quả của mạng
lưới hoạt động, trong đó lĩnh vực tiêu dùng là lĩnh vực mà ACB được đánh giá rất cao.
Ngay từ năm 2000 khi NHNN cho phép các NHTM cho vay không có đảm bảo đối với CBCNV, ACB đã bắt tay vào việc phát triển các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng. Ngoài cho vay thế chấp và tín chấp, ACB đã có chương trình hỗ trợ tiêu dùng hoàn toàn dựa vào thu nhập của người vay UIL- Unsecured Installment Loan. Đây là chương trình liên kết giữa ACB và Citibank trong việc chuyển giao kỹ thuật tín dụng tiêu dùng. Với chương trình này, ngân hàng sẽ phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro và quy định từng mức vay cụ thể và phối hợp với thu nhập của ngân hàng.
Vào quý II/2005, ACB đã xây dựng những tiêu chí cho vay vốn tín chấp và có hệ thống chấm điểm áp dụng tại các chi nhánh.Đồng thời gắn kết cho vay tiêu dùng với các khách hàng hiện hữu có tài khoản tại ACB và CBCNV của các doanh nghiệp đang giao dịch tại ACB.Những việc làm này đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng và doanh số tín dụng tiêu dùng của ngân hàng.
Việc phát triển và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng ngày càng được ngân hàng quan tâm bằng cách tạo thủ tục đơn giản, lãi suất cạnh tranh, phương thức trả nợ linh hoạt. Khách hàng có thể vay tiêu dùng lên tới 500 triệu đồng, đặc biệt có thể vay tín chấp lên tới 250 triệu đồng.
1.3.2.2. Kinh nghiệm của công ty tài chính SG Viet Finance (SGVF)
SG Viet Finance là một tổ chức tài chính phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng số 05/GP- NHNN ngày 08/05/2007 với vốn đầu tư ban đầu là 20 triệu USD. Đây là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam, đặc điểm của SGVF là không mở tài khoản và không thực hiện chuyển tiền cho khách hàng.
Mới đi vào hoạt động bắt đầu từ ngảy 06/09/2007 nhưng công ty này đã là điểm đến của rất nhiều khách hàng. Hiện nay công ty có trên 20 điểm dịch vụ cho vay tiêu dùng tại TP. HCM vì có những ưu điểm nổi trội hơn so với các sản phẩm, dịch vụ mà các ngân hàng khác cung ứng như: thủ tục vô cùng nhanh chóng nhờ vào các ứng dụng trên mạng, khoản vay có thể được đáp ứng trong vòng 10 phút nếu như các khách hàng đáp ứng đủ yêu cầu, chất lượng dịch vụ cao, các khoản cho vay đều không cần ký quỹ và không bảo chứng nên không yêu cầu TSĐB.
SGVF đảm bảo và kiểm soát chất lượng tín dụng của các khoản vay bằng cách: thực hiện chấm điểm tín dụng bằng hệ thống phần mềm đánh giá theo các chỉ tiêu định tính và định lượng mà khách hàng cung cấp, xác minh thông tin về thu nhập hàng tháng của người vay để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, bố trí hệ thống nhân viên tiếp thị, tư vấn tới khách hàng vừa giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm, hình thức vay thích hợp, vừa để xác minh thông tin về khách hàng, thành lập bộ phận chuyên biệt để theo dõi các hợp đồng từ khi nộp hồ sơ tới khi kết thúc nghĩa vụ thanh toán của khách hàng.
Với tất cả những nền tảng và tốc độ như trên tổ chức này dự kiến trong vòng 3 năm tới sẽ thiết lập được khoảng 1000 điểm giao dịch cung cấp loại hình tín dụng này với số lượng nhân công là 1.500 nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu có thể tiếp cận khoản vay của công ty một cách tiện lợi nhất.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về mở rộng cho vay tiêu dùng có thể vận dụngđối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đông Anh
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về mở rộng cho vay tiêu dùng tại các NHTM
nêu trên, có thể rút ra một số bài học có giá trị vận dụng đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đông Anh như sau:
Một là, cải thiện dịch vụ cho vay tiêu dùng không những giúp các ngân hàng trong nước tránh các thách thức từ phía các đối thủ cạnh tranh mà còn là chìa khóa để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước, giúp tăng trưởng kinh tế.
Hai là, các khoản cho vay tiêu dùng cũng thúc đẩy đầu tư, ví dụ khi Chính phủ khuyến khích người dân mua nhà và xóa bỏ hệ thống cũ về phân phối, trợ cấp nhà ở, khối lượng lớn các khoản cho vay mua nhà trả chậm đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực bất động sản.
Ba là, mở rộng cho vay tiêu dùng có thể cải thiện chất lượng tài sản của các định chế tài chính. Thực tế, ở Trung Quốc cho thấy tháng 10/2001, số dư cho vay mua nhà ở của bốn NHTM là 572,4 tỷ NDT (68,96 tỷ USD), tương đương 9% tổng dư nợ của bốn ngân hàng này. Trong tổng số các khoản tín dụng tiêu dùng, nợ khó đòi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1 % so với mức chung là 26,6% tổng dư nợ của các ngân hàng này.
Tuy nhiên rủi ro trong lĩnh vực này chưa thể hiện đầy đủ. Cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng còn khá mới mẻ với cả người đi vay và ngân hàng nên hậu quả của vấn đề rủi ro chưa được thể hiện đầy đủ. Hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng là các khoản vay trung và dài hạn, với thời hạn từ 10-30 năm nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vảo tình trạng gia đình, sức khỏe và công việc của người đi vay. Một số ngân hàng không có đầy đủ đánh giá về rủi ro tiềm năng cũng như kinh nghiệm để ngăn chặn những rủi ro biết trước. Vì vậy, NHTW cần đưa ra những biện pháp để kiểm soát rủi ro của các khoản tín dụng tiêu dùng, như quy định các giới hạn chặt chẽ hơn trong việc cấp các khoản tín dụng tiêu dùng của các NHTM.Một trong những biện pháp quan trọng nhất là thành lập hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng tiêu dùng trên toàn quốc. Bằng việc phân loại các hồ sơ tín dụng, các định chể tài chính có thể hạ thấp rủi ro khi cấp khoản tín dụng tiêu dùng đến các cá nhân.
Bốn là, cần quan tâm đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng, đồng thời xây dựng hoàn thiện quy trình cho vay, đảm bảo thủ tục đơn giản, song vẫn kiểm soát được rủi ro.
Năm là, cần tranh thủ cơ chế, chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, gói cho vay hỗ trợ của Nhà nước đối với thị trường bất động sản: gói cho vay hỗ trợ nhà ở với lãi suất và thời hạn hợp lý, thông qua kênh các NHTM nhà nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung chính của Chương 1 bao gồm các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu các lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của ngân hàng