Khái quát thực trạng cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 64 - 67)

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã kéo theo đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao. Nếu như trước đây người dân chỉ mới nghĩ đến làm thế nào để được ăn no mặc ấm thì nay họ quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp và làm thế nào để thỏa mãn được các nhu cầu của bản thân và gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động ngân hàng nói chung và lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng. Tại các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho các tổ chức tín dụng. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng ở các nước này thường chiếm khoảng từ 40-50% trên tổng dư nợ, tỷ lệ này ở Việt Nam mới đạt khoảng 7,34% trên tổng dư nợ tín dụng.

Thực tế, ở nước ta hầu hết các tổ chức tín dụng đều đã tiến hành cho vay tiêu dùng từ 10 năm nay, nhưng thị trường chỉ thực sự sôi động trong

khoảng 2 năm trở lại đây với sự ra đời hàng loạt các NHTM, các công ty tài chính. Nắm bắt được nhu cầu vay vốn để trang trải cho các mục đích tiêu dùng của bản thân, các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là NHTM đã thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng. Các hình thức cấp tín dụng chủ yếu là cho vay theo hình thức cấp tín dụng từng lần, cho vay bằng hình thức thấu chi tài khoản qua thẻ tín dụng. Dịch vụ này nhanh chóng bùng nổ với nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng như:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với các nhóm sản phẩm chính thuộc lĩnh vực này là bất động sản (mua nhà, hợp thức hoá, xây nhà, sửa nhà, mua ô tô và các lĩnh vực tiêu dùng khác như cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng, du lịch, cầm cố chứng khoán ... CVTD chiếm 20% doanh số cho vay của ngân hàng này.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đưa ra sản phẩm cho vay tiêu dùng mới là sản phẩm “Gia đình trẻ” với thời hạn tối đa đến 180 tháng và mức cho vay lên tới 800 triệu đồng một khách hàng, cho vay “Du học tại chỗ” với thời hạn cho vay tối đa 48 tháng ....

Ngân hàng Đông Á là ngân hàng tiên phong phối hợp với Nguyễn Kim triển khai chương trình cho vay mua sắm với lãi suất 0%.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng không ngừng khai thác và đưa ra nhiều tiện ích đi kèm sản phẩm, nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho khách hàng đến với dịch vụ. Với mức vay 100 triệu đồng, khách hàng không phải có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn; cho vay du học với thời gian tối đa lên tới 120 tháng; cho vay trả góp sinh hoạt lên tới 500 triệu đồng với thời gian vay lên tới 84 tháng.

Đến nay, số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng các NHTM đưa ra thị trường rất đa dạng, mỗi ngân hàng đều có những điểm mạnh riêng trong từng sản phẩm. Hạn mức cho vay tiêu dùng cũng được nâng lên từ 500 triệu đồng

(LienVietbank, Eximbank,...) đến 1 tỷ đồng (SeAbank). Bên cạnh các sản phẩm

tín dụng tiêu dùng riêng lẻ đang phát triển mạnh với nhiều hình thức đa dạng, các NHTM cũng bắt đầu nghiên cứu và cho ra đời nhiều gói sản phẩm tiêu dùng

mới. Gói sản phẩm là một xu hướng mới trong việc cung ứng dịch vụ và bán chéo sản phẩm mà các ngân hàng bán lẻ trên thế giới sử dụng phổ biến để đối phó với xu hướng bão hoà thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ,.Ở nước ta, một số ngân hàng cũng triển khai thành công cung ứng gói sản phẩm.Chẳng hạn, sản phẩm ACB - Visa Electron đưa đến một giải pháp cho khách hàng đi du lịch quốc tế bằng dịch vụ tài chính kết hợp dịch vụ y

tế.Theo đó, các hội viên khi đi du lịch quốc tế được hưởng chương trình bảo hiểm y tế tại quốc gia du lịch nếu xảy ra vấn đề gì về sức khoẻ.ACB cũng đề ra

một kế hoạch đầy tham vọng là đưa dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm từ 15 - 20%

tổng dư nợ tín dụng.Trên thực tế, tỷ lệ thực hiện đạt 12%.

Sự bùng nổ mạnh mẽ của cho vay tiêu dùng không chỉ lan toả trong các ngân hàng mà nó còn lan tới cả các tổ chức tài chính khác như các Công ty Bảo hiểm (Bảo Việt, Prudential, ..) các công ty tài chính (Tài chính Dầu khí, Tài chính Bưu điện, .)

Cho vay tiêu dùng thực sự là lĩnh vực hấp dẫn mà không chỉ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước chia nhau thị phần, các ngân hàng nước ngoài sau khi được phép tham gia hoạt động tín dụng tại Việt Nam cũng bắt đầu triển khai những gói sản phẩm tiêu dùng rất hấp dẫn như ngân hàng ANZ, HSBC,... Sản phẩm của các ngân hàng nước ngoài này có tính cạnh tranh rất cao do đi sâu vào những chi tiêu hàng ngày của người dân.

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w