Dưới sự chỉ đạo chung của ban lãnh đạo VietinBank, VietinBank Đông Anh đã triển khai ứng dụng thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do ngân hàng thế giới tài trợ. Đây là điều kiện giúp chi nhánh đưa ngay các dịch vụ ngân hàng vào phục vụ khách hành với mô hình giao dịch một cửa - mô hình tổ chức mới theo tư vấn hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng thế giới. Việc triển khai đồng bộ tạo ra một bước đột phá về công nghệ và là điều kiện tiên quyết để chi nhánh nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đem lại sự hài lòng và niềm tin với khách hàng.
Những kết quả chi nhánh đã đạt được qua các năm được thể hiện qua các nội dung dưới đây:
2.1.4.1. Huy động vốn
Tình hình huy động vốn của VietinBank Đông Anh được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 2.1- Tổng huy động vốn giai đoạn 2010-2012
- Huy động từ doanh nghiệp 1.725 991 1.595
- Huy động từ tổ chức tài chính 729 259 668
2. Theo thời gian
- Vốn huy động dưới 12 tháng 3.235 1.906 3.000
- Vốn huy động trên 12 tháng 177 312 789
3. Huy động vốn theo loại tiền
- VNĐ 3.199 2.011 3.529
Bảng 2.1 cho thấy, tổng huy động vốn qua 03 năm có sự tăng giảm không đều. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 3.412 tỷ đồng . Sang năm 2011, nguồn vốn huy động chỉ còn 2.218, giảm đi 40% so với năm 2010. Năm 2012, Chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng kể, nguồn vốn huy động tăng 1.571 tỷ đồng so với năm 2011.
Về cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng, nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu từ dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó, tỷ trọng tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Với việc xác định ưu tiên huy động tiền gửi từ dân cư (nguồn tiền gửi ổn định, bền vững), trên cơ sở VietinBank phát triển nhiều sản phẩm tiền gửi mới, tiện ích: tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiền gửi bậc thang, phát hành kỳ phiếu dự thưởng, ... gửi một nơi rút nhiều nơi trong toàn hệ thống, chi nhánh Đông Anh đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền quảng bá: tiếp thị, khuyến mại bằng tiền, bằng hiện vật,... nhờ đó đã thu hút được nhiều khách hàng dân cư đến gửi tiền. Dễ dàng nhận thấy, cùng với thời gian, tỷ trọng tiền gửi của dân cư không ngừng tăng lên, tiếp đến là tiền gửi doanh nghiệp và cuối cùng là tiền gửi của các tổ chức tài chính, cho thấy, chi nhánh đã dần khẳng định được vị thế trên địa bàn hoạt động và đặc biệt là tạo được uy tín với nhân dân địa phương
■Huy động từ dân cư
■Huy động từ DN
■Huy động từ TCTC
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng thu phí dịch vụ 26,8 30√7 13,2
1 Phí dịch vụ thanh toán, chuyển tiền 5,3 6,9 4,5
2 Phí dịch vụ bảo lãnh 4,6 5Õ ũ
3 Phí dịch vụ thanh toán quôc tế 6,0 3,1
Huy động vốn theo loại tiền mặc dù có s ự biến động về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng huy động ngoại tệ (quy đổi) không có sự biến động lớn qua các năm. Nguồn huy động VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu.Điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi xem xét yếu tố địa b àn hoạt động. Địa bàn Đông Anh và Sóc Sơn là các huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, thói quen s ử dụng và tiết kiệm tiền chủ yếu là VNĐ; khối tổ chức kinh tế tuy có hoạt động xuất nhập khẩu nhưng lượng tiền gửi không lớn.
Về cơ cấu vốn huy động theo thời gian, vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng n guồn vốn, tuy nhiên trong 2 năm gần đây, tỷ trọng vốn dài hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng lên. Cụ thể, nếu năm 2010 tỷ lệ này chỉ chiếm 5% thì s ang đến năm 2011 đã tăng lên là 14% và năm 2012 là 21%. Điều này có thể do trong năm 2011 và 2012, nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, đầu tư vào vàng, chứng khoán và bất động sản gặp nhiều khó khăn, b ên cạnh đó, lãi suất ngân hàng trong thời kỳ này khá ổn định, người dân coi gửi tiền vào ngân hàng là ưu tiên số một so với các kênh đầu tư khác.
2.1.4.2. Hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm
Theo định hướng phát triển của VietinBank trong những năm tới tỷ lệ thu phí dịch vụ chiếm trong doanh thu của VietinBank phải tăng lên hàng năm. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xác định đây là những giải pháp chiến lược nhằm thay đổi cơ cấu của doanh thu, đồng thời đem lại an toàn cho hoạt động. Do vậy, trong những năm gần đây, kết quả phát triển dịch vụ và doanh thu từ dịch vụ của Vietinbank Đông Anh cũng có những bước phát triển rõ nét.
Bảng 2.2- Kết quả thu phí dịch vụ trong 3 năm 2010-2012
Thu phí dịch vụ năm 2010 đạt 26,8 tỷ đồng, sang đến năm 2011, tổng phí dịch vụ thu được là 30,7 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2010, năm 2012 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thử thách, tác động lớn vào các hoạt động của ngành tài chính ngân hàng nói chung cũng như hoạt động của Chi nhánh nói riêng, do đó, tổng phí dịch vụ của Chi nhánh trong năm 2012 giảm đi đáng kể, chỉ đạt 13,2 tỷ đồng, thấp nhất trong 3 năm từ 2010 đến năm 2012. 35 30 25 20 15 10 5 0
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Tổng dư nợ 3.548 4.413 3.304
Dư nợ theo thời gian cho vay
- Ngắn hạn 2.995 3.821 2.959
- Trung và dài hạn 553 592 345 Dư nợ theo loại tiền
- VNĐ 3.418 4.296 3.114
- Ngoại tệ quy đổi 130 117 190 Dư nợ theo loại hình DN
- Cho vay DN NN 1.023 989 959
- Cho vay DN ngoài quốc doanh 2.119 2.908 2.063
Trong năm 2010, trên cơ sở phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ thẻ: SMS banking, Vntopup,... với công tác tiếp thị, quảng cáo tốt, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, Chi nhánh đã đạt được
những kết quả quan trọng trong công tác thu phí dịch vụ. Có thể nói đây là năm
có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong công tác thu phí dịch vụ của Chi nhánh.
2.1.4.3. Hoạt động tín dụng
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung, VietinBank Đông Anh nói riêng luôn đặt mục tiêu hiệu quả, an toàn vốn lên hàng đầu. Vì vậy mọi khoản vay đều phải tuân thủ đúng nguyên tắc cho vay và tiền vay phát ra phải đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng. Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng luôn kiểm tra giám sát khoản vay, đôn đốc khách hàng trả nợ để khoản vay được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi.
Bên cạnh đó, trên quan điểm tín dụng là khâu then chốt, có vai trò quyết định đến mục tiêu mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh và vị thế, uy tín của chi nhánh trên địa bàn, đồng thời là cơ sở để phát triển các dịch vụ ngân hàng khác, VietinBank Đông Anh đã đặc biệt nỗ lực trong việc phát triển khách hàng và tăng trưởng dư nợ tín dụng
Với mục tiêu kinh doanh như trên nên VietinBank Đông Anh cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn, từ đó cũng đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bảng 2.3- Tổng dư nợ tín dụng trong 3 năm 2010-2012
Nợ xấu và nợ quá hạn 22,3 652,3 804 Chất lượng tín dụng
Tỷ lệ cho vay có TSĐB/TDN 79,3% 82% 68%
Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn/TDN 0,62% 14,8% 24,3%
thị)
Xét tổng dư nợ đối với nền kinh tế: dư nợ tín dụng tăng trưởng qua các năm .Cụ thể, năm 2010 đạt 3.548 tỷ đồng; năm 2011 đạt 4.413 tỷ đồng tăng 24,4%. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động tài chính ngân hàng trong nước có nhiều biến động, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao nên tổng dư nợ đạt 3.304 tỷ đồng, giảm 1.112 tỷ đồng so với năm 2011.
Cơ cấu dư nợ theo thời gian: Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, các khoản cho vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản cao hơn so với cho vay trung dài hạn. Vì vậy tại VietinBank Đông Anh các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn.Cụ thể tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của từng năm như sau: năm 2010 đạt 2.995 tỷ đồng chiếm 84,4% tổng dư nợ; năm 2011 đạt 3.821 tỷ đông, chiếm 86,6% tổng dư nợ và
con số này năm 2012 đạt 2.959 tỷ đồng, chiếm 89,6% tổng dư nợ.
Không chỉ tập trung tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn mà VietinBank
Đông Anh cũng chú trọng tăng trưởng cả dư nợ tín dụng trung dài hạn. Nếu năm
2010 dư nợ tín dụng trung dài hạn chỉ đạt 553 tỷ đồng thì đến năm 2011 dư nợ tín dụng trung dài hạn đã tăng lên là 592 tỷ đồng với mức tăng là 7,1% so với năm 2010. Và năm 2012 là 345 tỷ đồng cũng giảm so với năm 2011 là 247 tỷ đồng. Nguồn vốn trung dài hạn của VietinBank Đông Anh chủ yếu được đầu tư
cho các khách hàng truyền thống là những doanh nghiệp Nhà nước và một số doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo chương trình cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp của NHNN như JIBIC, JICA.... Do đối tượng được vay vốn trung
dài hạn được thẩm định khá kỹ trước khi quyết định cho vay nên nhìn chung chất lượng tín dụng trung dài hạn của chi nhánh được đảm bảo.
Thực hiện theo chỉ đạo của BLĐ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, để chủ động cân đối vốn kinh doanh, Chi nhánh chú trọng tăng trưởng
■Cho vay cá nhân, hộ gia đình
■Cho vay DN ngoài quốc doanh
■Cho vay DNNN
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Tổng dư nợ cho vayĐịnh hướng của VietinBank đối với Chi nhánh Đông Anh là giảm dần3.548 4.413 3.304 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp Nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân, hộ gia đình .Xét cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế: dư nợ cho vay DNNQD chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ cho vay các DNNN.
Cụ thể: năm 2010 là 1.023 tỷ đồng, chiếm 28,8 % tổng dư nợ; năm 2011 con số này giảm xuống là 989 tỷ đồng, chiếm 22,4% tổng dư nợ và đến năm 2012 con số này giảm tiếp xuống 959 tỷ đồng, chiếm 29% tổng dư nợ . Sở dĩ cho vay khu vực thành phần kinh tế Nhà nước lại giảm tỷ trọng vì các doanh nghiệp Nhà nước đang dần dần được cổ phần hóa. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp lớn đã có quan hệ lâu năm nằm trên địa bàn và ngân hàng đã đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này chủ yếu để thanh toán tiền các chi phí nguyên vật liệu và các chi phí hợp lý khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, VietinBank Đông Anh cũng đã dần dần từng bước thay đổi cơ cấu cho vay để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế bởi vì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chứng tỏ được tiềm năng phát triển cũng như năng lực kinh doanh của mình. Cụ thể, dư nợ tín dụng của khối ngoài quốc doanh năm 2010 là 2.119 tỷ đồng chiếm 59,7% tổng dư nợ; năm 2011 tăng lên là 2.908 tỷ đồng chiếm 65,9% tổng dư nợ; năm 2012 tiếp tục tăng và đạt 2.063 tỷ đồng chiếm 62,4% tổng dư nợ cho vay.
Xét dư nợ cho vay theo tiền tệ: VietinBank Đông Anh tập trung chủ yếu vào việc cho vay trong nước. Dư nợ cho vay bằng VNĐ các năm như sau: năm 2010 là 3.418 tỷ đồng, chiếm 96,3 % tổng dư nợ ; năm 2011 tăng lên là 4.296 tỷ đồng, chiếm 97,3% tổng dư nợ ; năm 2012 tăng lên là 3.114 tỷ đồng, chiếm 94,2% tổng dư nợ . Cho vay bằng ngoại tệ tương đối thấp, chỉ tập trung chủ yếu ở một số doanh nghiệp truyền thống và các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn ngoại tệ mà sau đó sẽ bán lại cho ngân hàng như công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam - Hungary, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh, công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anli.... Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng giảm dần về số tuyệt đối và số tương đối do tỷ giá biến đổi thất thường nên Chi nhánh khuyến khích cho vay bằng VNĐ để ít chịu rủi ro từ việc thay đổi tỷ giá
Về chất lượng tín dụng: Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, đe dọa đến sự tồn tại và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường luôn chứa đựng nhiều biến động khó có thể đoán trước được thì việc cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí mất vốn là điều khó tránh khỏi. Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng khoản cho vay rất rõ nét và mức độ an toán trong hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Do đó, giảm thiểu nợ quá hạn ở mức tối đa có thể luôn là mục tiêu hàng đầu của các NHTM.
Bảng 2.4- Nợ quá hạn của Chi nhánh trong 3 năm 2010-2012
3.Nợ xấu 5-5 151,5 330 4.Tỷ lệ nợ quá hạn (2/1) 0,63 % 14,78 % 24,3%
với năm 2009, chiếm 0,63% tổng dư nợ, đặc biệt tổng dư nợ cho vay năm 2010 tăng 77,3% (tổng dư nợ năm 2009 là 2.001 tỷ đồng) , tốc độ tăng dư nợ
lớn gấp nhiều lần tăng nợ quá hạn, điều này cho thấy chất lượng cho vay của VietinBank Đông Anh khá tốt trong 2 năm 2009 và năm 2010.
Tuy nhiên, năm 2011,2012 thì nợ quá hạn và nợ xấu của VietinBank Đông Anh lại tăng cả số tuyệt đối và số tương đối: nợ quá hạn năm 2011 là 652,3 tỷ đồng, chiếm 14,78% trên tổng dư nợ; trong đó nợ xấu là 151,5 tỷ đồng, chiếm 3,43% tổng dư nợ; nợ quá hạn năm 2012 là 804 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 330 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ.Trong đó, nợ xấu và nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, lĩnh vực xây dựng cơ bản và chủ yếu là nợ quá hạn ngắn hạn. Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn và nợ xấu tăng là:
♦ Nguyên nhân từ nền kinh tế: do thị trường tiền tệ nhiều biến động, lạm phát trong nước tăng đã làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Kinh tế khó khăn nên việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bị chậm lại hoặc không tiêu thụ được, mặt khác việc thu nợ từ các đối tác của khách hàng cũng gặp khó khăn nên khách hàng chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Lạm phát cao cũng làm cho lãi suất cho vay của doanh nghiệp tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của doanh nghiệp.Thị trường BĐS trầm lắng, không có giao dịch mua bán, suy giảm cũng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp nếu muốn bán TSTC để trả nợ.