Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạtđộng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 107)

Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có độ rủi ro cao, vì thứ nhất, vay tiêu dùng thường dựa trên tín chấp (uy tín của người vay vốn để trả nợ, không có tài sản đảm bảo); thứ hai, nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khoẻ của người vay ... Vì vậy, để hạn chế rủi ro cần thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động này, đặc biệt đối với những nguồn vay không có tài sản đảm bảo.

Thứ nhất, đối với cán bộ quan hệ khách hàng, thường xuyên cập nhập nắm bắt, kiểm tra thông tin khách hàng vì đối tượng thông tin khách hàng cá nhân là những người khó quản lý nhất. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng từ đó có thể phát hiện ra các rủi ro có thể xảy

với khoản vay, đề xuất kế hoạch, phương án ngăn chặn rủi ro.

Thứ hai, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh thực hiện kiểm tra, giám sát các khoản vay tiêu dùng. Phối hợp kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, kiểm soát trước, trong và sau khi vay đảm bảo vốn vay đúng đối tượng, đúng mục đích. Thường xuyên rà soát để phát hiện kịp thời rủi ro, các dấu hiệu che giấu rủi ro, đưa ra các cảnh báo về rủi ro cho vay tiêu dùng để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lập niềm tin nơi ban lãnh đạo Giải pháp về nhân sự là giải pháp mang tính quyết định. Trong môi trường kinh doanh mang tính hội nhập, một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề nhân sự luôn được đặt lên hàng đầu, một ngân hàng có được những chuyên viên giỏi, những cán bộ quản lý trung và cao cấp giàu tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp tốt thì nhất định sẽ là thế mạnh rất lớn để phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng khấc trong quá trình phát triển.

Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng là một vấn đề then chốt ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng. Do yêu cầu công việc, để có thể làm tốt công việc đòi hỏi những cán bộ tín dụng hội đủ nhiều yếu tố như trình độ nghiệp vụ, khả năng nắm bắt diễn biế n và phân tích thị trường, am hiểu về pháp luật, thái độ làm việc tích cực, cởi mở trong giao tiếp khách hàng...

Để có được đội ngũ cán bộ tín dụng tốt, Chi nhánh cần có những giải pháp tích cực từ khâu lựa chọn cán bộ, đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ cũng như hoàn thiện chính sách thù lao và đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng.

Tuyển chọn những người có năng lực chuyên môn tốt cho vị trí cán bộ tín dụng

ngân hàng, họ có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng có thể đem đến rủi roc ho ngân hàng. Do vậy, để hạn chể rủi ro trong hoạt động tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ tín dụng cần phải làm chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín.

- Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án,...

- Có phẩm chất đạo đức: đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định dến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

- Hiểu biết về xã hội và có khả năng giao tiếp: yếu tố này giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp, cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ

Tiến hành đào tạo cán bộ tín dụng một cách liên tục

Ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo kiến thức, nghiệp vụ một cách có hệ thống và khoa học nhằm phát huy tối đa khả năng của nhân viên. Việc tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là vừa đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh bình thường vừa đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. Chính vì vậy, cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo:

- Ngân hàng cần tăng cường cử cán bộ, nhân viên tham dự các khóa học về

nghiệp vụ ngân hàng, về các vấn đề thời sự trong ngành do các chuyên gia nước ngoài, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước tổ chức.

- Không chỉ dừng lại ở đó, ngân hàng nên xem xét việc cử các cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực tham dự các chương trình đào tạo ở nước ngoài cũng như khảo sát về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động ngân hàng

của các nước phát triển. Đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung, việc thu thập, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển sẽ tạo ra những nền tảng, những điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động ngân hàng trong tương lai.

- Tổ chức giao lưu học hỏi trong nội bộ nhân viên để giúp mỗi nhân viên có thể có kiến thức về tất cả các hoạt động tại ngân hàng, đặc biệt là đối với nhân viên quan hệ khách hàng.

Hoàn thiện chính sách thù lao đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng

Tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, người làm công tác tín dụng đòi hỏi nhiều yêu cầu, hơn nữa áp lực công việc và rủi ro nghề nghiệp là rất lớn, vì vậy ngân hàng phải có chính sách đãi ngộ tốt thì mới thu hút và giữ được nhân tài, không bị chảy máu chất xám.

Chính sách tiền lương của Vietinbank còn nhiều bất cập, việc đánh giá cống hiến của cán bộ còn mang tính cào bằng, hình thức nhiều khi không phản ánh đúng năng lực và sự cống hiến của từng cá nhân. Trong thời gian tới, để khuyến khích và thúc đẩy sự phấn đấu của cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân thì chính sách tiền lương nên được cải cách theo hướng sau:

- Nên áp dụng khung lương cho những người làm công tác tín dụng, thẩm định cao hơn các lĩnh vực khác.

- Xây dựng và bố trí phân công kế hoạch đến từng người một cách khoa học, có như vậy, đến cuối năm mới có căn cứ để xét thưởng một cách công bằng, tránh để tính trạng người cống hiến nhiều cho ngân hàng cúng được thưởng tương đương như những người khác.

- Thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt, vừa xét tăng lương theo định kỳ vừa tăng trước thời hạn cho những cán bộ tín dụng hoán thành xuất sắc công việc được giao.

3.3.7. Đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những hình ảnh đầu tiên về ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch.Về tâm lý, khách hàng mong muốn được giao dịch kinh doanh với những ngân hàng có trụ sở kiên cố, bề thế, các trang thiết bị hiện đại, có thương hiệu trên thị trường. Mặt khác, cơ sở vật chất có khang trang thì mới dễ nhận biết, dễ tìm kiếm và thu hút khách hàng. Một thực tế hiện nay cho thấy, lòng trung thành của khách hàng phụ thuộc vào thời gian đáp ứng, tính an toàn và chất lượng dịch vụ cung cấp. Do vậy, ngân hàng phải thực sự chú trọng trong việc nâng cao cơ sở vật chất và các trang thiết bị. Để làm được điều đó, ngân hàng cần triển khai thống nhất việc gắn bộ nhận diện thương hiệu, khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Đồng thời thường xuyên trang bị bổ sung những trang thiết bị hiện đại cần thiết để phục vụ khách hàng một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất, thay thế cho những thiết bị đã cũ, lỗi thời.

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w