Bài học kinh nghiệm về mở rộng cho vay tiêu dùng có thể vận dụng đố

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 43)

đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đông Anh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về mở rộng cho vay tiêu dùng tại các NHTM

nêu trên, có thể rút ra một số bài học có giá trị vận dụng đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đông Anh như sau:

Một là, cải thiện dịch vụ cho vay tiêu dùng không những giúp các ngân hàng trong nước tránh các thách thức từ phía các đối thủ cạnh tranh mà còn là chìa khóa để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước, giúp tăng trưởng kinh tế.

Hai là, các khoản cho vay tiêu dùng cũng thúc đẩy đầu tư, ví dụ khi Chính phủ khuyến khích người dân mua nhà và xóa bỏ hệ thống cũ về phân phối, trợ cấp nhà ở, khối lượng lớn các khoản cho vay mua nhà trả chậm đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực bất động sản.

Ba là, mở rộng cho vay tiêu dùng có thể cải thiện chất lượng tài sản của các định chế tài chính. Thực tế, ở Trung Quốc cho thấy tháng 10/2001, số dư cho vay mua nhà ở của bốn NHTM là 572,4 tỷ NDT (68,96 tỷ USD), tương đương 9% tổng dư nợ của bốn ngân hàng này. Trong tổng số các khoản tín dụng tiêu dùng, nợ khó đòi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1 % so với mức chung là 26,6% tổng dư nợ của các ngân hàng này.

Tuy nhiên rủi ro trong lĩnh vực này chưa thể hiện đầy đủ. Cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng còn khá mới mẻ với cả người đi vay và ngân hàng nên hậu quả của vấn đề rủi ro chưa được thể hiện đầy đủ. Hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng là các khoản vay trung và dài hạn, với thời hạn từ 10-30 năm nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vảo tình trạng gia đình, sức khỏe và công việc của người đi vay. Một số ngân hàng không có đầy đủ đánh giá về rủi ro tiềm năng cũng như kinh nghiệm để ngăn chặn những rủi ro biết trước. Vì vậy, NHTW cần đưa ra những biện pháp để kiểm soát rủi ro của các khoản tín dụng tiêu dùng, như quy định các giới hạn chặt chẽ hơn trong việc cấp các khoản tín dụng tiêu dùng của các NHTM.Một trong những biện pháp quan trọng nhất là thành lập hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng tiêu dùng trên toàn quốc. Bằng việc phân loại các hồ sơ tín dụng, các định chể tài chính có thể hạ thấp rủi ro khi cấp khoản tín dụng tiêu dùng đến các cá nhân.

Bốn là, cần quan tâm đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng, đồng thời xây dựng hoàn thiện quy trình cho vay, đảm bảo thủ tục đơn giản, song vẫn kiểm soát được rủi ro.

Năm là, cần tranh thủ cơ chế, chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, gói cho vay hỗ trợ của Nhà nước đối với thị trường bất động sản: gói cho vay hỗ trợ nhà ở với lãi suất và thời hạn hợp lý, thông qua kênh các NHTM nhà nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung chính của Chương 1 bao gồm các vấn đề sau:

1. Tìm hiểu các lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.

2. Tìm hiểu các chỉ tiêu, nhân tố ánh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng.

3. Đưa ra bài học kinh nghiệm về mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng trong và ngoài nước.

Tóm lại, những nghiên cứu mang tính lý luận được trình bày ở Chương 1 là cơ sở để luận văn đánh giá đúng mức thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đông Anh được trình bày ở Chương 2, đồng thời có những đề xuất trong Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w