Kiểm tra, kiểm soát nội bộ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, nhất là trong hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ban giám đốc chi nhánh phát hiện kịp thời các sai sót trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ ngân hàng, các khoản nợ có dấu hiệu xảy ra rủi ro tín dụng... Vì vậy việc tăng cuờng vai trò của kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
- Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ của BIDV Chuơng Duơng cần đuợc tiến hành thuờng xuyên, tuơng ứng với mức độ rủi ro của từng hoạt động. Ban giám đốc và khối quản lý rủi ro phải cùng nhau đua ra kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại từng khối thuộc chi nhánh, tại các phòng giao dịch trực thuộc. Ngoài việc kiểm tra
định kỳ, cần có những buổi kiểm tra thực tế đột suất trong thời gian làm việc, phỏng vấn khách hàng về thái độ phục vụ và cách làm việc của nhân viên ra sao.
- Trong quá trình phát triển và hoạt động, BIDV Chuong Duong cần tăng cuờng hon nữa công tác quản trị rủi ro hoạt động, bằng cách:
+ Hoàn thiện co cấu tổ chức tại chi nhánh, sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, có tầm nhìn đặc biệt đối với các vị trí nhu truởng các phòng ban, truởng phòng giao dịch. Xác định rõ chức năng, quyền hạn của các bộ phận trong tổng thể bộ máy co cấu tổ chức.
+ Thiết lập và hoàn thiện các quy trình, nghiệp vụ, chính sách về tất cả các hoạt động nội bộ trong chi nhánh. Đua ra các yêu cầu về thực hành quản trị rủi ro đối với các bộ phận; phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống để cán bộ nhân viên có thể nắm đuợc. Việc đánh giá, kiểm soát rủi ro phải diễn ra thuờng xuyên và áp dụng cho toàn bộ các phòng ban trong chi nhánh.
- Đối với hạn chế của chi nhánh là công tác quản trị tín dụng còn lỏng lẻo, Khối quản lý rủi ro cần chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động tín dụng chia nhỏ theo các chuyên đề nhu: kiểm tra cho vay doanh nghiệp, kiểm tra cho vay theo hạn mức tín dụng, kiểm tra cho vay có bảo đảm bằng tài sản, kiểm tra cho vay hộ kinh doanh, kiểm tra cho vay cầm cố và giấy tờ có giá...
Giám sát khách hàng vay, theo dõi rủi ro có thể xảy ra. Việc giám sát phải đạt đuợc mục đích: Thuờng xuyên nắm tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình vật tu đảm bảo, nắm đuợc thời gian tiêu thụ sản phẩm để đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời, ngoài ra cũng cần chú ý tới các thông tin khác có liên quan tới dự báo khả năng trả nợ của khách hàng, đề ra biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng có biểu hiện không bình thuờng, làm giảm khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.