Thứ nhất, công tác quản lý hệ thống cần liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình công ty cổ phần và yêu cầu phát triển mới. BIDV đã thực hiện việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng ngân hàng thương mại hiện đạitừ năm 2008. Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi
nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. BIDV cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Thứ hai, chủ động tận dụng những nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để nghiên cứu và phát triển DVNH hiện đại, nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. BIDV nhận được rất nhiều tài trợ từ các nhà tài trợ đa phương, song phương (WB, ADB, OPEC, AFD, Đức, Pháp, Nhật Bản...) tin tưởng ủy thác quản lý trên 150 dự án ODA với tổng số vốn cam kết trên 4 tỉ USD.
Thứ ba, BIDV cần nghiên cứu các chính sách phát triển cán bộ hiện có và thu hút cán bộ tiềm năng trong xã hội. BIDV nâng cấp Trung tâm đào tạo cán bộ thành Trường đào tạo cán bộ từ năm 2012 đã đáp ứng yêu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho BIDV và phù hợp với xu thế thị trường. Trường đào tạo cán bộ BIDV cần tích cực đầu tư đẩy mạnh việc đào tạo qua E-learing để nâng cao trình độ cho các cán bộ ngân hàng, tiết kiệm chi phí cho BIDV.
Ngoài ra để khuyến khích hoạt động của cán bộ nhân viên, BIDV cần đổi mới cơ chế thi đua, khen thưởng. Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng trong toàn hệ thống BIDV dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được giao để xây dựng và đánh giá mứcđộ hoàn thành nhiệm vụ, trên cơ sở đó đưa ra cơ chế phân phối tiềnlương phù hợp nhằm động viênngười lao động làm việc có năng suất, chất lượng; khen thưởng xứng đáng đối với những lao động có trình độ chuyên môn cao, đóng góp lớn đối với ngân hàng. Bên cạnh đó có cơ chế phạt, thậm chí sa thải đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc, suy thoái về đạo đức, lối sống ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Thứ tư, BIDV cũng cần tăng cường công tác marketing nhằm khuyếch trương, quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới đến khách hàng qua các phương tiện thông tin và truyền thông, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng và chế độ
chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Sau khi BIDV ra mắt hiện diện mạng xã hội chính thức trên kênh Facebook và LinkedIn vào đầu năm 2015; Trung tâm chăm sóc khách hàng năm 2013 đã nhận đuợc nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Tuy nhiên do hệ thống trải rộng trên cả nuớc nên việc chăm sóc khách hàng của trung tâm chăm sóc khách hàng và từ trang mạng xã hội này vẫn còn nhiều thiếu sót. BIDV nên xây dựng thêm các trung tâm chăm sóc khách hàng theo tỉnh hoặc khu vực địa lý (Khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Nam Bộ....) để thực hiện quảng bá dịch vụ và chăm sóc khách hàng có hiệu quả hơn. tới nhiều khách hàng hơn.
Thứ năm, BIDV cần có các hoạt động hỗ trợ. thuởng phạt với các chi nhánh trong hệ hống. Các chi nhánh mới, còn nhiều khó khăn. BIDV vừa hỗ trợ về tài chính, vừa hỗ trợ về nhân sự chủ chốt giúp chi nhánh mới dễ dàng hơn trong việc phát triển và cạnh tranh với các chi nhánh khác. Các chi nhánh hoạt động hiệu quả cần có những chính sách tuyên duơng khích lệ xứng đáng. nguợc lại, các chi nhánh không hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động yếu kém, BIDV phải nghiêm khắc xử lý và có những biện pháp điều chuyển nhân sự thích hợp để hệ thống hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở chiến luợc phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2020 và thực trạng hoạt động dịch vụ tại BIDV Chuơng Duơng. để góp phần giúp chi nhánh đạt đuợc mục tiêu trong dài hạn là đua BIDV Chuơng Duơng trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng lớn trong hệ thống BIDV, có các DVNH phát triển cả về số luợng và chất luợng phù hợp cho các phân đoạn khách hàng mục tiêu đuợc xác định, luận văn đã đua ra các giải pháp để phát triển DVNH tại BIDV Chuơng Duơng. Đồng thời luận văn cũng đua ra những kiến nghị đối với chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc và ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam nhằm hỗtrợ việc phát triển DVNH tại BIDV Chuơng Duơng.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu là xu thế tất yếu khách quan và ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, trong đó đặc biệt là hoạt động dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng là ngành cung ứng dịch vụ đặc biệt đối với dân cu và nền kinh tế, sự tồn tại của ngân hàng gắn với sự tồn tại của các dịch vụ do ngân hàng cung ứng. Do vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng là hết sức cần thiết nhằm góp phần xây dựng ngân hàng lớn mạnh, nâng cao vị thế của ngân hàng đối với nền kinh tế và giúp ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đua ra giải pháp cụ thể cùng các kiến nghị nhằm giúp BIDV Chuong Duơng phát triển DVNH, luận văn đã đua ra và giải quyết đuợc một số vấn đề cụ thể nhu sau:
Một là, luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về DVNH và phát triển DVNH, đồng thời đã nêu rõ các nhân tố ảnh huởng đến DVNH, trình bày kinh nghiệm phát triển DVNH của các ngân hàng trong và ngoài nuớc và rút ra bài học kinh nghiệm phát triển DVNH cho các NHTM trong nuớc nói chung và BIDV nói riêng.
Hai là, luận văn phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động DVNH ở BIDV Chuơng Duơng về một số dịch vụ chủ yếu đuợc cung ứng ra thị truờngnhu dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Tác giả đã ghi nhận những kết quả mà BIDV Chuong Duong đã đạt đuợc đồng thời, nêu lên những hạn chế cần khắc phục. Những nguyên nhân này là cơ sở cho định huớng, mục tiêu và giải pháp cụ thể ở chuơng 3 để phát triển DVNH góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Chuơng Duơng.
Ba là, luận văn đã nghiên cứu và đua ra các giải pháp để phát triển DVNH ở BIDV Chuơng Duơng. Đồng thời đua ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam để tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ ở BIDV Chuơng Duơng.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động DVNH ở BIDV Chương Dương để đưa ra những giải pháp thích hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với chi nhánh. Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu và cũng là nguyện vọng của tác giả là làm thế nào để phát triển dịch vụ ngân hàng của BIDV Chương Dương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đây là yếu tố quan trọng để BIDV Chương Dương tồn tại và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014-2016), Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Kiều (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại (tập 1),
NXB Tài Chính, Hà Nội.
3. Tô Ngọc Hưng (2012), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, 2012(125) 4. Nguyễn Đại Lai (2009), “Dự báo và bình luận về xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng thời hậu WTO tại Việt Nam”, Kinh tế và Dự báo, 2009(21), tr.28-30.
5. Ngân hàng Nhà nước (2014), Quyết định về việc ban hàng Sổ tay thực hiện Dự
án “Hệ thống thông tin và hiện đại hóa ngân hàng (Dự án FSMIMS), Hà Nội.
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Chương Dương (2014-2016), Báo cáo điều hành, Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Chương Dương (2016), Tổng hợp về nhân sự của phòng Tổ chức hành chính, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Chương Dương (2015), Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội
9. Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình tiền tệngân hàng, NXB Dân Trí, Hà Nội
10. Nhóm tác giả (2009), Báo cáo Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ
(CSSSD) tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên,
Hà Nội.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức
tín dụng, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ Ngân hàng
thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.
13. WTO (1994), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).
14. Nguyễn Thị Hồng Yen (2015), Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận án Tien sĩ kinh tế, Học
viện Ngân Hàng, Hà Nội. Tiếng Anh
15. Philip Kotler, Kevin Lane Keller (2012), Marketing Management 14th edition,
Pearson Education, USA.
16. Peter S.Rose, Sylvia C.Hudgins (2008), Bank management & Financial
services 7th editon, McGraw Hill internation edition, USA.
Trang web 17. http://bidv.com.vn/ 18. https://www.vietcombank.com.vn/ 19. http://www.hsbc.com.vn/ 20. http://www.bangkokbank.com/ 21. http://sbv.gov.vn/ 22. http://www.moj.gov.vn/