Tổng quan về thực trạng an toàn vốn tối thiểu tại các Ngânhàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 45)

a. Tổng quan thực trạng an toàn vốn tối thiểu theo Basel II:

về thực trạng An toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM tại Việt nam, trước năm 2005, hầu như các NHTM nhà nước đều không đạt yêu cầu về an toàn vốn, hệ số CAR không đạt 8% trong khi đó các ngân hàng tư nhân thì lại đảm bảo hệ số CAR tối thiểu cao hơn 8%. Nhưng do thị phần của các ngân hàng quốc doanh quá lớn, chiếm đến 75% toàn hệ thống, nên Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của cả hệ thống rất thấp, chỉ có 5,5%.

Đến giai đoạn 2005 -2006, với môi trường kinh doanh thuận lợi, cùng sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, vốn tự có của các NHTM tăng lên nhanh chóng, hầu hết các NHTM lớn đều đạt yêu cầu về vốn tối thiểu.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra cuối 2007-2008, đã khiến cho hệ số CAR của hệ thống NHTM giảm xuống. Đến 2009, thì hệ số CAR trung bình của toàn hệ thống chỉ còn 7%. Điều đáng lưu ý là khối NHNN vẫn không đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiếu, trong khi các NHTM tư nhân có hệ số an toàn vốn khá cao. Lý do là cuối 2007 - 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng tài chính ở Mỹ, khiến cho hàng loạt ngân hàng sụp đổ, bất động sản đóng băng, chứng khoán sụt giảm, nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đối diện với nhiều vấn đề khó khăn có thể gây mất an toàn hoạt động cho cả hệ thống, dẫn đến đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Cuối năm 2008, nhiều NHTM căng thẳng về thanh khoản, Chính phủ buộc phải đưa ra giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng dẫn đến lạm phát tăng nhanh. Hệ quả là cân đối trong việc huy động vốn và cho vay giữa các ngân hàng. Khi lạm

Ngân hàng 2014 2015 2016 2017 2018

NHTMCP Á Châu (ACB) 14,1 12,8 13,19 11,49 12,81

NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt nam (BIDV)

9,27 9,81 9,5 10,9 10,34

NHTMCP Công Thương Việt Nam (CTG) 10,4 10,6 10,4 ^10 ~9

NHTMCP Xuất nhập khẩu (EIB) 13,62 16,52 17,12 15,98 ^15

NHTMCP Quân đội (MB) 12,11 12,85 12,5 11,2 10,9

NHTMCP Quốc dân (NCB) 10,83 11,08 11,3 - -

NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 11,33 11,4 ^13 12,1 11,79

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) 14,4 10,96 9,61 11,3 10,71

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 11,61 11,04 11,13 11,63 12,14

Trung bình hệ thống NHTMCP Tại Việt Nam 12,75 ^13 11,6 12,8 12,3

29

phát tăng nhanh, chính sách tiền tệ thắt chặt được đưa ra mạnh tay và đột ngột đã khiến cho tình trạng căng thẳng thanh khoản ở hầu hết các NHTM Việt Nam.

Biểu đồ 2.1. Hệ số CAR của một số NHTM giai đoạn 2005-2009

■2005 ■2006 ■2007 ■2008 ■2009

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính

Lúc này, hệ thống ngân hàng lại đứng trước rủi ro về tín dụng, cụ thể ở những mặt sau:

- Từ năm 2006 đến 2008, tăng trưởng tín dụng ở Việt nam ở mức rất cao, tăng từ trên 20% lên đến trên 60%. Tỷ lệ dư nợ so với tổng GDP của nền kinh tế tăng mạnh từ 20% (năm 1998) đến gần 140% vào năm 2010. Quy mô tín dụng quá lớn so với GDP là nguyên nhân khiến hệ thống Ngân hàng dễ bị tổn thương khi đối mặt với những thay đổi bất lợi của nền kinh tế.

- Các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư và cho vay vào lĩnh vực chứng khoán, bất động sản với tỷ lệ cao. Tỷ trọng dư nợ đối với bất động sản chiếm 53,3% trong tổng dư nợ vào năm 2011. Khi chứng khoán tăng cao chứa đựng nhiều rủi ro, bong bóng bất động sản, dẫn đến các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro.Điều này dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng tăng cao.

Sau khi nền kinh tế dần có sự hồi phục và đi vào phát triển sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, hệ số an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam, duy trì ổn định và luôn trên mức 9%. Tuy nhiên lại không có sự đồng đều. Ta có thể

30

thấy, hệ số an toàn tại các ngân hàng tư nhân nhỉnh hơn một chút so với các ngân hàng nhà nước.

Bảng 2.1: Hệ số CAR hợp nhất của các NHTM Cổ phần niêm yết tại Việt Nam

Ngân hàng Vốn điều lệ 2016 Vốn điều lệ 2017 Vốn điều lệ 2018 Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 2017 Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 2018 Vietcombank 26.659 35.977 37.089 11.337 18.300 VietinBank 37.234 37.234 37.234 9.206 6.900 BIDV 31.400 34.187 34.187 8.801 9.625 VPBank 14.000 15.706 25.300 8.126 9.200 Techcombank 8.878 11.655 34.966 8.036 10.661 MB 16.311 18.155 21.605 4.616 7.000 ACB 9.377 10.273 12.866 2.656 6.338

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM)

Theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống ước đạt 11,1% (năm 2016 là 11,6%). Tỷ lệ vốn cấp 1/Tổng tài sản có rủi ro điều chỉnh là 8%. Tuy nhiên, hiện toàn hệ thống có 9/118 tổ chức tín dụng âm vốn tự có.

Nếu loại trừ các TCTD bị âm vốn tự có thì CAR của toàn hệ thống đạt khoảng 12,3%. Năm 2017, tốc độ tăng vốn tự có của các TCTD chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Cụ thể, tổng tài sản quy đổi hệ số rủi ro tăng 9,3%, trong khi vốn tự có ước tăng 4,6%. Trong thời gian tới, để đảm bảo tỷ lệ CAR theo tiêu chuẩn Basel II, nhu cầu tăng vốn của các tổ chức tín dụng là rất lớn, đặc biệt đối với các NHTM do nhà nước sở hữu.

Theo chủ trương thí điểm áp dụng Basel II với 10 ngân hàng lớn nhất hệ thống thì thời điểm thực hiện quy định an toàn vốn (CAR) sẽ được triển khai từ tháng 9/2017 và một trong các yêu cầu mà các ngân hàng phải tuân thủ là hệ số CAR từ 8% trở lên.

31

Dù vậy, thực tế thị trường cho thấy, các ngân hàng vẫn đang chịu áp lực tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II.

Nhìn vào 10 ngân hàng tham gia thí điểm, nhóm NHTM tư nhân có khả năng đáp ứng tốt hơn do đã có hệ số CAR cao đáng kể so với mức quy định như ACB, VIB, Techcombank... Trong khi đó, nhóm NHTM cổ phần nhà nước sẽ chịu áp lực tăng vốn lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV.

Theo thống kê của NHNN, hiện hệ số an toàn vốn (CAR) của khối NHTN nhà nước là 9,48% (quy định hiện hành là 9%). Nếu không tăng vốn điều lệ, thì khi áp dụng theo Basel II, hệ số CAR của các NHTMNN không đạt được yêu cầu tối thiểu về an toàn vốn (quy định mới là 8%). Để đạt chuẩn Basel II, các ngân hàng cần tăng vốn tự có gấp 1,8-2 lần so với hiện tại. Ta có thể xem xét quá trình tăng vốn của các NHTM trong những năm gần đây theo bảng sau:

Bảng 2.2: Vốn điều lệ các NHTM và quy mô lợi nhuận

(Theo báo cáo tài chính các NHTM)

Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy, các NHTM chỉ trong năm 2016 - 2017 vốn điều là đã tăng mạnh, trong đó tăng nhiều nhất là Vietcombank. Hơn nữa các NHTM cổ phần nhà nước, quy mô vượt trội hơn hẳn so với các ngân hàng tư nhân, do đó thu nhập cũng cao hơn nhiều lần. Tính đến 31/12/2018, Techcombanklà ngân hàng có tốc

32

độ tăng vốn điều lệ nhanh nhất toàn hệ thống gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước khi tăng thêm 23.311 tỷ đồng vốn điều lệ, nâng con số lên 34.966 tỷ đồng. Tiếp theo đó làNgân hàng VPBank tăng 61% so với cùng kỳ với 25.300 tỷ đồng.

Đến 2018, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM nhìn chung giảm. Hệ số CAR tại các ngân hàng có vốn Nhà nước đã giảm về còn 9,33%, gần sát về mức tối thiểu 9% theo quy định. Trong đó hệ số CAR tính đến tháng 11 năm 2018 của khối NHTM có vốn nhà nước là 9,33% thấp hơn so với khối ngân hàng TMCP là

II. 33%, trong khi các ngân hàng liên doanh, có vốn nước ngoài thì tỉ lệ này là 26,26%. Cuối tháng 02/2019, hệ số CAR của toàn hệ thống là 11,8% trong đó CAR của nhóm NHTM nhà nước là 9,42% và nhóm NHTM cổ phần là 10,76%. So với thời điểm cuối năm 2018, CAR của toàn hệ thống và 2 khối NHTM đều giảm.

Tóm lại, tại Việt Nam, Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR được các ngân hàng duy trì cao hơn 8% và ổn định cho đến hiện nay, thậm chí một số ngân hàng duy trì lên trên 20%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đối mặt với rủi ro cao. Điều này cho thấy, dường như quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đang mất dần tác dụng trong việc ngăn ngừa rủi ro. Hơn nữa, hiện nay các quốc gia trên thế giới cũng đang tiến hành những bước đầu tiên áp dụng Basel

III, tính đến thời điểm hiện tại có các Ngân hàng VCB, VIB, OCB, ACB, MB, VPBank, TPBank và Techcombank là đáp ứng được các tiêu chuẩn của Basel II do ngân hàng Nhà nước công nhận. Để áp dụng Basel II lên toàn hệ thống ngân hàng, áp lực tăng vốn đang đè nặng.

Các ngân hàng đã có thí điểm các quy định của thông tư 41 về tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, cho nên những năm gần đây hệ số CAR của các ngân hàng thương mại nhìn chung đi xuống. Nhưng từ đầu năm 2018 trở lại đây, các ngân hàng thương mại tăng quy mô vốn, cơ cấu lại tài chính: tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu... đã giúp tăng chất lượng hệ số an toàn vốn tối thiểu, và hệ số này có dấu hiệu tăng dần.

b. Sự cần thiết áp dụng Tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel II tại hệ thống NHTM Việt Nam

Việc các NHTM Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn Basel II là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam muốn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, và thu

33

hút được các nguồn vốn từ nước ngoài chảy về Việt Nam. Để làm được điều đó, thì hệ thống ngân hàng phải khỏe mạnh, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, mà tuân thủ theo Hiệp ước Basel là cơ bản nhất.

Việc triển khai Hiệp ước Basel II không chỉ tác động đến nền kinh tế của những quốc gia áp dụng mà còn tác động đến chính hệ thống ngân hàng của quốc gia đó. Tại Việt Nam, lộ trình áp dụng Basel II được NHNN đề ra, với khung pháp lý ngày càng hoàn thiện để làm tiền đề cho các NHTM đưa vào thực hiện Basel II một cách có hệ thống. Để đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp ước Basel II với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, các ngân hàng sẽ hoạch định lại hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh một cách tích cực hơn. Trong khuôn khổ Basel II, các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến được triển khai đảm bảo cho những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt giảm thiểu chi phí, tập trung phát triển các mảng nghiệp vụ kinh doanh mới và hiệu quả hơn trong các quyết định phân bổ nguồn vốn kinh doanh. Tình hình lưu chuyển vốn của các NHTM hiện nay cũng minh chứng cho việc áp dụng Basel II có những tác động lành mạnh đến việc quản lý các rủi ro, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả hơn.

Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động một cách an toàn hơn, lành mạnh hơn vì trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực tín dụng, các NHTM sẽ phải chuyển hướng tập trung vào đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, thay vì dựa chủ yếu vào tài sản đảm bảo, hạn chế nợ xấu. Hơn nữa, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, ngân hàng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn do ngân hàng hoạt động kinh doanh trong môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, sau khi triển khai Basel II với các chỉ số vốn và các yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội vươn xa ra thị trường các nước phát triển. Lúc đó, khi mở cửa thị trường tài chính theo cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng Việt Nam không chỉ thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài mà chính các ngân hàng sẽ tự mình thâm nhập các thị trường phát triển và thu hút vốn tại các thị trường rộng lớn này.

Các quy định pháp lý Năm ban hành

Năm thực

hiện Tóm tắt quy định về CAR Quyết định số

457/2005/QĐ-NHNN 19/04/2005 06/05/2005 CAR ≥ 8%

34

Áp dụng thành công Basel II giúp các ngân hàng Việt Nam không chỉ dễ dàng thu hút thêm nhà đầu tu nuớc ngoài mà sẽ tự mình mở rộng vuơn xa ra thị truờng các nuớc phát triển.

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w