Từ cuối năm 2011, khi hệ thống ngân hàng tiến hành tái cơ cấu đợt 1, và đợt 2 là đầu năm 2016, đến nay hoạt động của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện rất
77
nhiều, tuy nhiên đang phải đối mặt với những nguỡng giới hạn, cần phải tập trung xử lý để có thể phát triển bền vững và thành công áp dụng Basel II trên toàn hệ thống. Hiện nay, nhiều ngân hàng trong khu vực đang tiến hành áp dụng Basel III, do vậy Việt Nam càng phải đẩy mạnh hơn nữa Basel II. Lộ trình mà ngân hàng nhà nuớc đua ra cho các ngân hàng thuơng mại áp dụng Basel II nhu sau:
Tháng 12/2018: Cơ quan thanh tra giám sát kiểm tra thí điểm việc tuân thủ Thông tu 41/TT-NHNN/2016
Năm 2019: 10 Ngân hàng thuơng mại phải tuân thủ theo thông tu 41
Năm 2020: Tuân thủ 41 đối với toàn ngành ngân hàng và Tuân thủ Thông tu 44 (trừ ICAAP)
Năm 2021: Toàn hệ thống tuân thủ theo ICAAP
Tuy nhiên theo lộ trình này, khó có thể thực hiện. Các ngân hàng trong khu vực đang tiến hành Basel III, mà khi đó, tại Việt Nam, theo Quyết định 986/QĐ- TTg/2018 (tháng 8/2018) của Thủ tuớng Chính phủ về chiến luợc phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, đến năm hết năm 2020 sẽ có khoảng 10 - 12 nhà băng đáp ứng đủ theo chuẩn Basel II và tới năm 2025, toàn bộ các ngân hàng đáp ứng đầy đủ Basel II.
Dễ dàng nhận thấy, so với thực tế trong khu vực, chúng ta đã khá muộn so với tiến độ chung của quốc tế (chính thức áp dụng Basel II từ năm 2006), cũng nhu so với nhu cầu nội tại. Đây là lúc các tổ chức tín dụng cần tập trung cao độ để đáp ứng chuẩn Basel II, nhung quan trọng hơn là đáp ứng một cách đầy đủ và thực chất theo đúng nghĩa của nó.
về phía các cơ quan quản lý nhà nuớc, cần tập trung thực hiện các vấn đề sau: - Giai đoạn 2018 - 2020: Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp. mở rộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đoàn tài chính duới hình thức công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ là tổ chức tín dụng;
- Đến cuối năm 2025: Thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel.
78
minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phấn đấu nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng duới 3%.
Còn về phía các Ngân hàng, để thực hiện đuợc điều đó các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần chú trọng 4 vấn đề:
- Thực hiện tốt nhất các quy định tại Thông tu số 13/2018/TT-NHNN về quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.
- Khẩn truơng làm giàu và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (Big Data), vừa là để chạy mô hình định luợng rủi ro, vừa là để triển khai ngân hàng số.
- Kiện toàn bộ máy - tổ chức theo đúng nghĩa của Basel II, nhất là bộ máy tổ chức cho quản lý rủi ro và tuân thủ.
- Đáp ứng đầy đủ về chuẩn an toàn vốn theo Quy trình nội bộ đánh giá an toàn vốn (ICAAP).
Cụ thể hơn, nhiệm vụ chính của các ngân hàng thuơng mại là thực hiện hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II, bố trí vốn chủ sở hữu tuơng ứng đối với rủi ro tín dụng, tính đến rủi ro thị truờng và rủi ro hoạt động.
3.3.2. về hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai Basel II
Điều cấp thiết để có thể tiến hành việc ứng dụng thành công quy trình giám sát và quản trị rủi ro theo những chuẩn mực của Basel II là vai trò cũng nhu trách nhiệm của ngân hàng nhà nuớc và các cơ quan quản lý trong việc đua ra hệ thống các quy định pháp lý hoàn chỉnh. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng nhu những định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro.
Hệ thống luật pháp về các tổ chức tín dụng của Việt Nam đuợc ra đời từ năm 1997 tuy nhiên lại chua đủ tính cập nhật so với những quy định mới trong Basel. Do vậy, các cơ quan quản lý và NHNN cần bám sát hơn nữa các yêu cầu của Basel để có thể đua ra đuờng lối và huớng dẫn kịp thời cho các ngân hàng. Gần đây NHNN đã có ban hành một số thông tu quy định rõ ràng hơn về giới hạn cũng nhu tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động các TCTD và chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài nhu Thông tu số 36/2013 của NHNN. Mới đây nhất là Thông tu 41/2016- NHNN
79
quy định rõ về tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sát với các thông lệ trong Basel 2. Mặc dù vậy, với điều kiện thị trường cũng như tình hình kinh tế xã hội tại Việt Nam cũng sẽ khiến các NHTM gặp khó khăn khi áp dụng các Quy định, thông tư của NHNN cũng như của chính phủ, do đó cần liên tục hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các quy phạm pháp luật, hệ thống thông tư, nghị định, quy định, quy trình thường xuyên liên tục để giúp các NHTM định hướng rõ ràng về mọi hoạt động cũng như mục tiêu của mình trong từng thời kì.
Trong thời gian sắp tới, các quy định liên quan đến bảo hiểm tiền gửi cũng cần được chú trọng quan tâm, các quy định này nên gắn liền với phần đánh giá rủi ro của tổ chức tín dụng đối với các khoản mục hoặc danh mục nói chung, từ đó có những quy định cụ thể hơn về mức phí, điều lệ tham gia... Phần bảo hiểm tiền gửi hiện nay được trông đợi là sẽ bảo vệ được 98% người gửi tiền.
Cần tạo điều kiện cho các ngân hàng ứng dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Mỹ (GAAP) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) trong xu hướng hợp nhất giữa hai chuẩn mực này.
Xây dựng thể chế giám sát ngân hàng mới đi đôi với thực hiện cơ chế giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và xây dựng Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên nguyên tắc cải thiện tính độc lập gắn liền với tính trách nhiệm và minh bạch của cơ quan giám sát ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý và biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng phù hợp với nguyên tắc thị trường và cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở từng bước tạo sân chơi bình đẳng, loại bỏ các rào cản gia nhập thị trường và tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Có biện pháp khuyến khích kết hợp cưỡng chế các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Đồng thời, nâng cao các điều kiện cấp phép liên quan đến an toàn hoạt động và quản trị đối với các ngân hàng được thành lập mới.
Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Ủy ban Basel trên cơ sở lựa chọn chuẩn mực thích hợp. Trong đó chú trọng đến các văn bản quy định về việc xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mỗi ngân hàng thương mại, điều kiện tiên
80
quyết để ngân hàng Nhà nước đồng ý cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ.
Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, ngân hàng Nhà nước tư vấn cho Chính Phủ và Bộ Tài chính ra văn bản hướng dẫn cụ thể trên cơ sở quy định trong phương pháp chuẩn của hiệp ước Basel II.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết hợp với định hướng phát triển của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam và những điều kiện cần thiết để đáp ứng khả năng áp dụng Hiệp ước Basel II cũng như thông qua các thực trạng đã nghiên cứu về Vietinbank, chương 3 đã đề ra các giải pháp cụ thể để thúc đẩy quá trình hoàn thiện dự án Basel II tại Vietinbank. Để những giải pháp có thể phát huy hiệu quả của nó, trong chương này cũng đặt ra một số kiến nghị lên các cơ quan quản lý để việc áp dụng Basel II thuận lợi hơn.
81
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đối mặt với những vấn đề nghiêm trạng mà nguyên nhân chính xuất phát từ chất lượng quản trị ngân hàng. Chất lượng quản trị ngân hàng Việt Nam hiện nay thấp hơn so với mức chung trên thế giới dù là ngành được thanh tra, giám sát khá chặt chẽ. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng còn có quan điểm sai lầm khi đánh giá tầm quan trọng của quản trị rủi ro, coi quản trị rủi ro là hoạt động hỗ trợ, không đóng góp vào kết quả kinh doanh nên không đầu tư tương xứng. Một số ngân hàng khác thì mặc dù đã chú trọng đầu tư và tiếp cận các phương pháp quản trị rủi ro hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, song việc áp dụng các mô hình và biện pháp quản trị rủi ro này vào thực tiễn thì chưa thực sự hiệu quả. Chính vì thế, vấn đề đặt ra trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay là áp dụng thống nhất một mô hình, các chuẩn mực và nguyên tắc chung về quản trị rủi ro, theo hướng tiệm cận tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Việc áp dụng Basel II đem lại nhiều kết quả tích cực. Việc triển khai Basel giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu. Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Basel II với phương pháp tiêu chuẩn được chuẩn hóa và được xem là bước đầu tiến tới phương pháp đánh giá theo độ nhạy cảm rủi ro.
Thực tiễn áp dụng Basel II tại Vietinbank đã bước dầu thu được kết quả mặc dù còn nhiều hạn chế. Về đánh giá, nếu như tuân thủ đúng theo những chuẩn mực của Basel II thì Vietinbank chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn tối thiểu. Với những chiến lược kinh doanh ngày càng mở rộng, mức độ rủi ro của tài sản tăng lên, nhưng vốn không tăng tương ứng khiến Vietinbank sẽ phải đối mặt với những thiếu an toàn. Basel II, cho phép Ngân hàng công thương lượng hóa được các rủi ro cho mọi hoạt động và cá giao dịch phát sinh, nhưng quy trình lượng hóa như thế nào thì ngân hàng vẫn đang trên đường tiếp tục hoàn thiện. Nhìn chung các Phương pháp tiêu chuẩn - cơ bản của Basel II đã được Vietinbank đưa vào áp dụng để tính toán, nhưng các phương pháp nâng cao thì chưa thực hiện được, để làm được điều này thì
82
ngân hàng còn cần thêm thời gian và các nguồn lực khác. Basel II cũng cho phép ngân hàng đối chiếu kết quả kinh doanh với mức vốn cần thiết để đảm bảo an toàn, giúp ngân hàng từ đó có cái nhìn rõ hơn tỷ suất lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro cho các hoạt động đã phát sinh, từ đó đề ra chiến lược cụ thể.
Nếu áp dụng thành công Basel II, nhiều cơ hội tươi sáng mở ra với Vietinbank, đó chính có thể từng bước vươn ra tầm khu vực và quốc tế, trở thành một tập đoàn tài chính mạnh mẽ. Từng bước đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế, ngày càng mở rộng quy mô.
Đối với NHTMCP Công thương Việt Nam, VietinBank đã chủ động ứng dụng các kết quả triển khai Chương trình Basel II vào thực tiễn công việc, khẳng định những bước đi thành công ban đầu về Ngân hàng thực hành Quản trị rủi ro tốt nhất Việt Nam. Nhờ quá trình chuẩn bị toàn diện, đặc biệt là chủ trương đề cao tính tuân thủ chuẩn mực quốc tế, công tác Quản trị rủi ro tại VietinBank bước đầu đã đáp ứng các yêu cầu của Basel II. Còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục, nhưng Vietinbank cũng không thể vội vàng, mà cần khắc phục từng bước một, theo một kế hoạch chắc chắn.
Với nền tảng vững chắc đã được thiết lập, năm 2019 VietinBank sẵn sàng triển khai các ứng dụng Basel II, đổi mới toàn diện các mặt quản trị của NH. Cùng Basel II, VietinBank sẽ hoạt động an toàn, hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của NHNN là trở thành NH nhóm đầu khu vực, hội nhập tốt với nền tài chính quốc tế.
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10. NHNN Việt Nam (2014), TT 36/2014/TT-NHNN, Thông tư của NHNN Quy định
các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
11. NHNN Việt Nam (2016), TT 41/2016/TT-NHNN, Thông tư của NHNN Quy định
tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2014 - 2018), Báo cáo thường niên
các năm từ 2014 - 2018, Hà Nội.
13. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2014 - 2018), Báo cáo tổng kết hoạt
động kinh doanh các năm từ 2014 - 2018, Hà Nội.
14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2014 - 2018), Báo cáo tài chính các
năm từ 2014 - 2018, Hà Nội
15. Đề tài Luận Văn, Nguyễn Thị Kim Anh năm (2010), Giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại.
16. Đề tài Quy trình đánh giá tính đầy đủ của vốn nội bộ theo Basel II - Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam - TS. Nguyễn Thùy Dương, Ths. Đỗ Thu Hằng
17. Tô Ngọc Hưng, Phạm Quỳnh Trang (2018) , Những vấn đề quan tâm để triển
khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
18. TS. Đặng Anh Tuấn, Ths. Trần Nhật Quang, Trần Quang Thái(2018), Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam
8. Luận văn thạc sĩ, Phạm Minh Phương (2016), “Áp dụng Basel II và công tác vào
công
tác quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
9. NHNN Việt Nam (2013), TT 02/2013/TT-NHNN, Thông tư của NHNN Quy định
về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
1. Đánh giá thực trạng của NHTM trong Hội nhập - tailieu.ttbd.gov.vn
2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2017) “Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các
84
NHTM Việt Nam cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện" Đại học Kinh tế Quốc dân và Ngân hàng LienvietPostbank.
3. Luận văn Thạc sĩ, Võ Hồng Đức, Nguyễn Minh Vương, Đỗ Thành Trung (2014)
“Yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn: Bằng chứng thực nghiệm từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam".
4. Luận văn tiến sĩ, Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của
Ngân hàng Thương mại theo Hiệp ước Basel II” tại trường Đại học Ngoại thương.
5. ThS. Nguyễn Đức Trung (2012), “An toàn vốn Ngân hàng thương mại: Thực trạng
Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn vốn Basel II & ITT.
6. Ths. Trần Thị Vân Trà (2016), Đánh giá hiệu quả của quy định về an toàn vốn tối
thiểu cho các ngân hàng ở việt nam.
7. Viện chiến lược và chính sách tài chính (2015), “Hệ thống ngân hàng Việt Nam