Trao đổi tiếp thu kinh nghiệm của các ngânhàng áp dụng thành công giai đoạn

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 89)

giai đoạn thí điểm

Tại một số ngân hàng đã áp dụng thành công Basel II, đã đạt được các thành tựu trong các vấn đề như sau, Vietinbank cần phải học hỏi:

+ Lượng hóa rủi ro một cách chính xác hơn. Cần bắt tay vào thực hiện các phương pháp nâng cao để thu được kết quả chính xác cao.

+ Tập trung hơn vào các phương pháp tính Vốn Kinh tế dựa trên các kết quả lượng hóa rủi ro.

+ Ba cột trụ nhấn mạnh hơn về phương pháp luận nội bộ của ngân hàng, xem xét đánh giá, và quy luật thị trường

+ Hướng dẫn về quản lý rủi ro hoạt động

+ Nhiều kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting)

Kinh nghiệm quản trị rủi ro, Kinh nghiệm thực tiễn từ Ngân hàng Hàng hải MSB [18]

- Trước khi áp dụng quy trình quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II, MSB cũng đã học hỏi các kinh nghiệm từ các tổ chức tín dụng trên thế giới. từ đó để rút ra các bước chính để áp dụng các nguyên tắc của Basel II một cách tốt nhất. Các nguyên tắc này bao gồm: Văn hó rủi ro hoạt động, Khung quản lý rủi ro hoạt động, Hội đồng quản trị, Khẩu vị và mức độ chấp nhận rủi ro hoạt động, Quản lý cấp cao, Nhận diện và đánh giá rủi ro, Quản lý thay đổi, giám sát và báo cáo, Kiểm soát và giảm thiểu, Phục hồi và hoạt động kinh doanh liên tục, Công bố thông tin.

- Tiếp theo đó, MSB thiết lập mô hình quản trị rủi ro hoạt động gồm 4 nhân tố chính:

+ Văn hóa và các nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động + Chiến lược và các chính sách

74 + Quy trình quản lý rủi ro hoạt động

+ Hệ thống và các công cụ quản lý rủi ro hoạt động + Cơ sở dữ liệu rủi ro hoạt động.

- Ve các công cụ quản trị rủi ro hoạt động tại MSB bao gồm: + Thu thập dữ liệu tổn thất (LDC)

+ Tự đánh giá rủi ro và hiệu quả kiểm soát (RCSA) + Báo cáo tình hình quản lý rủi ro hoạt động (Barometer) + Các chỉ số rủi ro chính (KRIs)

+ Báo cáo lỗi

+ BPM (Business Process Mapping): BPM là công cụ để xác định các buớc chính và các rủi ro/điểm yếu kiểm soát chính trong quy trình kinh doanh, hoạt động và tuơng tác giữa các bộ phận trong tổ chức.

+ Blacklist

+ Tài liệu/ thẻ ghi nhớ quản lý rủi ro hoạt động

- Thực hiện chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng MSB đã triển khai tính toán mức vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động theo Thông tu 41 dựa trên số liệu của Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh đã kiểm toán theo từng năm từ 2015 đến nay, thực hiện Mapping các khoản mục của chỉ số kinh doanh phục vụ cho tính toán vốn tại MSB.

Kinh nghiệm về đảm bảo An vốn tối thiểu để triển khai Basel II:

- Từ ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB: Một trong các giải pháp giúp VCB hoàn thành mục tiêu an toàn vốn đó là việc thoái vốn tại các tổ chức tín dụng trong năm 2018 cũng đã giúp tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Vietcombank đạt 9,58%, đáp ứng tỷ lệ theo Basel II.

Hiện nay, Vietcombank đang tiến hành áp dụng phuơng pháp xếp hạng nội bộ nâng cao Advanced IRB để đo luờng rủi ro theo Basel II, phục vụ cho công tác tính vốn. Nền tảng của phuơng pháp này dựa trên: mô hình xếp hạng rủi ro tín dụng

dựa trên Xác suất vỡ nợ (PD), mô hình luợng hóa Tổn thất khi vỡ nợ (LGD) và

nợ tại thời điểm vỡ nợ (EAD) đối với danh mục khách hàng Bán lẻ. Kết quả của các mô hình là luợng hóa ba tham số rủi ro chủ chốt PD, LGD và EAD. Mô hình LGD

75

kinh doanh, Cho vay bất động sản cá nhânCho vay tiêu dùng.

- Từ ngân hàng Quốc tế VIB: Để đảm bảo An toàn vốn, VIB đã đề ra kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn. VIB đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua các phương án tăng vốn cấp I từ phát hành mới hoặc bán cổ phiếu quỹ đang nắm giữ, tăng vốn cấp II cả từ nguồn trong nước và ngoài nước, phân bổ nguồn lợi nhuận kinh doanh giữa chia cổ tức tiền mặt với giữ lại để tăng vốn. Bên cạnh đó, VIB đã chú trọng phát triển ngân hàng kỹ thuật số và hệ thống ra quyết định kinh doanh dựa vào phân tích cơ sở dữ liệu tự động, nên có nền tảng để tiếp tục phát triển các ứng dụng phục vụ việc tính toán và quản trị tự động các chuẩn mực vốn, cũng như chiết suất các thông tin cần thiết có sẵn để phục vụ việc tính toán, bảo đảm tuân thủ các quy định tại Thông tư 41.

Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho việc tính toán các chỉ tiêu của An toàn vốn theo Basel II từ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam Techcombank:

TCB là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai và áp dụng thành công IFRS9 kể từ ngày 01- 01- 2018, trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đang quản trị theo số liệu chuẩn mực kế toán Việt Nam và mới đây Bộ Tài chính đã công bố dự thảo đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam với đề xuất lộ trình áp dụng IFRS bắt đầu từ năm 2022. IFRS9 (và trước đây là IAS39) là chuẩn mực quy định toàn bộ các nguyên tắc ghi nhận và đo lường đối với các công cụ tài chính. Đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng, đây là chuẩn mực xương sống, có ảnh hưởng trọng yếu tới số liệu tài chính vì khoảng 80% bảng cân đối kế toán của các ngân hàng được cân đối bởi các công cụ tài chính. Vì vậy, Vietinbank cần phải dần dần thay đổi chuẩn mực kế toán Việt Nam sang tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí vào quá trình quản trị rủi ro, TCB đã kiểm soát tốt tỉ lệ nợ xấu của Techcombank nằm ở mức 1,8% phản ánh sự tập trung mạnh mẽ của Techcombank vào quản trị rủi ro, giúp ngân hàng giảm 80% chi phí dự phòng.

Kinh nghiệm về triển khai bộ máy nhân sự và thực tiễn hoạt động cho BaseL II: Tại Vietcambank, để triển khai Chương trình Basel II đảm bảo hiệu quả

76

và chất lượng, Hội đồng quản trị Vietcombank đã thành lập bộ máy triển khai, bao gồm HĐQT, Ban triển khai Chương trình với Tổng giám đốc là Trưởng ban và các nhóm triển khai do các thành viên Ban lãnh đạo phụ trách trực tiếp điều hành. Định kỳ hàng tháng, Ban triển khai họp để đánh giá tiến độ triển khai, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc. Hàng quý, HĐQT họp để chỉ đạo định hướng, đảm bảo chất lượng triển khai phù hợp với chiến lược của Ngân hàng. Chương trình có phạm vi sâu rộng, với sự tham gia của trên 160 nhân sự đến từ trụ sở chính và các chi nhánh.

- Tại Ngân hàng quốc tế VIB, Ngân hàng sử dụng các chuyên gia có kinh nghiệm từ đối tác Commonwealth Bank of Australia (CBA) trong thời gian đầu để có những hiểu biết cơ bản, đồng thời hoạch định lộ trình cho việc thực hiện. Tuy nhiên, đội ngũ triển khai mang tính chuyên môn sâu, từ cấp thành viên Ban điều hành tới cấp chuyên gia, thì 100% đều được lưạ chọn trong đội ngũ cán bộ VIB.

Kinh nghiệm về triển khai hệ thống giám sát theo yêu cầu của Basel II:

về hệ thống kiểm tra, kiểm soát, VIB luôn nhất quán trong việc phát triển hệ thống quản trị với 3 lớp hàng rào bảo vệ: Thứ nhất, các đơn vị kinh doanh và vận hành (your business, your control); thứ hai, các đơn vị chuyên trách độc lập chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro nằm dưới sự quản lý của Ban điều hành; thứ ba, hệ thống phối hợp với các bên kiểm soát độc lập với Ban điều hành như kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, các cơ quan thanh tra, giám sát từ bên ngoài. Với hệ thống kiểm soát sẵn có, cùng với việc hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình mới theo yêu cầu của Thông tư 41 và Thông tư 13/2018/TT-NHNN (về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tính toán hàng ngày về mức độ đủ vốn, VIB đã có nền tảng tốt cho việc kiểm soát nội bộ, cũng như cung cấp công cụ và số liệu đầy đủ để các cơ quan chức năng giám sát việc tuân thủ chuẩn mực vốn mới.

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w