Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 73)

a. Những hạn chế cần khắc phục

Một, Vietinbank đang đứng trước khả năng hệ số an toàn vốn tối thiểu giảm xuống dưới mức cho phép nếu tính toán theo đúng phương pháp chuẩn của

53

Basel II và chưa tăng được vốn.

Theo những tính toán theo đúng chuẩn Basel II, thì hệ số an toàn vốn của Vietinbank có thể giảm xuống duới 8% nếu nhu ngân hàng này không thể tăng đuợc vốn, và chu đáp ứng đuợc yêu cầu. Để đảm bảo Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Dù tăng vốn là nhiệm vụ cấp thiết lúc này nhung Vietinbank vẫn chua thực sự lựa chọn đuợc giải pháp tăng vốn tối uu và thực hiện thành công. Do vậy hạn chế đầu tiên cần cần khắc phục là giải quyết đuợc bài toán tăng vốn.

Trong khi các biện pháp tăng vốn tự có (gồm cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2) đã đuợc VietinBank khai thác tối đa và đã tới hạn theo các quy định của pháp luật. Để giải thích điều này là do mức sở hữu vốn của Nhà nuớc đã duới mức quy định cho phép là 65% nên việc huy động vốn từ nhà đầu tu nuớc ngoài sẽ không thể thực hiện đuợc trừ khi Nhà nuớc đồng thời góp vốn thêm, trong khi đó mức tăng truởng tín dụng đã ở mức tối đa.

Đánh giá về nhu cầu huy động vốn mới của VietinBank, hiện khá cấp thiết với mức khi CAR tối thiểu theo quy định là 9% và hệ số này của CTG đã tiến sát đến mức tối thiểu. Do đó, khi mà Basle II dự kiến sẽ đuợc triển khai từ năm 2020 và giá trị tài sản dự kiến tăng truởng trung bình gộp 15,6%, uớc tính VietinBank sẽ cần phải tăng vốn thêm khoảng 20%, tuơng đuơng khoảng 7.500 tỷ đồng trong hai năm tới.

Hiện tại, với tỷ lệ Vốn cấp 2/ Vốn cấp 1 là 54%, Ngân hàng Vietinbank vẫn còn du địa để tăng tới 16.000 tỷ đồng vốn cấp 2. Tuy nhiên, việc tăng vốn cấp 2 sẽ khó khăn hơn do giá trị trái phiếu thứ cấp mà các ngân hàng mua lẫn nhau sẽ dần đuợc loại trừ khỏi tổng vốn. Thêm vào đó, trái phiếu của Vietinbank khó bán cho các nhà đầu tu vì các điều khoản lợi ích kém hấp dẫn. Do đó, Ngân hàng cần tăng vốn cấp 1, tuy nhiên room khối ngoại đã đầy, nên việc đuợc mở thêm room là quan trọng với VietinBank.

Đối với VietinBank, mặc dù việc tăng vốn để đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là khá khó khăn. Tuy nhiên do lợi nhuận giữ lại thời gian qua tăng hơn 5.200 tỷ đồng cộng với nguồn bổ sung từ trái phiếu thứ cấp 5.400 tỷ đồng nên đến tháng 9 năm 2016 tổng vốn cấp 1 của VietinBank vẫn đạt khoảng trên 57.140 tỷ đồng.

54

không đổi, nhưng việc cơ cấu lại tài sản có rủi ro khiến cho việc tuân thủ theo yêu cầu An toàn vốn khả quan hơn. Sau năm 2017, Vietinbank đã dồn tất toán tới 7.000 tỷ đồng trái phiếu bán nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cũng như tất toán toàn bộ vào đầu 2018.

Hai, thực hiện theo hệ thống quản trị rủi ro của Basel II, việc tính toán các giá trị tài sản có rủi ro gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tính toán hệ số an toàn vốn tối thiểu.

Basel II quy định chặt chẽ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu gắn với mức độ rủi ro của tài sản của ngân hàng. Mặt khác, mức độ rủi ro của tài sản lại gắn liền với nhiều yếu tố khác: độ tín nhiệm của khách hàng, thời hạn khoản vay, độ tập trung vào một nhóm khách hàng nhất định...Tuy nhiên phương pháp chuẩn trong Basel II quá chú trọng đến vai trò của cơ quan xếp hạng trong việc phân loại tài sản rủi ro, mà tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp không được xếp hạng, cho nên khi tính toán các tài sản có rủi ro theo trọng số gặp rất nhiều khó khăn. Đó là một trong các hạn chế khi tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Ba, trong công tác quản trị vẫn gặp nhiều bất cập

Do có nhiều điểm lợi ích chưa hài hòa, vẫn còn mẫu thuẫn, do vậy việc hoàn thành những kế hoạch trong chương Basel II còn chưa thực sự hoàn thiện và đem lại kết quả. Để đáp ứng yêu cầu an toàn vốn thì cac mục tiêu về lợi nhuận và tăng trưởng phải giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của ngân hàng và các cổ đông, dẫn đến mâu thuẫn trong chỉ đạo các mục tiêu.

Vietinbank mặc dù là ngân hàng thương mại cổ phần, tuy nhiên tỉ lệ vốn của nhà nước là chính, do vậy tồn tại một sức ép và sự can thiệp từ chính phủ và NHNN đến các kế hoạch, việc ra quyết định và ngay cả trong hoạt động của ngân hàng.

Bốn, nhiều dự án Công nghệ thông tin vẫn chưa được hoàn thành.

Mặc dù được đề ra từ lâu, nhưng một số dự án Công nghệ thông tin làm nền tảng cho Basel II vẫn chưa được hoàn thiện do còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sót trong cơ sở dữ liệu, nền tảng tài nguyên.

Chi phí cho các dự án, đặc biệt là các dự án về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là khá cao, khả năng tập trung chi phí kém, do vậy các dự án phải kéo dài,

55

một số dự án còn phải cân nhắc thực hiện. Các dự án về công nghệ thông tin hiện đại cần có sự hỗ trợ và tư vấn nước ngoài, do đó để tự thân Vietinbank vận hành thì còn đang gặp khó khăn.

Năm, chưa đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn, bản thân ngân hàng chưa hội tụ được các yếu tố cần thiết.

Các yêu cầu của Hiệp ước Basel II khá rộng, bào trùm rất nhiều vấn đề liên quan, do vậy Vietinbank vẫn chưa thể đáp ứng được các yêu cầu đó.

Vietinbank là mộtngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam nhưng chưa thể so sánh với mặt bằng chung của thế giới, cũng như trong khu vực. Ngân hàng còn yếu kém về nhiều mặt.Vốn tự có thấp, so với các ngân hàng trong khu vực, chỉ bằng 1/5, thêm vào đó, tỉ lệ nợ xấu dần tăng cao, khiến cho tỉ lệ an toàn vốn bị kéo xuống. Do vậy, năng lực tài chính hạn chế dẫn đến khả năng duy trì, nâng cao hệ số an toàn vốn tối thiểu gặp khó khăn. Mặt khác, trình độ quản lý kinh doanh non yếu, công tác Quản trị rủi ro ngân hàng chưa chặt chẽ, mang tính thiếu chuyên nghiệp. Hơn 2/3 thu nhập là từ hoạt động tín dụng, cho vay chủ yếu là dựa vào tài sảm bảo đảm nhưng năng lực thẩm định lại yếu kém.

Chi phí cho việc áp dụng Basel II là khá cao, khả năng đáp ứng ngay tức thời của ngân hàng là không đủ, do vậy các dự án dàn trải, thiếu tập trung, thời gian hoàn thành lâu.

b. Nguyên nhân

Một trong những lợi thế của Vietinbank là có sự trao đổi và hỗ trợ rà soát thường xuyên giữa Ban quản lý dự án, Khối quản lý rủi ro và cổ đông nước ngoài BTMU Singapore từ năm 2013. Năm 2012 Vietinbank hợp tác cùng Công ty tư vấn là Earnst &Young Singapore xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cơ bản, do vậy đã có những thuận lợi đáng kể trong quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn Hiệp ước Basel II.

Tuy nhiên, bên cạnh đó là những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế, đó là:

*Các nguyên nhân chủ quan:

56

Đã 6 năm kể từ 2013, Vietinbank vẫn chưa thể tăng vốn, thậm chí trong năm 2018 và 2019 ngân hàng buộc phải giảm quy mô kinh doanh, điều chỉnh các kế hoạch tăng trưởng để đảm bảo an toàn vốn. Vietinbank cũng đã thử nhiều phương án để tăng vốn nhưng chưa thành công.

Năm 2016, để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn Vietinbank đã phát hành 2.900 tỉ trái phiếu.

Trong năm 2017, VietinBank dự định thực hiện hoàn tất thương vụ sáp nhập với PGBank để tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng, khi đó kỳ vọng tăng CAR theo tiêu chuẩn Basel II vẫn có nhiều triển vọng.Tuy nhiên, đến tháng 10/2017, Hội đồng quản trị PGBank đã họp thỏa thuận chấm dứt giao dịch sáp nhập với VietinBank.

Phương án tăng vốn khác được đặt ra với Vietinbank một là trả cổ tức bằng cổ phiếu, thực hiện chính sách cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ các nguồn đang giữ lại. Hai là phát hành cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn. Ba là nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện phát hành riêng lẻ.

Ở cách thứ nhất, thì chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu những năm qua tại Vietinbank đã không được triển khai vì liên quan đến yêu cầu nộp cổ tức bằng tiền về ngân sách Nhà nước.

Ở cách thứ hai, VietinBank cũng khó triển khai, do kế hoạch ngân sách trung hạn của Nhà nước không bố trí nguồn để đầu tư vào các NHTM.

Ở cách thứ ba: nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài. Cách này phụ thuộc vào thẩm quyền của các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Nếu triển khai thuận lợi có thể giúp VietinBank tạo thêm sức hấp dẫn trong tăng vốn, mặt khác có triển vọng tạo thêm nguồn thặng dư lớn có lợi cho ngân hàng và cổ đông (trong đó có cổ đông Nhà nước). Tuy nhiên, việc phê duyệt, thỏa thuận với cổ đông chiến lược nước ngoài cũng mất rất nhiều thời gian, một phần do quy trình, thủ tục, phần khác do thỏa thuận về giá không dễ dàng. Bởi tại Việt Nam, pháp luật định giá là giá bình quân 10 phiên giao dịch cổ phiếu gần nhất, nhưng khi có giá thì lại phải chờ phê duyệt, đến khi 2 bên ngồi lại để chốt giá thì giá trên thị trường đã thay đổi nhiều. Do đó, các cơ quan nhà nước cần phải tích cực thay đổi trong công tác thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và đối tác hoàn thành các thỏa thuận.

57

Năm 2017 và 2018, VietinBank vẫn đang buộc phải thực hiện cách thứ tư là phát hành trái phiếu thứ cấp dài hạn để nâng vốn cấp 2 từ đó nâng vốn tự có và cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR). Theo cách thực hiện này, hiện có thuận lợi khi lãi suất trên thị trường đã được bình ổn về mức thấp, chi phí phát hành trái phiếu theo đó bớt áp lực, nhưng vẫn là cách giải quyết tình hình trước mắt. Tuy nhiên hạn chế đặt ra, việc bán trái phiếu của Vietinbank là khá khó khăn, do lãi suất và các chế độ không cạnh tranh hấp dẫn nhà đầu tư.

Hai, điều kiện về hệ thống quản trị rủi ro đạt chuẩn toàn hệ thống gặp khó khăn do quy mô ngân hàng tương đối lớn nên gây khó khăn cho việc hoàn thiện

Hiệp ước Basel II nói chung, và các tiêu chí của nó cần được áp dụng một cách toàn diện trên toàn hệ thống ngân hàng Vietinbank nhằm hạn chế các rủi ro khi xảy ra các bất ổn. Việc hoàn thiện dự án Basel II tại Vietinbank là rất cần thiết, tuy nhiên đây là một ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động đa lĩnh vực, mạng lưới bao phủ khắp nơi trên cả nước với đa dạng các loại hình, do vậy đây là một trong các hạn chế để CTG áp dụng triệt để các nội dung của Hiệp ước Basel II.

Ba, Khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ thông tin đạt chuẩn

Như đã trình bày trong phần điều kiện áp dụng tiêu chuẩn Basel II, yêu cầu về nguồn dữ liệu là vô cùng đa dạng và phong phú, do vậy để một sớm một chiều có thể xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và hợp lý là vô cùng khó khăn. Hơn nữa, dữ liệu không chỉ thu thập từ nội bộ Vietinbank mà còn có liên hệ với các tổ chức tín dụng khác, cơ sở dữ liệu từ một hệ thống các khách hàng cá nhân dày đặc, số lượng các doanh nghiệp vô cùng lớn mà các khía cạnh của thông tin lại rất đa chiều.

Tuy nói rằng, thu thập thông tin dữ liệu và sắp xếp theo hệ thống được thực hiện bằng máy móc hiện đại, nhưng việc xử lý thông tin như thế nào, sắp xếp theo tiêu chuẩn nào, phân bổ các tiêu chí ra làm sao lại hoàn toàn dựa trên tư duy, cách nhận định và đánh giá của con người. Do vậy vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cập để có được hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh.

58

khỏi thiếu sót dữ liệu khi hệ thống luu trữ truớc đây còn thủ công và thô sơ, nhiều thông tin không đuợc luu trữ lại, cũng không có cách sắp xếp khoa học.

Bốn, Nguồn nhân sự am hiểu về Basel II và triển khai áp dụng Basel II còn thiếu hụt

Mặc dù Vietinbank là một ngân hàng tiên phong trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nhung Basel II là một tổ hợp các tiêu chuẩn rất phức tạp, lại chua có kinh nghiệm triển khai tại Việt Nam, do vậy nguồn cán bộ nguồn am hiểu sau sắc còn thiếu thốn, nên việc truyền đạt rộng rãi trong toàn thẻ cán bộ công nhân viên để ai cũng có thẻ nắm bắt đuợc cốt lõi vấn đề còn hạn chế.

Số luợng các cán bộ đuợc cử đi học tập, nghiên cứu các kinh nghiệm thực tế từ các ngân hàng và quốc gia đã áp dụng Basel II là chua nhiều, những cán bộ nắm vai trò thực thi chủ chốt còn thiếu thốn.

Năm, thiếu kinh nghiệm triển khai thực tế:

Vietinbank là một trong 10 Ngân hàng đầu tiên đuợc lựa chọn thí điểm áp dụng Basel II, do vậy không có một tấm guơng đi truớc nào để học hỏi kinh nghiệm. Hơn nữa, mỗi ngân hàng có một đặc thù khác nhau, do đó để áp dụng kinh nghiệm từ một ngân hàng đã đuợc công nhận Basel II cũng là điều không hề dễ dàng.

Còn từ phía kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới thì lại quá khác biệt so với môi truờng kinh doanh tại Việt Nam, khoảng cách về quy mô, trình độ, năng lực cũng quá xa. Vì vậy, để tự mình hoàn thành dự án Basel II cũng là một thách thức lớn đối với Vietinbank.

Sáu, chi phí để triển khai hoàn thiện Tiêu chuẩn Hiệp ước Basel II là khá lớn. Theo uớc tính của Công ty tu vấn Ernst & Young, khi thực hiện Basel, các ngân hàng sẽ phải tốn khoảng 5 -10 triệu USD để để xây dựng khung quản lý rủi ro (bao gồm chính sách, quy trình, các công cụ đo luờng, theo dõi, báo cáo) và khoản chi phí mua sắm cho hệ thống công nghệ thông tin, có thể lên tới 50 triệu USD và đây là một khoản đầu tu khá lớn.

*Các nguyên nhân khách quan:

Một, Vietinbank là ngân hàng có vốn nhà nuớc chiếm trên 65%, do đó phần lớn các chính sách và chiến luợc phải phụ thuộc nhiều chỉ đạo từ các cơ quan nhà

59

nước, dẫn đến bị động trong các định hướng và hành động cụ thể. Vietinbank khó khăn trong khâu tăng vốn để tuân thủ An toàn vốn, một trong các nguyên nhân là vì yêu cầu nộp cổ tức bằng tiền về ngân sách Nhà nước, cổ phần phát hành thêm khó vì tỉ lệ đại diện nhà nước nắm giữ cổ phần đã đạt đến giới hạn tối thiểu. Nếu nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài. Cách này phụ thuộc vào thẩm quyền của các cơ quan lãnh đạo cấp cao.

Hai, nguyên nhân khách quan thứ hai liên quan đến môi kinh tế - xã hội tại Việt Nam còn chưa phát triển hiện đại, do đó còn nhiều hạn chế vì vậy những ngân hàng nhà nước như Vietinbank cần phải đóng góp nhiều hơn nữa cho ngân sách, nếu áp dụng Basel II thì phải hy sinh các mục tiêu về lợi nhuận, như vậy mâu thuẫn với định hướng của Vietinbank. Môi trường kinh tế xã hội tại Việt Nam, còn cách biệt quá lớn với các nền kinh tế lớn đã áp dụng Basel II thành công, do vậy việc học hỏi kinh nghiệm cũng gặp khó khăn.

Ba, tại Việt Nam còn chưa có các tổ chức đánh giá và xếp hạng tín nhiệm do vậy cũng là một nguyên nhân dẫn đến, Ngân hàng Công thương gặp khó khăn trong

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w