Thành công của Vietinbank trong quá trình áp dụng Basel II

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 65)

a. Thành công trong việc đảm bảo An toàn vốn tối thiểu (Bám sát trụ cột 1 của Basel II)

- Thứ nhất, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam luôn đáp ứng được các quy định về an toàn vốn của NHNN. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn đạt mức trên 9%.

Đến thời điểm cuối năm 2018, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) riêng lẻ của ngân hàng là 9,6% và hợp nhất là 10%. Quy định là 9% và ngân hàng vẫn đang đảm bảo. Trong thời gian vừa qua, Vietinbank đã cấu trúc lại vốn tự có, phát hành trái

47

phiếu thứ cấp bổ sung vào vốn cấp 2. Tuy nhiên, mảng này cũng đã khai thác tới hạn theo quy định. Đồng thời, ngân hàng cũng cơ cấu lại các khoản đầu tu dùng vốn tự có, cấu trúc lại. Nếu có thể tăng vốn ngoài việc giữ lại lợi nhuận của giai đoạn 2017-2018, ngân hàng có thể đạt tăng truởng tín dụng 14-16% theo điều hành của Ngân hàng nhà nuớc và giữ vững điều kiện là đảm bảo cơ cấu nguồn vốn, kiểm soát tỷ lệ an toàn vốn theo 41 không duới 8%.

Tuy nhiên, hệ số này tại Vietinbank đang có xu huớng giảm xuống, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VietinBank đã giảm tới sát mức tối thiểu theo quy định của Thông tu 41. Lý giải điều này do việc áp dụng quy trình tính toán Vốn và tỷ lệ an toàn vốn mới, khiến cho tỉ lệ an toàn vốn đuợc tính toán chính xác theo các quy định của Basel 2, làm cho tỉ lệ CAR giảm xuống.

Nguồn: Báo cáo Đại hội cổ đông ngân hàng Vietinbank

(*)Theo báo cáo của Ngân hàng Vietinbank thì hệ số CAR của ngân hàng này năm 2018 đạt mức yêu cầu của NHNN.

Đối với VietinBank, mặc dù việc tăng vốn để đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là khá khó khăn. Tuy nhiên do lợi nhuận giữ lại thời gian qua tăng hơn 5.200 tỷ đồng cộng với nguồn bổ sung từ trái phiếu thứ cấp 5.400 tỷ đồng nên đến tháng 9/2016 tổng vốn cấp 1 của VietinBank vẫn đạt khoảng trên 57.140 tỷ đồng, vì vậy tỉ lệ an toàn vốn thiểu của CTG vẫn đuợc bảm bảo theo đúng quy định.

Thứ hai, đã thành công xây dựng được phương pháp và công thức tính vốn và tỉ lệ an toàn vốn theo sát các quy định của Basel II, được quy định cụ thể trong thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Nhu đã trình bày ở trên, Vietinbank đã xây dựng đuợc công thức và quy trình tính toán Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. VietinBank đã hoàn thành các phuơng pháp tính vốn cho các rủi ro trọng yếu: Tính vốn theo phuơng pháp cơ bản đối với rủi ro tín dụng; tính vốn theo phuơng pháp cơ bản đối với rủi ro thị truờng và tính vốn theo phuơng pháp chỉ số kinh doanh có điều chỉnh đối với rủi ro hoạt động.

48

Ngoài ra, VietinBank cũng chủ động áp dụng các phương pháp đo lường và theo dõi rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với hướng dẫn của NHNN. Bên cạnh đó, VietinBank cũng tiên phong nghiên cứu phương pháp luận quản lý các rủi ro mới là rủi ro danh tiếng, rủi ro mô hình.

VietinBank cũng đã thành công với những dự án trọng điểm: Dự án Thu thập sự kiện tổn thất (LDC), Dự án Tính toán tài sản rủi ro theo yêu cầu Basel II (RWA)

Trong lĩnh vực rủi ro tín dụng, có hai phương phương pháp được tiếp cận, đó là tiếp cận tiêu chuẩn và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB). Trong đó, Vietinbank đã thành công trong việc áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ IRB. Cách tiếp cận này sử dụng các ước tính của Vietinbank về các yếu tố rủi ro, dựa trên các yếu tố rủi ro được phép tính toán, khoảng cách được tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao. Các quy định về rủi ro tín dụng cũng bao gồm cả đối phó chi tiết với chứng khoán và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Trong lĩnh vực rủi ro vận hành, Vietinbank tính toán yêu cầu vốn trên cơ sở tổng thu nhập của mình (cách tiếp cận chỉ tiêu cơ bản và phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn). và với rủi ro thị trường, Vietinbank cũng tuân khung BaselII về phương pháp tiêu chuẩn.

Thứ 3, Thành công trong việc hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu áp dụng cho việc tính toán Tỷ lệ an toàn vốn

Năm 2017, Vietinbank đã hoàn thành hệ thống tính toán Tài sản rủi ro (RWA) đáp ứng yêu cầu phương pháp luận về cấu trúc dữ liệu, thuật toán và phương pháp tính tài sản rủi ro theo thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Các dự án tiếp theo được xây dựng để phục vụ cho mục tiêu áp dụng Basel II, đó là: Dự án xây dựng hệ thống Khởi tạo khoản vay nhằm tự động hóa ứng dụng cho vay và hệ thống quản trị ngân hàng, Dự án Tính toán tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn (SA), Dự án Cải thiện hệ thống tính toán vốn theo yêu cầu Basel II, Dự án Quản trị mô hình đo lường RRTD, xây dựng quy trình xây dựng, xác thực mô hình A-card, B-card đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình; mô hình đo lường xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp; mô hình đo lường xác suất không trả được nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng. Các dự án

49

đang được thực hiện, có những dự án đã được hoàn thành và đưa vào áp dụng đem lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin đã phối hợp chặt chẽ cùng các khối nghiệp vụ phát triển mở rộng nhiều sản phẩm, dịch vụ, hệ thống ứng dụng tại các khối.

Thứ tư, năng lực quản trị rủi ro được nâng cao

Những năm qua, VietinBank đã chủ động nghiên cứu nhằm đổi mới, sáng tạo trong quá trình triển khai áp dụng chuẩn Basel II vào hoạt động QTRR. Bên cạnh đó, tiến độ thực hiện các dự án cũng được VietinBank đẩy mạnh để từ đó ứng dụng nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh. Các kết quả của dự án đang được ứng dụng một cách hiệu quả. VietinBank đang chủ động tích cực và quyết liệt triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, điều này có tác động làm ảnh hưởng lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng là công việc cần thiết để nâng cao chất lượng tài sản, chất lượng danh mục tín dụng, tạo nền tảng phát triển bền vững cho ngân hàng, phát triển phù hợp với các thông lệ tốt của quốc tế, chủ động và hội nhập quốc tế thành công.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thông tin hai chiều và tăng hiệu quả trong QTRR, hệ thống Quản lý hồ sơ rủi ro (RiskprofHe) đã được nghiên cứu xây dựng và bước đầu triển khai ở cấp chi nhánh. Các đơn vị TSC đề xuất các biện pháp kiểm tra, giám sát, theo dõi và hỗ trợ các chi nhánh có mức độ rủi ro cao nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng và tần suất xảy ra. Các chi nhánh nắm được vấn đề cần khắc phục để chủ động xử lý, thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao năng lực quản lý rủi ro.

Năm 2015, VietinBank đã thực hiện đánh giá rủi ro hoạt động cho hơn 90 quy định/quy trình, cùng với 50 sản phẩm, dịch vụ mới ban hành/sửa đổi/ngừng triển khai tại các nghiệp vụ trọng yếu.

Thứ năm, việc áp dụng mô hình phòng vệ 3 tuyến đã đem lại kết quả tích cực.

Mô hình 3 vòng kiểm soát về quản trị rủi ro đã được nghiên cứu và áp dụng thành công: Vòng 1 và 1.5 (Chi nhánh và các đơn vị TSC quản lý theo nghiệp vụ); vòng 2 (các đơn vị thuộc Khối Quản lý rủi ro) và vòng 3 (Kiểm toán nội bộ). Việc ứng dụng mô hình 3 vòng kiểm soát góp phần giảm sự chồng chéo trong công việc, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị, đồng thời tăng hiệu quả QTRR và năng suất hoạt động thông qua sự kết nối tại các đầu mối.

50

ưu việt của mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn ngân hàng là tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng đuợc nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu. VietinBank đã đạtkết quả quan trọng,sau một thời gian tuân thủ nghiêm ngặt mô hình quản trị phòng thủ 3 lớp thì các chuẩn mực an toàn đã đuợc tuân thủ và dần tiệm cận các chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới, đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng. Mỗi cá nhân, từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ, đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức đuợc trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Tức là, quản trị rủi ro đuợc thực hiện bởi cả hệ thống, chứ không phải là trách nhiệm riêng của khối quản trị rủi ro.

b. Thành công trong công tác rà soát, giám sát (Trụ cột thứ 2 của Basel II)

Một trong những yêu cầu của Basel II là nâng quy trình rà roát và giám sát, liên quan đến việc hoạch định các chính sách của ngân hàng. Một trong các nguyên tác của trụ cột 2: Dựa theo danh mục rủi ro, các ngân hàng phải có một quy trình đánh giá mức độ đầy đủ của vốn nội bộ, đồng thời phải xây dựng một chiến luợc đúng đắn để duy trì mức vốn này. Đáp ứng yêu cầu này, Vieinbank đã xây dựng hệ thống giám sát nội bộ, để kiểm soát chặt chẽ mức an toàn vốn và kiểm soát các rủi ro.

Vietinbank từ 2015 đã thiết lập Khẩu vị rủi ro để các đơn vị có tiêu chí đánh giá hiệu quả điều chỉnh rủi ro và đua ra quyết định kinh doanh trên cơ sở cân bằng hiệu quả - rủi ro.

VietinBank đã xây dựng chuơng trình giám sát nội bộ (Sysmon) nhằm đáp ứng mục tiêu hỗ trợ công tác quản trị điều hành, kiểm tra và giám sát. Hơn 90 chức năng giám sát hệ thống bao gồm hầu hết các mảng chính của ngân hàng nhu: tiền vay, tiền gửi, chuyển tiền, tài trợ thuơng mại,..đã đuợc đua vào vận hành.

Sysmon đuợc chia thành 2 nhóm chức năng chính. Nhóm 1: hỗ trợ đánh giá tổng thể hoạt động, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của các CN, toàn hệ thống, giúp cho công tác quản trị điều hành và giám sát. Nhóm 2: đua ra thông tin liên quan cho việc khoanh vùng trọng điểm các giao dịch hoạt động có dấu hiệu

51

gian lận hoặc tác nghiệp sai, giúp phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, chấn chỉnh nhanh chóng, hiệu quả nhung lại tiết kiệm tối đa lao động và chi phí.

Ket quả: Chuơng trình đã cung cấp đuợc các số liệu về nguồn vốn, tốc độ tăng, giảm nguồn vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Kiểm soát tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn cũng nhu tính thanh khoản, trạng thái ngoại hối. Qui mô, cơ cấu và sự biến động du nợ, lợi nhuận qua từng thời kỳ. Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do VietinBank giao của từng chi nhánh. Phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro trong các mặt hoạt động.

c. Thành công trong xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu

Vietinbank đã làm giàu cơ sở dữ liệu, thu thập những truờng dữ liệu còn thiếu thông qua việc sửa đổi quy định nội bộ và kết nối với CIC, từ đó xây dựng kho dữ liệu để phục vụ quản trị rủi ro và triển khai Basel II.

Năm 2017, hệ thống VietinBank đua Core SunShine vào vận hành chính thức. Core SunShine liên tục đuợc nâng cấp, cải tiến đảm bảo vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu của các khối kinh doanh.

Một dự án khác cũng có vai trò cực kỳ quan trọng để đáp ứng Basel II là dự án Kho Dữ liệu doanh nghiệp - EDW. Nếu nhu Core Banking giúp Ngân hàng xử lý giao dịch tốt hơn thì EDW giúp kinh doanh tốt hơn. EDW giúp tổng hợp tất cả dữ liệu của ngân hàng về một nguồn, với hệ thống báo cáo, hệ thống phân tích dữ liệu đa chiều. EDW là nền tảng công nghệ rất tốt để VietinBank tiến tới giai đoạn 2 về phân tích dữ liệu, thực hiện bán chéo và khai thác Big Data, trí tuệ nhân tạo.

d. Chất lượng Nguồn nhân lực được nâng cao

Hiện tại Vietinbak đã xây dựng đuợc nguồn nhân lực nòng cốt, cùng với việc nâng cao chất luợng nguồn nhân lực, công tác quản trị nhân sự của VietinBank cũng đã ghi dấu buớc chuyển mới trong những năm gần đây vớiviệc kiện toàn, tái cấu trúc mô hình hoạt động theo chiều dọc, hình thành các khối nghiệp vụ thống nhất, xuyên suốt từ trụ sở chính đến các đơn vị trong toàn hệ thống, nhằm nâng cao khả năng quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh cũng nhu tiếp cận với mô hình

52

Trong năm 2018, hoạt động kinh doanh của VietinBank đã có những kết quả tích cực, chuyển biến tốt. Theo báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng mới công bố, quy mô cho vay nền kinh tế đến hết quý IV/2018 đạt 865.000 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cuối năm 2017, tiền gửi khách hàng đạt 826.000 tỷ đồng tăng 9,7% so với thời điểm cuối năm 2017,cơ cấu thu nhập hoạt động tiếp tục chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên để đảm bảo hệ số an toàn vốn, các mục tiêu lợi nhuận của Vietinbankđã được đặt ra một cách thận trọng hơn.

f. Nợ xấu được xử lý và kiểm soát hiệu quả

Theo số liệu từ báo cáo tài chính quý 3/2018, nợ xấu Vietinbank là 12.127 tỉ đồng, ứng với tỉ lệ nợ xấu là 1,36%. VietinBank và Vietcombank đã xử lý sạch sẽ nợ xấu tại VAMC. Nếu việc phương án tăng vốn tự có được thông qua sẽ tạo nguồn lực lớn để VietinBank phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn và dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế. Theo đó năm 2019, dự kiến dư nợ tín dụng tăng trưởng 6 - 8%, nguồn vốn huy động tăng trưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 2%, lợi nhuận dự kiến đạt 9.500 tỷ đồng (tăng 41% so với năm 2018), tỷ lệ sinh lời ROE ở mức 10 -13%, đảm bảo lợi ích cho cổ đông.

g. Chuẩn hóa và tinh gọn văn bản chính sách

Thực tế có rất nhiều quy định pháp luật có tính hiệu lực tức thời tác động đến hoạt động Ngân hàng và VietinBank luôn bám sát, nghiên cứu, đánh giá tác động để kịp thời ban hành, điều chỉnh các quy định, quy trình, sản phẩm, các văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống, xử lý tác nghiệp. Các đơn vị tại TSC cũng tăng cường hỗ trợ các chi nhánh trên nhiều phương diện để giải quyết nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh thông qua công tác tư vấn hoạt động kinh doanh, tố tụng, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản... VietinBank luôn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và Ngân hàng.

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w