Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn vốn theo BaselII

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 52)

Không có mức chi phí chính xác để thực hiện Basel II, chi phí này phụ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nền tảng sẵn có của từng ngân hàng. Vì vậy, mỗi ngân hàng phải có sự tính toán cho chi phí của từng giai đoạn thực hiện trong lộ trình áp dụng, để không gây phát sinh thêm các chi phí quá lớn. Trước tình hình đó, NHNN cũng đã vạch ra một lộ trình áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM một cách cẩn trọng. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng (Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank). Chương trình thí điểm bắt đầu từ tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 2018 các ngân hàng này phải cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel II.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, giai đoạn 1 này vẫn chưa thực hiện được, bởi lẽ thứ nhất các ngân hàng chưa tăng vốn đủ do áp lực tăng vốn lớn. Thứ hai, để áp dụng Basel II, các NHTM cần áp dụng các hệ thống đánh giá rủi ro mới, mà hầu hết các ngân hàng chỉ mới ở giai đoạn đầu nghiên cứu và áp dụng. Thứ ba, NHNN chỉ mới đề ra lộ trình chung cho hệ thống ngân hàng, còn đối với riêng mỗi ngân hàng vẫn đang phải tự tìm hướng đi cho mình. Hơn nữa, chi phí để áp dụng Basel là không cụ thể đối với từng ngân hàng, nhưng ước tính mức chi phí này khá cao, các ngân hàng nhỏ khó có thể đáp ứng ngay. Cuối cùng, hiện tại, mức tăng trưởng tín dụng đang khá cao, nên rất cần thiết để áp dụng các quy chuẩn đánh giá rủi ro chặt chẽ để bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng.Tuy nhiên, đến hết năm 2018 chỉ mới có 3 ngân hàng được NHNN công nhận đã đạt chuẩn Basel II là: Vietcombank, VIB và OCB. Đến đầu năm 2019 có thêm 4 ngân hàng được công nhận đạt chuẩn Basel II là ACB, MB Bank, VPBank, TPBank và đến 01/07/2019 có thêm Techcombank và MSB.

37

mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II (theo nghị quyết của Quốc hội về Ke hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016- 2020 ngày 8/11/2016).

Hơn nữa, các NHTM đều đã thực hiện phân tích hiện trạng và đua ra lộ trình triển khai Basel II, tuy nhiên các cơ quan quản lý còn chua có các quy định rõ ràng. Vì vậy, thách thức lớn nhất hiện nay là việc NHNN có kịp ban hành các văn bản theo đúng thời hạn để các NHTM áp dụng hay không; NHNN sẽ thiết lập các tỷ lệ an toàn ở mức độ nhu thế nào để phù hợp với mặt bằng các NHTM trong nuớc và đánh giá đúng mức độ ảnh huởng đến hệ thống khi áp dụng các tiêu chuẩn trên.

2.1.4. Những vấn đề đặt ra trong giai đoạn đầu áp dụng tiêu chuẩn vốn theo Basel II

Các quy định của Hiệp ước Basel rất phức tạp. Các quy định trong Hiệp uớc Basel hình thành dựa trên những kinh nghiệm lâu dài và cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại của các thị truờng tài chính phát triển. Do vậy, đối với một quốc gia mà thị truờng tài chính ngân hàng còn kém phát triển nhu Việt Nam, thì để Basel II có thể triển khai thành công cần phải có sự điều chỉnh về nội dung và lộ trình phù hợp, cần sự học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Khoảng cách các chênh lệch: Đó là khoảng cáchvề quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro, cơ sở dữ liệu, nhân sự, trình độ công nghệ thông tin, các tiêu chuẩn an toàn vốn giữa Basel II và thực tế của các NHTM tại Việt Nam còn quá lớn, do đó đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực chạy đua thì mới có thể áp dụng Basel II đúng lộ trình.

Lợi nhuận ròng bị giảm: Khi triển khai các tiêu chuẩn Basel II tại các NHTM, yêu cầu về vốn và thanh khoản tăng cao sẽ tác động làm cho chênh lệch lãi suất cho vay, khiến chi phí vốn tăng lên, kết quả là lợi nhuận ròng của ngân hàng sẽ giảm. Theo nghiên cứu của Ủy ban Basel, khi tỉ lệ an toàn vốn tăng lên 1% sẽ khiến chênh lệch lãi suất cho vay và chi phí đi huy động vốn tăng lên 1,3%. Đặc biệt, các tiêu chuẩn phân loại nợ đuợc nâng cao hơn, đẩy một bộ phận nợ chuyển nhóm, tác động đến nợ xấu tăng lên mà đối ứng là chi phí trích lập dự phòng tăng lên, lãi dự thu giảm đi và lợi nhuận bị ảnh huởng. Tuy nhiên, có thể bù đắp phần lợi nhuận

38

ròng mất đi bằng một số biện pháp: Tăng lợi nhuận ngoài lãi như: phí, hoa hồng..., tăng hiệu quả quản trị để giảm chi phí hoạt động. Có thể thấy một số ngân hàng đã và đang hạ mạnh chỉ tiêu lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng chẳng hạn như

Vietinbank.

Năng lực quản trị rủi ro cần được tăng cao: Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ronói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. Hiện nay, bên cạnh nỗ lực giải quyết các khoản nợ xấu từ hoạt động cho vay trong quá khứ, các ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu chuẩn xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến, nhằm phòng ngừa rủi ro trong tương lai, thay vì phải giải quyết hậu quả.

Vấn đề nhân lực: Đây được xem là vấn đề khó khăn, thách thức quan trọng trong việc áp dụng Basel II tại hệ thống các NHTM ở Việt Nam. Basel II đòi hỏi cao về nguồn nhân lực bởi đây một kế hoạch kéo dài qua nhiều năm, các Ngân hàngsẽ phải đối mặt với vấn đề số lượng, chất lượng tuyển dụng ra sao, đào tạo nhân lực như thế nào để đáp ứng với yêu cầu đã đặt ra. Đội ngũ nhân viên phải có đủ năng lực để tiếp nhận công nghệ, làm chủ quy trình, để cả hệ thống hoạt động nhịp nhàng, trôi chảy, nhất là ở các ngân hàng nhà nước cần phải tích cực tiếp thu những cái mới.

Thiếu hụt cơ sở dữ liệu, đòi hỏi hệ thống dữ liệu yêu cầu tin cậy và chính xác cao: Thu thập và lưu trữ dữ liệu là việc thiết yếu trong bất kỳ dự án triển khai Basel II nào. Phân tích chênh lệch về dữ liệu, bao gồm việc so sánh mức độ sẵn có và chất lượng của dữ liệu hiện có với các yêu cầu về dữ liệu của Basel II, phải được tiến hành ngay trong giai đoạn đầu của dự án. Từ đó, các ngân hàng xác định được các yêu cầu dữ liệu bổ sung và bố trí nhân sự phù hợp để thu thập và làm sạch dữ liệu. Nếu không thực hiện phân tích chênh lệch dữ liệu và có các phương án bổ sung, làm giàu dữ liệu, thì chi phí và thời gian thực hiện triển khai dự án Basel II sẽ cao hơn nhiều kế hoạch ban đầu.

Việc kiểm tra chất lượng của dữ liệu và đối chiếu với Sổ cái cũng là một thách thức trong quá trình triển khai Basel II nhằm đảm bảo tính đầy đủ và chính

39

xác của dữ liệu. Các ngân hàng phải trả lời được câu hỏi đơn giản: liệu dữ liệu đã đầy đủ và khớp với số liệu đã kiểm toán hay chưa, cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu của Basel II hay chưa.

Theo nhiều chuyên gia, cản trở lớn nhất đối với đa số các ngân hàng nước ta khi triển khai Basel II chính là cơ sở dữ liệu. Hệ thống công nghệ ngân hàng lõi tại các ngân hàng có quá nhiều hệ thống khác nhau đang cùng được triển khai, thậm chí có ngân hàng còn có những kho dữ liệu khác ngoài core như excel, file hồ sơ nên có thể dẫn đến các báo cáo chiết suất rời rạc, không chính xác, không được kiểm duyệt và cập nhật thường xuyên.

Hơn nữa, dữ liệu đã không được các ngân hàng ở nước ta chú trọng thu thập và quản trị một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài. Do đó, việc xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu sẽ cần thời gian, công sức, tiền bạc của các ngân hàng trước khi triển khai.

Yêu cầu về chi phí, tài chính: Một thách thức phổ biến khác là chi phí triển khai Basel II. Các yêu cầu về tuân thủ Basel II dự kiến được ban hành trong thời gian tới là một khó khăn cho các ngân hàng, đòi hỏi chi phí triển khai lớn. Trong tương lai, chi phí tuân thủ trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng cao, và chỉ những ngân hàng có khả năng chi trả mới có thể tồn tại. Chi phí cho triển khai dự án tập trung vào chi phí đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, chi phí thuê tư vấn và chi phí nguồn nhân lực.

Hiện nay, chưa có các công bố thông tin cụ thể về chi phí cần cho việc triển khai Basel II, tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của một số Tổ chức Tín dụng đã triển khai dự án Basel II tại khu vực châu Á thì tổng chi phí sẽ dao động từ 15 đến 40 triệu USD, tùy theo quy mô, mức độ và yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước [1]. Không có mức chi phí chuẩn để thực hiện Basel II, chi phí này phụ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nền tảng sẵn có của từng ngân hàng. Chính vì vậy nên mỗi ngân hàng phải có sự tính toán cho chi phí của từng giai đoạn thực hiện trong lộ trình áp dụng, để không gây phát sinh quá lớn. Bên cạnh đó, các ngân hàng nhất thiết phải cân nhắc việc nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia, tập đoàn tư vấn về quản trị rủi ro.

40

Cần có các định hướng rõ ràng, cụ thể từ các chỉ đạo hướng dẫn của

NHNN: Việc ban hành các quy tắc tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của

Basel II không phức tạp mà cái khó là áp dụng như thế nào là phù hợp với thực tế Việt Nam. Cơ quan quản lý nhà nước, ở đây là NHNN Việt Nam cần có những quy định chính xác và kịp thời để hướng dẫn cho ngân hàng thực hiện đúng, nhất quán toàn hệ thống nhưng phù hợp với bản thân của ngân hàng. Hơn nữa, các NHTM đều đã thực hiện phân tích hiện trạng và đưa ra lộ trình triển khai Basel II. Vì vậy, thách thức lớn nhất hiện nay là việc NHNN có kịp ban hành các văn bản theo đúng thời hạn để các NHTM áp dụng hay không; NHNN sẽ thiết lập các tỷ lệ an toàn ở mức độ như thế nào để phù hợp với mặt bằng các NHTM trong nước và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng.

Thị trường Việt Nam đang thiếu sự tham gia của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Quá trình triển khai Basel II đòi hỏi sự xếp hạng của các tổ chức này trog việc đánh giá các rủi ro, tuy nhiên tại Việt Nam lại đang thiếu hụt.

2.2. THỰC TRẠNG ÁP DUNG TIÊU CHUẨN AN TOÀN VỐN TỐI THIÊU

Một phần của tài liệu An toàn vốn tối thiểu theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w