Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nghiên cứu tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 74 - 79)

5. Kết cấu luận văn

4.5. Kết quả phân tích hồi quy

Khi chạy hồi quy ta cần quan tâm đến các thông số sau”

 Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hoá cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.

 Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1.

 Kiểm định ANOVA để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.

Đánh giá độ phù hợp mô hình

Tất cả dữ liệu được xử lý qua chương trình SPSS, kết quả EFA sẽ được tác giả trình bày dưới dạng bảng sau (xem phụ lục 5):

Bảng 4. 5: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp mô hình

Model Summary

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the Estimate

a. Biến độc lập: Hệ số cố định, Sự hợp lý của chi phí tài chính, Sự hữu dụng, Sự tin cậy, Tính dễ sử dụng, Chuẩn chủ quan, Sự an toàn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả chạy SPSS

Tham số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mức độ (%) biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập. Theo bảng trên, R2 = 0,960 nói rằng 96% sự biến đổi của ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank có thể giải thích bằng sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình, đặt ra giả thuyết là:

H0 : Các hệ số βi =0 H1 : Các hệ số βi ≠0

Để kiểm định H0, dùng đại lượng F, nếu xác xuất F nhỏ thì giả thiết H0 bị bác bỏ, giả thiết F được lấy từ phương sai ANOVA.

Bảng 4. 6: Kết quả phân tích phương sai ANOVA

ANOVAa

Mô hình Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

1

Hồi quy 93.967 6 15.661 1098.257 .000b

Phần dư 3.793 266 .014

Tổng 97.760 272

a. Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng thẻ tín dụng

b. Biến độc lập: Hệ số cố định, Sự hợp lý của chi phí tài chính, Sự hữu dụng, Sự tin cậy, Tính dễ sử dụng, Chuẩn chủ quan, Sự an toàn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả chạy SPSS

Từ kết quả bảng 3.10 cho thấy F = 1098.257 với giá trị sig = 0,000 < 0,05 nên ta đủ cơ sở để bác bỏ H0, chấp nhận H1.

Như vậy mô hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu, các biến độc lập đều có tác động nhất định đến biến phụ thuộc.

Tiếp theo, phân tích hồi quy để xác định mức độ 06 biến độc lập tác động lên 01 biến phụ thuộc là ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank.

Phân tích hồi quy:

Bảng 4. 7: Bảng kết quả mô hình hồi quy

Coefficientsa

Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa T Mức ý nghĩa (Sig) Hệ số Sai số tiêu chuẩn Hệ số 1 Hệ số cố định .185 .051 3.639 .000 Sự hữu dụng .264 .008 .427 31.133 .000 Tính dễ sử dụng .176 .007 .302 23.859 .000 Sự an toàn .342 .010 .545 35.825 .000 Sự tin cậy .217 .009 .308 24.878 .000 Chuẩn chủ quan .289 .012 .354 24.612 .000 Sự hợp lý của chi phí tài chính .254 .008 .466 31.049 .000 a. Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng thẻ tín dụng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả chạy SPSS

Kết quả hồi quy cho thấy cả 6 yếu tố có giá trị sig < 0,05 nên tất cả 06 yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Vì vậy, các yếu tố này đều thật sự ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank.

Phương trình hồi quy được viết lại như sau:

YD = 0.185 + 0.264* HD + 0.176 *SD + 0.342*RR + 0.217*NT +0.289*CQ + 0.254*CP

Từ kết quả phân tích hồi quy ta có nhận xét sau:

- Hệ số góc của sự hữu dụng của thẻ tín dụng là +0.264 cho thấy ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tỷ lệ thuận với sự hữu dụng của thẻ tín dụng, khi ngân hàng Techcombank tăng yếu tố sự hữu dụng của thẻ tín dụng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tăng 0.264 đơn vị.

- Hệ số góc của tính dễ sử dụng là +0.176 cho thấy ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tỷ lệ thuận với tính dễ sử dụng của thẻ tín dụng,

khi ngân hàng Techcombank tăng yếu tố dễ sử dụng của thẻ tín dụng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tăng 0.176 đơn vị.

- Hệ số góc của sự an toàn là +0.342 cho thấy ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tỷ lệ thuận với sự an toàn của thẻ tín dụng, khi ngân hàng Techcombank tăng yếu tố sự an toàn của thẻ tín dụng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tăng 0.342 đơn vị.

- Hệ số góc của sự tin cậy là +0.217 cho thấy ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tỷ lệ thuận với sự tin cậy của thẻ tín dụng, khi ngân hàng Techcombank tăng yếu tố sự tin cậy của thẻ tín dụng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tăng 0.217 đơn vị.

- Hệ số góc của chuẩn chủ quan là +0.289 cho thấy ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tỷ lệ thuận với chuẩn chủ quan của thẻ tín dụng, khi ngân hàng Techcombank tăng yếu tố chuẩn chủ quan của thẻ tín dụng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tăng 0.289 đơn vị.

- Hệ số góc của sự hợp lý của chi phí tài chính là +0.254 cho thấy ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tỷ lệ thuận với biến sự hợp lý của chi phí tài chính của thẻ tín dụng. Khách hàng càng hài lòng, cảm thấy chi phí của thẻ tín dụng càng thấp hơn so với lợi ích họ nhận được thì càng có ý định sử dụng thẻ tín dụng. Do đó, khi ngân hàng Techcombank tăng sự hợp lý của chi phí tài chính của thẻ tín dụng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank tăng 0.254 đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank của khách hàng qua các bước phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và hồi qui, kiểm định mô hình. Kết quả phân tích hồi qui xác định mô hình tuyến tính của biến phụ thuộc là ý định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank là các căn cứ để đề tài đề xuất các giải pháp

phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tạiNgân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được trình bày ở chương 5.

CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ

THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nghiên cứu tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 74 - 79)