Mục tiêu phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nghiên cứu tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 81 - 83)

5. Kết cấu luận văn

5.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương

Nam

Mục tiêu của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam là đến năm 2020, hoạt động ngân hàng bán lẻ và kinh doanh thẻ đứng trong nhóm 3 ngân hàng bán lẻ có quy mô lớn nhất Việt Nam. Để hướng tới mục tiêu đó, trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã triển khai các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ, trong đó nổi bật với những định hướng sau:

- Xác lập một cách rõ ràng, nhất quán về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh thẻ là hoạt động cốt lõi có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu phát triển ngân hàng bán lẻ của Techcombank. Ngoài ra, ngân hàng phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc và thống nhất nhận thức, điều hành hoạt độnng kinh doanh thẻ trong toàn hệ thống.

- Đổi mới đồng bộ, triệt để và toàn diện về công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh doanh trực tiếp và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh thẻ; trong công tác đầu tư mua sắm, tuyên truyền, quảng bá, cơ chế động lực nhằm tạo bước đột phá trong hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm thị phần, thứ hạng và hiệu quả.

- Tập trung gia tăng mạnh nguồn lực về vốn đầu tư, mua sắm. Đào tạo, quản trị và điều hành đồng bộ, quyết liệt để đảm bảo cung ứng các sản phẩm dịch vụ thẻ

thực sự có năng lực cạnh tranh trên thị trường, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về sản phẩm thẻ giữa Techcombank và các ngân hàng có cùng quy mô

- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, gia tăng tiện ích phải gắn chặt với các biện pháp, giải pháp quản lý rủi ro để hạn chế, giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh thẻ. Techcombank đã xác định các tiêu chí nhằm xác định vị trí hoạt động kinh doanh thẻ và xác định các thị trường mục tiêu:

Về mặt định vị hoạt động kinh doanh thẻ: Dựa trên nền tảng công nghệ và nền tảng khách hàng để phát triển sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, trong đó:

- Đứng đầu về chất lượng dịch vụ trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu là: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV.

- Đứng trong top 3 các NHTM cung ứng đa dạng các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng cho chủ thẻ và Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT).

- Đứng trong top 3 NHTM dẫn đầu thị trường về mạng lưới chấp nhận thẻ. Về mặt xác định các đoạn thị trường mục tiêu: phân chia chi tết theo dòng sản phẩm, dịch vụ và ĐVCNT:

- Chủ thẻ Nhóm khách hàng VIP: các loại thẻ tín dụng quốc tế cao cấp như Visa/Mastercard Platinum,… và ĐVCNT là Khách sạn 5 sao, Resort, nghỉ dưỡng cao cấp, các siêu thị lớn và khu vực dành cho khách hàng cao cấp.

- Nhóm khách hàng hạng trung: Các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa Gold/ Mastercard Gold… và ĐVCNT là Các ĐVCNT có doanh số giao dịch cao, ĐVCNT theo chuỗi khách sạn, nhà hàng, siêu thị, chuỗi bán lẻ…

- Khách hàng phổ thông: thẻ tín dụng quốc tế Visa Classic…, ĐVCNT là các hộ kinh doanh độc lập, cửa hàng bán hàng phổ thông, hàng tiêu dùng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nghiên cứu tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)