Điểm khác biệt giữa phân tích BCTC doanh nghiệp và Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 31 - 32)

thương mại.

Phân tích BCTC của NHTM về cơ bản là giống với phân tích BCTC của doanh nghiệp, đó là quá trình phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về tài chính, dựa trên các BCTC cơ bản. Tuy nhiên do đặc thù về hoạt động kinh doanh nên thông tin trên BCTC cũng như các chỉ tiêu phân tích BCTC có sự khác biệt so với doanh nghiệp.

Thứ nhất, đối tượng kinh doanh chính của NHTM là tiền tệ. Giá cả của tiền tệ được phản ánh thông qua lãi suất. Do đó trên BCTC của NHTM sẽ không có một số khoản mục liên quan đến hàng hóa dịch vụ đơn thuần như hàng tồn kho, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng...

Thứ hai, NHTM không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa như các doanh nghiệp thông thường mà thực hiện một số chức năng chính như chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền. Với chức năng trung gian tín dụng, làm cầu nối giữa người dư thừa vốn và người cần vốn, hoạt động chính của NHTM là huy động vốn từ nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay khách hàng. Do đó, trên BCTC của NHTM sẽ xuất hiện các khoản mục như tiền gửi của các TCTD, tiền gửi từ dân cư (bên Nguồn vốn), tiền gửi tại TCTD khác, cho vay khách hàng (bên Tài sản), thu nhập từ lãi, chi phí từ lãi...

Thứ ba, nguồn vốn hoạt động chính của NHTM là vốn huy động, chiếm khoảng 90% tổng TSC của NHTM, VCSH chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 10%. Trong khi các doanh nghiệp thông thường chủ yếu dựa vào vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Vốn tự có của NHTM tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn, tuy nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vốn tự có NHTM được ví như tấm chống đỡ sự sụt giảm giá trị TSC cũng như thể hiện khả năng chống đỡ rủi ro của NHTM, là cơ sở để NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, việc tính toán các chỉ tiêu phân tích liên quan đến vốn tự có của NHTM được chú trọng và phức tạp

hơn. NHTM tính toán chỉ tiêu an toàn vốn (capital adequacy ratio) còn doanh nghiệp thì không sử dụng chỉ tiêu này.

Thứ tư, hoạt động kinh doanh NHTM có rất nhiều rủi ro đặc thù mà những rủi này này ít xuất hiện trong các ngành kinh doanh khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động... Rủi ro trong NHTM có tính mắt xích và lan truyền rất nhanh, một NHTM bị phá sản có thể ảnh hưởng đển cả hệ thống ngân hàng và gây tác động xấu đến nền kinh tế. Do đó, việc phân tích rủi ro của NHTM chiếm một vị trí quan trọng trong phân tích BCTC NHTM, trong khi đó ở doanh nghiệp, phần phân tích này tương đối đơn giản và không phải là phần phân tích trọng yếu.

Trên đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa phân tích BCTC NHTM và doanh nghiệp. NHTM với những đặc điểm kinh doanh riêng biệt, đã được xây dựng một hệ thống BCTC riêng. Do đó, các chỉ tiêu phân tích BCTC NHTM bên cạnh một số chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu khác cũng sẽ khác biệt so với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)