Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Bắ cÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 65 - 96)

Hiện nay, tại BacABank chưa có một văn bản chính thức quy định về mẫu biểu, chỉ tiêu phân tích BCTC. Về cách trình bày các thông tin trên BCTC, BacABank thực hiện theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD.

Các báo cáo phân tích của BacABank thường không cứng nhắc về cách trình bày và các chỉ tiêu phân tích mà ở từng thời kỳ khác nhau, sẽ có những cách thức trình bày tương đối khác nhau do đặc điểm hoạt động kinh doanh ở các thời kì là không giống nhau. Tuy nhiên nhìn chung báo cáo phân tích BCTC ở BacABank thường thống nhất ở các nội dung sau:

- Nội dung 1: Trình bày tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và BacABank nói riêng.

+ Tình hình kinh tế- xã hội

+ Hoạt động ngân hàng- thị trường tiền tệ.

- Nội dung 2: Phân tích cấu trúc tài chính

+ Phân tích cơ cấu và sự biến động của Nguồn vốn

 Huy động vốn

 Nguồn vốn chủ sở hữu

+ Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản

 Tăng trưởng tổng tài sản

 Cơ cấu tài sản

 Phân tích ngân quỹ

 Phân tích hoạt động tín dụng

 Phân tích hoạt động đầu tư.

- Nội dung 3: Phân tích mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn +Về mối liên hệ sinh lời

+Về mối liên hệ an toàn

+Cơ cấu tổng doanh thu +Lợi nhuận

+Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời

- Nội dung 5: Phân tích rủi ro trong hoạt động +Hệ số CAR

+Rủi ro tín dụng +Rủi ro thanh khoản

Các nội dung sẽ được trình bày qua các báo cáo phân tích chi tiết ở các mục dưới đây. Do tại thời điểm nghiên cứu, BacABank chưa ban hành báo cáo phân tích BCTC năm 2016 nên luận văn khai thác các số liệu và báo cáo phân tích đến hết năm tài chính 2015.

Nội dung 1: Trình bày tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và BacABank nói riêng.

Nội dung trình bày tình hình kinh tế trong nước và quốc tế là phần mở đầu nhằm giúp người đọc BCTC hình dung được bối cảnh kinh tế cũng như những tác động của nền kinh tế tới hoạt động kinh doanh của BacAbank tại thời điểm phân tích.

Môi trường kinh doanh giai đoạn 2011-2015 +Tình hình kinh tế - xã hội 2011 - 2015

Giai đoạn 2011 - 2015 là giai đoạn mà kinh tế - xã hội thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, bắt nguồn từ bong bóng nhà đất cùng với giám sát tài chính thiếu chặt chẽ tại Hoa Kỳ. Đến nay đã 07 năm trôi qua nhưng kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều bất ổn, tăng trưởng kinh tế khó khăn, thất nghiệp tăng cao, hoạt động thương mại suy giảm, dòng vốn có nhiều biến động, nợ công có xu hướng gia tăng mạnh là những hệ lụy vẫn tiếp tục kéo dài và khiến kinh tế toàn cầu phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Kinh tế thế giới sau khi bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng 5,1% trong năm 2010 đã nhanh chóng giảm sâu xuống còn 3,9% vào năm 2011. Đà sụt giảm này tiếp tục kéo

dài sang hai năm tiếp theo với mức tăng trưởng chỉ còn 3,2% trong 02 năm 2012 - 2013. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại với mức tăng nhẹ khoảng 3,4% vào năm 2014 và khoảng 3,9% vào năm 2015.

Như vậy, có thể thấy, đến thời điểm hiện tại tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đang ở mức thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình đạt xấp xỉ 5% giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bảng 2.2. Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới 2011 - 2015 (%) TĂNG TRƯỞNG GDP 2011 2012 2013 2014 2015 Thế giới 3,9 3,2 3,2 3,6 3,9 Các nền kinh tế phát triển 1,6 1,3 1,3 1,8 2,4 Mỹ 1,8 2,8 1,9 2,8 3,0 EU 1,7 -0,7 -0,5 1,1 1,5 Nhật Bản -0,5 1,4 1,5 1,4 1,0 Các nền kinh tế đang phát

triển và mới nổi 6,2 5,0 4,7 4,9 5,3

Trung Quốc 9,3 7,7 7,7 7,5 7,3

Ấn Độ 6,3 4,7 4,4 5,4 6,4

ASEAN 4,5 6,2 5,0 4,8 5,2

Nguồn: World Economic Outlook, IMF

Trong nước, suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho những yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam bộc lộ nặng nề hơn. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã có những điều chỉnh kịp thời về về mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2011 - 2015, theo đó, hướng tập trung ưu tiên là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Trong hai năm 2011 - 2012, tăng trưởng kinh tế sụt giảm liên tiếp, từ mức 6,42% năm 2010 xuống còn 6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012. Từ năm 2013 cho đến nay, với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện, đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015, đạt 6,68%, vượt 0,48% so với kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, tính chung cả giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng bình nền kinh tế chỉ đạt 5,91%, vẫn thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006 - 2010, đồng thời cũng không đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra là 6,5-7%.

Bảng 2.3 Tăng trưởng GDP và CPI Việt Nam 2011 - 2015 (%)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Tăng trưởng GDP 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 18,58 9,21 6,60 4,09 0,63

Nguồn: Tổng cục thống kê

Những năm cuối giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2014 tăng 4,09% với bình quân năm 2013 và bình quân năm 2015 so với bình quân năm 2014 chỉ tăng 0,63%. Lạm phát của Việt Nam dừng ở mức thấp một phần nhờ nguồn cung lương thực phẩm dồi dào, giá năng lượng giảm mạnh và cầu nội địa vẫn còn yếu ớt.

Bảng 2.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam 2011 - 2015

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị (Tỷ USD) Tăng trưởn g (%) Giá trị (Tỷ USD) Tăng trưởng (%) Giá trị (Tỷ USD) Tăng trưởn g (%) Giá trị (Tỷ USD) Tăng trưởng (%) Giá trị (Tỷ USD ) Tăng trưởng (%) Kim ngạch xuất khẩu 96,9 34,2 114,5 18,2 132,0 15,3 150,2 13,8 162,1 7,9 Kim ngạch nhập khẩu 106,8 25,8 113,8 6,6 132,0 16,0 147,9 12,0 165,7 12,0 Tổng kim ngạch XNK 203,7 29,7 228,3 12,1 264,1 15,7 298,1 12,9 327,8 10,0 Cán cân thương mại -9,8 0,8 0,0 2,4 -3,5

Trong giai đoạn 2011 - 2015, cán cân thương mại được cải thiện cũng đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân tổng thể. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu giảm chủ yếu do sự suy giảm của tiêu dùng và sản xuất trong nước do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Giai đoạn này, xuất khẩu hàng hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Mặc dù tỷ trọng đóng góp còn ở mức thấp song điều này cho thấy mức độ tham gia ngày càng sâu, rộng của Việt Nam trong chuỗi giá trị thế giới, cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam nói chung và hàng hóa Việt Nam nói riêng.

Giai đoạn 2011 - 2015 chứng kiến số lượng doanh nghiệp trong nước đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động đang ngày càng tăng.

Hình 2.3 Số doanh nghiệp thành lập và đóng cửa giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

+Hoạt động ngân hàng - thị trường tiền tệ

Trước những khó khăn chung của kinh tế trong và ngoài nước, trong giai đoạn 2011 - 2015 NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp theo mục tiêu hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, kiểm soát lạm phát nhưng vẫn đảm bảo hài hòa với các mục tiêu

giảm lãi suất, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hỗ trợ các TCTD đầu tư trái phiếu Chính phủ và xử lý nợ xấu.

Trong năm 2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam chứng kiến một cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM do căng thẳng thanh khoản. Ngay sau đó, NHNN đã tích cực tiến hành các biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất và cải thiện tình trạng căng thẳng thanh khoản của hệ thống các TCTD. Lãi suất huy động vốn bình quân của các NHTM đã giảm liên tiếp qua các năm, đưa mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với thời điểm cuối năm 2011. Lãi suất huy động hiện ở mức tương đối thấp, lòng tin vào đồng Việt Nam tiếp tục được củng cố và các TCTD tiếp tục huy động được lượng vốn dồi dào (đến ngày 31/12/2015, huy động vốn vẫn tăng 13,59% so với cuối năm trước) tạo điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Thị trường vàng trong nước được kiểm soát ổn định, NHNN không phải sử dụng ngoại tệ như trước đây để nhập khẩu vàng nhằm can thiệp, bình ổn thị trường vàng miếng. Tình trạng vàng hóa tiếp tục được ngăn chặn, góp phần ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối và ổn định kinh tế vĩ mô.

Bằng sự chủ động, tích cực và quyết liệt của các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối cũng được giữ ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, tình trạng đôla hoá, vàng hóa trong nền kinh tế tiếp tục giảm, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Nhằm lành mạnh hóa và nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, ngày 01/03/2012, Chính phủ đã ban hành “Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” kèm theo quyết định 254/QĐ-TTg. Ngoài ra, Chính phủ thông qua Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 05 năm 2013 để hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc hệ thống các TCTD.

Hình 2.4 : Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế 2011-2015

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ triển khai quyết liệt và đồng bộ nên quá trình tái cơ cấu nhìn chung đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho hệ thống các TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung:

Một là, tăng trưởng tín dụng được kiểm soát ở mức hợp lý, đảm bảo phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng đều qua các năm từ 8,85% năm 2012 và đạt 15,5% trong năm 2015. Dòng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội. Đi kèm với tăng trưởng hợp lý, chất lượng tín dụng của toàn hệ thống ngày càng được cải thiện. Về xử lý nợ xấu, 99,6% nợ xấu của các TCTD ước tính tại thời điểm cuối tháng 9/2012 đã được xử lý; nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức 2,72% vào cuối năm 2015. Trong đó, riêng VAMC đã phát hành 207 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu đạt hơn 245 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng.

Hai là, từng bước giảm bớt số lượng của các NHTM. Trong năm 2012 và 2013, NHNN đã tiến hành thanh tra toàn diện các TCTD để phân loại, đánh giá đúng thực trạng tài chính, hoạt động, quản trị của TCTD. Với mục tiêu loại bỏ các TCTD yếu kém, thông qua các giải pháp sáp nhập, hợp nhất, sau gần 4 năm thực hiện, từ con số 42 NHTM cuối năm 2011, nay chỉ còn 34 ngân hàng.

Ba là, hoạt động của các TCTD đảm bảo an toàn và có bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là nhóm NHTMCP sau 4 năm tái cơ cấu. Trong đó, năng lực tài chính được cải thiện, góp phần nâng cao khả năng đối phó với các khó khăn trong hoạt động ngân hàng, an toàn hệ thống các TCTD được bảo đảm và khả năng chi trả của các TCTD được cải thiện, nguy cơ đổ vỡ, mất an toàn hệ thống giảm dần. Tính đến hết năm 2015, vốn điều lệ của khối NHTMCP đã đạt 193.977 tỷ đồng, tăng 17% so với tháng 12/2011, tổng tài sản của khối này cũng đã đạt 2.928.146 tỷ đồng, tăng 33% so với 12/2011.

Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, NHNN đã và đang định hướng công tác quản trị, điều hành, giám sát hoạt động của các NHTM theo thông lệ quốc tế để tạo bước đà cho các giai đoạn tiếp theo. Các động thái, chính sách điều hành của NHNN đã và đang được Chính phủ và các tổ chức quốc tế và quần chúng nhân dân ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao.(BacABank, Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm 2011-2015)

Nội dung 2: Phân tích cấu trúc tài chính

+Phân tích cơ cấu và sự biến động của Nguồn vốn

 Huy động vốn

 Quy mô nguồn vốn huy động

Trong giai đoạn 2011 – 2015 vừa qua, tổng huy động vốn của Ngân hàng liên tục tăng trưởng, đặc biệt tăng trưởng mạnh trong năm 2012 và 2013 và tăng chậm lại từ năm 2014 trở lại đây.

Hình 2.5: Tổng Huy động vốn giai đoạn 2011-2015 BacABank

Nguồn: BacABank, Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm 2011-2015

Trong giai đoạn này, Ngân hàng đã phát triển mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các sản phẩm và tiện ích đi kèm; nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng và phát triển thương hiệu. Kết quả đạt được là huy động vốn thị trường 1 tăng mạnh năm 2012 và duy trì đà tăng trưởng từ đó đến nay. Tính đến hết năm 2015 tổng Huy động vốn Thị trường 1 là 52.907 tỷ đồng, vượt kế hoạch 50.000 tỷ đồng đã đặt ra; tăng 5,5 lần so với năm 2010.

Từ năm 2012, Ngân hàng đã không còn phụ thuộc vốn vào thị trường liên ngân hàng. Tỷ trọng huy động vốn liên ngân hàng trong các năm qua luôn dưới 10% tổng vốn huy động. Tại ngày 31/12/2015, tỷ lệ huy động vốn thị trường liên ngân hàng chỉ chiếm 7% trên tổng nguồn vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn năm 2016 chủ yếu vẫn phụ thuộc chủ yếu vào Thị trường 1, chiếm 89% tổng huy động. Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn tăng chiếm 38% tổng huy động (2015 chiếm 29%) cho thấy cơ cấu nguồn vốn ngày càng bền vững và đáp ứng tỷ lệ quy định về tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Bảng 2.5 : Cơ cấu huy động vốn thị trường 1 BacABank giai đoạn 2010-2015 Đơn vị: Tỷ đồng, % ST T Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Huy động vốn thị trường 1 9.614 9.492 29.039 42.563 46.444 52.907 Trong đó: 1 Tỷ trọng HĐV ngắn hạn 98,8% 99,1% 99,8% 99,6% 87,0% 70,3% 2 Tỷ trọng HĐV trung dài hạn 1,2% 0,9% 0,2% 0,4% 13,0% 29,7%

Nguồn: BacABank,Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm 2011-2015

Trong các năm đầu của giai đoạn (từ 2011 - 2013), tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng huy động vốn Thị trường 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 65 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)