Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 121 - 129)

Ngân hàng nhà nước (NHNN) là cơ quan điều hành chính sách của toàn bộ hệ thống Ngân hàng do đó trên cơ sở vĩ mô, công tác phân tích BCTC của BacABank cũng chịu sự chi phối từ các chính sách và quy định chung của NHNN. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC thì các chính sách hỗ trợ của NHNN là hết sức cần thiết:

- Đẩy mạnh hoàn thiện các chuẩn mực liên quan đến chế độ BCTC của TCTD: hiện nay các quy định của NHNN về chế độ BCTC của các TCTD và các vấn

đề liên quan vẫn đang tiếp tục được sửa đổi và bổ sung. Tuy nhiên, việc tiến hành sửa đổi này nên tuân theo một lộ trình nhất định để hệ thống ngân hàng có thể thay đổi kịp thời và có sự chuẩn bị trước, tránh tình trạng thay đổi đột ngột khiến các ngân hàng khó có thể thực hiện kịp thời.

- Xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tài chính cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Các chỉ tiêu này phải đảm bảo vừa khoa học và có ý nghĩa kinh tế giúp các NHTM định hướng được hoạt động kinh doanhcũng như lấy đó làm thang điểm chuẩn đánh giá tình hình hoạt động tài chính của mình và các đối thủ cùng ngành.

- Đưa ra mức giới hạn quản lý cho hệ thống chỉ tiêu trên. Mức giới hạn của các chỉ tiêu phải phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam và cho từng nhóm ngân hàng khác nhau. Tùy tính chất từng loại chỉ tiêu, có thể quy định tuân thủ giới hạn bắt buộc hay các văn bản hướng dẫn về các giới hạn có tính tham chiếu.

- Xác định cơ chế hoạt động Ngân hàng, củng cố và phát triển hiệp hội Ngân hàng để có thể giúp đỡ cho các Ngân hàng tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Tạo điều kiện cho các Ngân hàng học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ khắc phục hỗ trợ lẫn nhau hoà nhập vào với môi trường kinh doanh thế giới và cụ thể là công tác phân tích báo cáo tài chính

- Xây dựng kênh thông tin nội bộ trong hệ thống ngân hàng cập nhật đầy đủ dữ liệu về BCTC, các chỉ tiêu tài chính quan trọng của các ngân hàng, của toàn hệ thống, phân theo quy mô, tính chất sở hữu, được cập nhật định kỳ tương tự như hệ thống CIC. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng giúp các ngân hàng tự đánh giá về cơ bản sức khỏe tài chính của mình và đưa ra những phương án cần thiết để cải thiện. Xu hướng các ngân hàng đều sẽ hướng tới việc niêm yết trên sàn chứng khoán, khi đó việc công bố thông tin rộng rãi là việc phải thực hiện nên việc công bố thông tin tài chính trong nội bộ hệ thống ngân hàng cũng là điều hết sức bình thường.

KẾT LUẬN

Ngân hàng được xem là một ngành huyết mạch trong nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, hiển nhiên bất cứ sai lầm nào trong hệ thống ngân hàng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy thoái kinh tế. Những năm gần đây ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng này còn có thể rơi vào tình trạng nợ xấu hơn, cùng với đó là sức khỏe tài chính yếu kém. Trong giai đoạn này, như đã trình bày BacABank đã có những bước phát triển ổn định ,các chỉ tiêu tài chính hầu như đều đang thể hiện sự tiến bộ rõ rệt, công tác phân tích BCTC cũng ngay càng được quan tâm khi cho thấy tầm quan trọng của nó trong việc cảnh báo và hỗ trợ ngân hàng trong vấn đề phòng trừ rủi ro, gia tăng lợi nhuận. Hoạt động này đã là một công cụ khá đắc lực giúp ban lãnh đạo ngân hàng nắm bắt được hiện trạng tài chính của ngân hàng mình trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, công tác phân tích BCTC tại Ngân hàng Bắc Á vẫn còn rất nhiều những hạn chế như đã trình bày. Dựa vào nền tảng lý luận về công tác phân tích BCTC, thực tiễn công tác này tại BacABank, đối chiếu với các quy định của NHNN, thông tin từ hệ thống ngân hàng, những hạn chế và nguyên nhân gây ra tình trạng này tại BacABank, luận văn đã gợi mở một nhóm các giải pháp kết hợp để khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC. Để áp dụng có hiệu quả các giải pháp này trước hết đòi hỏi sự đầu tư và nỗ lực của bản thân BacABank, bên cạnh đó cũng cần đến sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý nhà nước mà trực tiếp là NHNN Việt Nam, cao hơn nữa là Chính phủ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andre Barbier - Jacques Proutat (1993), Phân tích tài chính dành cho chủ ngân hàng, Viện khoa học ngân hàng, Hà Nội.

2. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Lê Thị Xuân (2011), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Phân tích tình hình hoạt động tài chính Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam, Tài liệu tập huấn –– Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng.

6. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, PGS.TS., Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

7. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Năng Phúc (2012), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12.

10. Hội đồng nhà nước Việt Nam (1990), Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 37-LCT/HDDNN8.

11. Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN.

lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng số 493/2005/QĐ-NHNN.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Quy định về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các Tổ chức tín dụng số 379/2009/QĐ-NHNN.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Quy định về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng số 1925/2011/QĐ-NHNN. 16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng số 13/2010/TT-NHNN.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các Tổ chức tín dụng số 15/2009/TT-NHNN.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Quy định về trạng thái ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng số 07/2012/TT-NHNN .

19. Ngân hàng TMCP Bắc Á, Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2013-2015.

20. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014 và phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2015 Ngân hàng TMCP Bắc Á. 21. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013 và phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2014 Ngân hàng TMCP Bắc Á. 22. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2015), Nghị quyết HĐQT Ngân hàng TMCP Bắc Á thông qua chiến lược hoạt động giai đoạn 2016-2020.

23. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2015), Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2015.

24. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2012), Điều lệ Ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2012. 25. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2016), Bản tin nội bộ Ngân hàng TMCP Bắc Á số 2, số 3, số 4.

26. Ngân hàng TMCP Bắc Á ( 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm 2011- 2015.

27. Ngân hàng TMCP Bắc Á ( 2016), Báo cáo ALCO giai đoạn 2013-2015.

triển Khối tài chính giai đoạn 2016-2020

29. Văn bản nội bộ Khối tài chính Ngân hàng TMCP Bắc Á quy định về chức năng nhiệm vụ Khối tài chính

30. Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013 của KPMG

31. http://baodauthau.vn/tai-chinh/nam-2015-tin-dung-tang-truong-1729-

17608.html Năm 2015, tín dụng tăng trưởng 17,29%

32. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/lo-ngai-lai-vay-trung-dai-han-

20160118095205223.chn Lo ngại lãi vay trung dài hạn

33. https://vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=4218 Báo cáo

ngành ngân hàng 2016

34. http://sgtt.vn/Kinh-te/155217/%E2%80%9CThu-the%E2%80%9D-tren-

thi-truong-lien-ngan-hang.html Thủ thế trên thị trường liên ngân hàng

35. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/diem-danh-cac-ngan-hang-co-no-xau-

tu-3-tro-len-201305230638214706ca34.chn Điểm danh các ngân hàng có nợ xấu từ 3 trở lên

36. http://www.vnba.org.vn/?

option=com_content&view=article&id=1451&catid=43&Itemid=90 Nội dung cơ bản về an toàn hoạt động ngân hàng

37. http://m.vietstock.vn/2013/11/ngan-hang-9-thang-dau-nam-loi-nhuan-

8211-no-xau-trai-chieu-737-322348.htm Ngân hàng 9 tháng đầu năm: Lợi nhuận – nợ xấu trái chiều

38. http://www.doko.vn/luan-van/dung-phuong-phap-dupont-de-phan-tich-roe-

cua-ngan-hang-tmcp-a-chau-trong-3-nam-danh-gia-cac-nhan-to-anh-huong-toi- su-bien-dong-roe-205899 Vận dụng phương pháp Dupont để phân tích ROE của Ngân hàng TMCP Á Châu trong 3 năm và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động ROE

39. http://fgate.com.vn/tin-tuc/2013/12/20/phan-tich-loi-nhuan-cua-ngan-

hang--nhin-tu-chi-so-roe--roa_111 Phân tích lợi nhuận của ngân hàng nhìn từ chỉ số ROE, ROA

Chuyện về EPS

41. http://www.slideshare.net/baovyhoang9/mc-p-ng-v-an-ton-vn-ca-cc-nhtm-

ti-vit-nam-theo-tiu-chun-ca-basel# Đánh giá mức độ đáp ứng quy định về an toàn vốn (CAR) của các NHTM tại Việt Nam

42. http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/huyt-ca-thng-ngn-hng.html Tử

huyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 121 - 129)