Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tại công ty cổ phần agrotex việt nam (Trang 28 - 33)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu định tính

Để đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của một doanh nghiệp tiến hành ra sao, hiệu qủa ở mức độ nào, cần phải dựa vào một số chỉ tiêu đánh giá sau:

+ Mặt hàng kinh doanh

Nếu doanh nghiệp thực hiện thúc đẩy xuất khẩu trên cơ sở đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, khi đó chỉ tiêu đánh giá sẽ là số lượng các mặt hàng kinh doanh tăng thêm trên một hoặc nhiều thị trường của doanh nghiệp. Việc xét số lượng mặt hàng tăng thêm phải được thực hiện trong một thời gian nhất định mà doanh nghiệp đã đặt ra để đạt được mục tiêu của mình. Số lượng các mặt hàng tăng thêm đó là nhiều hay ít sẽ phản ánh thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu diễn ra có tốt không, có đạt được mục tiêu và hiệu quả mà doanh nghiệp đã đặt ra không.

+ Thị trường xuất khẩu

Khi doanh nghiệp thực hiện thúc đẩy xuất khẩu thì thường hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu cho những loại hàng hoá nhất định. Số lượng thị trường tăng thêm chính là chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Việc xâm nhập được vào những thị trường mới của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm bạn hàng và những mối quan hệ làm ăn. Vì vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng chính là mở rộng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, từ đó kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp được tăng thêm và thu được nhiều lợi nhuận hơn

20

- Chỉ tiêu định lượng

Đây là các chỉ tiêu có thể lượng hoá, tính toán rõ được trên cơ sở các báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp và là những chỉ tiêu trực tiếp đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.

+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu phản ánh thực trạng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay không. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên biểu hiện khối lượng kinh doanh của doanh nghiệp đó tăng lên. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào kim ngạch không thôi thì cũng chưa phản ánh được tình trạng thực của doanh nghiệp. Để chứng tỏ doanh nghiệp đó phát triển nhanh hay chậm phải dựa vào tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu của năm sau so với năm trước. Nếu tốc độ tăng kim ngạch của năm sau luôn cao hơn năm trước có thể khẳng định hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp đó có hiệu quả.

+ Thị phần của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể thúc đẩy xuất khẩu với mục tiêu tăng thị phần xuất khẩu trên thị trường nhất định. Để tăng thị phần, doanh nghiệp sẽ sử dụng các chính sách giá cả mềm dẻo, giảm chi phí đầu vào để thu được hiểu quả theo quy mô, khi đó lượng hàng hoá tiêu thị được của doanh nghiệp sẽ tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Vì vậy, để đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp đó người ta dựa trên thị phần của doanh nghiệp có được tại thị trường nhất định.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp

- Các nhân tố khách quan

+ Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế của thị trường nước ngoài có tác động lớn tới việc thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp vì nó quyết định sự hấp dẫn thị trường xuất khẩu. Môi trường kinh tế của các quốc gia là khác nhau vì vậy mức độ thúc đẩy xuất khẩu trên từng thị trường cũng khác nhau.

21

Đối với nền kinh tế tự cấp tực túc: người dân tiêu thụ hầu hết sản phẩm làm ra và trao đổi để lấy hàng hoá và dịch vụ khác. Đây là thị trường ít hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nên việc thúc đẩy xuất khẩu không thực hiện được.

Đối với nền kinh tế đang công nghiệp hóa: công nghiệp chế biến chiếm từ 10- 20% tổng sản phẩm quốc dân. Công nghiệp hóa tạo ra một tầng lớp giàu có mới và một tầng lớp trung lưu đang phát triển, có nhu cầu về nhiều loại hàng hoá mới. Đây là thị trường khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thực hiện thúc đẩy xuất khẩu

Đối với nền kinh tế công nghiệp hóa: xuất khẩu nhiều hàng công nghiệp chế biến và vốn đầu tư. Các hoạt động công nghiệp chế biến rộng lớn và đa dạng cùng một tầng lớp trung lưu đông đảo tạo nên thị trường hấp dẫn đối với mọi loại sản phẩm. Do vậy việc thúc đẩy xuất khẩu khá thuận lợi.

+ Môi trường văn hoá

Mỗi nước đều có những tập tục, quy tắc, kiêng kỵ riêng. Chúng được hình thành theo truyền thống văn hoá của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn tới tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó. Tuy sự giao lưu văn hoá giữa các nước đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiêu dùng chung cho mọi dân tộc, song những yếu tố văn hoá truyền thống vẫn còn rất bền vững, có ảnh hưởng rất mạnh đến thói quen và tâm lý tiêu dùng. Do vậy yếu tố văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Bởi vậy muốn khách hàng ở các quốc gia khác nhau tiêu dùng sản phẩm của mình thì doanh nghiệp phải xuất khẩu những mặt hàng có mẫu mã, kiểu dáng, mầu sắc phù hợp với văn hoá của từng thị trường nhất định. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường những sản phẩm mang những yếu tố trái với quan niệm, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng của dân cư thì sản phẩm sẽ trở nên lạc lõng và có thể bị tẩy tray ở thị trường đó.

+ Môi trường chính trị, luật pháp

Các quốc gia rất khác nhau về môi trường chính trị - luật pháp. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó khi xem

22

xét khả năng thúc đẩy xuất khẩu sang một thị trường nước ngoài cần chú ý đến một số các nhân tố sau:

❖ Thái độ đối với nhà kinh doanh nước ngoài: nếu Chính phủ nước ngoài dễ dãi, khuyến khích thực sự đối với các doanh nghiệp nước ngoài như giảm các luật lệ về cấp giấy phép và các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thì việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại, Chính phủ các nước nước sẽ đưa ra những yêu cầu về hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế sử dụng ngoại tệ... sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vào những thị trường này.

❖ Sự ổn định chính trị: ở những nơi có sự bất ổn chính trị cao hay xảy ra chiến tranh thì việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ gặp không ít khó khăn và rủi ro.

❖ Sự điều tiết tiền tệ: những quy định về quản lý ngoại hối cũng có thể gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Nếu Chính phủ nước ngoài quản lý ngoại hối chặt chẽ thì các nhà xuất khẩu sẽ khó khăn trong thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài ra một chế độ tỷ giá hối đoái biến động mạnh ở thị trường nước ngoài cũng tạo nên các rủi ro cao cho các nhà xuất khẩu.

❖ Các quy định mang tính chất bắt buộc về pháp luật và quản lý như việc cấm đoán hoặc kiểm soát đối với một số hàng hoá dịch vụ nước ngoài, cấm một số phương thức hoạt động thương mại, các kiểu kiểm soát về giá cả, các tiêu chuẩn mang tính bắt buộc... có ảnh hưởng rất lớn đến việc thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.

+ Môi trường cạnh tranh

Sự hấp dẫn của thị trường nước ngoài còn chịu ảnh hưởng quan trọng của mức độ của cạnh tranh trên thị trường đó. Với thị trường nước ngoài có mức độ cạnh tranh thấp thì việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại với những thị trường có mức độ cạnh tranh cao, gay gắt thì việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ khó càng khó khăn hơn, trong trường hợp xấu nhất doanh nghiệp buộc phải rút lui khỏi thị trường. Muốn thành công trên thị trường này đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp

23

phải có chất lượng tốt, giá hợp lý và có biện pháp quảng cáo hữu hiệu

- Các nhân tố chủ quan

+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Khả năng tài chính là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Nếu có tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp sẽ có thể đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút lao động có chất lượng cao, mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài ra khi có tiềm lực mạnh về tài chính doanh nghiệp có trong thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng qua hình thức mua trả chậm. Như vậy có thể nói hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi khả năng tài chính của doanh nghiệp.

+ Uy tín của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp chính là tình cảm, là sự tin tưởng mà khách hàng dành cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có uy tín cao, đối với khách hàng nhiều khi họ mua hàng dựa trên uy tín của doanh nghiệp chứ không hoàn toàn dựa trên chất lượng hàng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường thì việc thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này sẽ thuận lợi.

+ Hình ảnh của sản phẩm

Vì sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mau sản phẩm. Để thúc đẩy xuất khẩu doanh nghiệp phải làm sao khiến cho khách hàng nước ngoài ngày càng mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, giá cả phải chăng sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì được những khách hàng ở thị trường hiện tại và có thêm những khách hàng ở thị trường mới. Chính sản phẩm là yếu tố tạo vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu.

24

+ Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy đến cùng cũng là do con người và vì con người. Bởi vậy con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm khi xem xét đến các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Một đội ngũ lao động vững vàng trong chuyên môn, có kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường và đặc biệt có lòng say mê trong công việc luôn là đội ngũ lý tưởng để giúp doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp yếu kém về chất lượng và hạn chế về số lượng thì doanh nghiệp sẽ luôn trong tình trạng bị động và kinh doanh kém hiệu quả vì vậy doanh nghiệp sẽ bị trở ngại lớn khi thúc đẩy. Như vậy, nhân lực quyết định hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả nhất thiết phải quan tâm tuyển chọn đội ngũ lao động thực sự có năng lực, đồng thời chú trọng đến công tác quản lý nhằm tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp làm việc có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tại công ty cổ phần agrotex việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)