6. Kết cấu luận văn
1.3. Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
1.3.1. Thúc đẩy xuất khẩu là điều kiện để mở rộng quy mô xuất khẩu, từng
bước tăng trưởng và phát triển
Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng trong nền kinh tế mở là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Nó mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên thế giới. Nhờ có hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô xuất khẩu, từng bước tăng trưởng và phát triển, từ đó đáp ứng nhu cầu không chỉ của một thị trường nhỏ hẹp nào đó mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khác với những đơn hàng có giá trị lớn. Thúc đẩy xuất khẩu còn làm tăng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, duy trì sự ổn định và tăng trưởng cao.
Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp không chỉ kinh doanh một số mặt hàng cụ thể trên những thị trường nhất định vì thị trường luôn luôn biến động không ngừng, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cũng vậy, nên hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sẽ
25
tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, tăng thị phần và sự ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường... do đó có thể giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu để thu được lợi nhuận cao hơn, tăng số vòng quay của vốn, tăng lượng thu ngoại tệ từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư xuất khẩu các hàng hoá thiết yếu khác, nhập về những công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp một thế và lực mới...
1.3.2. Toàn cầu hoá và hội nhập đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường xuất khẩu ra thị trường quốc tế khẩu ra thị trường quốc tế
Hiện nay, làn sóng toàn cầu hoá và liên kết khu vực đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập và tự do hoá thương mại đang trở thành trào lưu lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia, song những đóng góp trên thị trường thế giới còn nhỏ vì vậy thúc đẩy xuất khẩu là việc làm cần thiết để nâng cao vị thế quốc gia cũng như nâng cao vị thế của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Toàn cầu hoá và hội nhập cho phép các doanh nghiệp được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của các nước dành cho Việt Nam trong đàm phán song phương và đa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường dễ dàng hơn.
Mặt khác, toàn cầu hoá và hội nhập còn giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, học tập phong cách quản lý, tiếp thu tiến bộ khoa học và công nghệ quản lý kinh doanh, xoá bỏ tư duy cũ, tích luỹ nhiều kinh nghiệm qua đó giúp doanh nghiệp hình thành được tác phong kinh doanh hiện đại. Vì vậy khi thực hiện thúc đẩy xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi mà toàn cầu hoá và hội nhập đem lại từ đó không ngừng phát triển hơn lên, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế đất nước.
26
1.3.3. Tận dụng các tiềm năng sẵn có trong sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam
Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nên đối với sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, Việt Nam có tiềm năng khá lớn. Nếu như được đầu tư một cách đồng bộ, hợp lý, lâu dài sẽ hứa hẹn trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn.
- Về đất đai
Tiềm năng đất nông nghiệp của cả nước khoảng 26 triệu ha. Chất lượng đất ở Việt Nam có tầng dày, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng khá cao, nhất là phù xa, đất xám, chủng loại đất cũng rất phong phú với 64 loại thuộc 14 nhóm. Những điều kiện này kết hợp với nguồn nhiệt ẩm dồi dào sẽ là cơ sở tốt để phát triển nhiều loại cây trồng, thâm canh tăng vụ nếu chúng ta biết khai thác khoa học, hợp lý.
- Về khí hậu
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa Châu Á. Khí hậu Việt Nam có tính đa dạng, phân biệt rõ ràng từ B ắc xuống Nam, với một mùa đông lạnh ở miền Bắc và khí hậu kiểu Nam Á ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hoá các loại cây trồng nông sản. Hơn nữa, tiềm năng nhiệt ẩm và gió khá dồi dào, phân bổ tương đối đồng đều trong nước. Với số giờ nắng cao, cường độ bức xạ lớn, tài nguyên nhiệt nước ta được xếp vào loại giàu. Với độ ẩm tương đối trong năm cao hơn 80%, lượng mưa lớn (trung bình từ 1800 – 2000 mm/năm). Kết hợp với nguồn nhiệt giàu có, đây là thuận lợi đối với việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loại sinh vật, đặc biệt là đối với một số loại cây trồng như lúa nước, cà phê, cao su,chè..
- Về nhân lực
Với dân số hơn 90 triệu người, cơ cấu dân cư trẻ và có hơn 70% dân số sống bằng sản phẩm nông nghiệp. Có thể nói nguồn nhân lực cho nông nghiệp là rất dồi
27
dào. Bên cạnh đó, người Việt Nam có đặc điểm là cần cù, thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp...Đây là những thuận lợi lớn cho Việt Nam để vươn lên một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tạo nguồn nông sản dồi dào cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Các chính sách của Nhà nước
Ngoài những yếu tố thuận lợi trên, với quan điểm của Đảng và Nhà nước coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu chính vì vậy việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản cũng được chú trọng. Nhà nước quan tâm việc ưu đãi đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vự sản xuất nông sản nhất là đối với cây trồng lâu năm như cà phê, cao su đã tạo được động lực mới cho sự phát triển ngành này.
Với tiềm năng to lớn của mình, triển vọng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong những năm tới là sáng sủa. Vì vậy, thúc đẩy xuất khẩu nông sản sẽ giúp khai thác có hiệu quả các tiềm lực sẵn có, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, tăng thêm thu nhập cho người lao động góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội khác ở nông thôn, tăng thu nhập quốc dân, tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế.
1.4. Đặc điểm chung của hàng nông sản và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam khẩu của Việt Nam
1.4.1. Đặc điểm chung của hàng nông sản
Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản Việt Nam mang tính thời vụ. Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, vào những lúc trái vụ hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao. Chính vì vậy, đối với mối doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản, việc nghiên cứu thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài) từ đó đưa ra những dự báo phục vụ cho quá trình thu mua dự trữ để đáp ứng những đơn đặt hàng vào lúc trái vụ là thực sự cần thiết. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được đơn đặt hàng vào lúc
28
trái vụ thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được so với lúc chính vụ sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra do đặc tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sản thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Đó là một đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, vì một mặt quá trình sản xuất nông nghiệp là qúa trình sản xuất kinh tế gắn liền với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết, khí hậu mỗi loại cây trồng lại có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Với đặc tính này buộc doanh nghiệp phải có mạng lưới thu mua rộng khắp và phải chuẩn bị đủ vốn để thực hiện công tác thu mua có hiệu quả.
Hàng nông sản có tính khu vực. Sản xuất nông nghiệp đựơc tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở đâu có đất đai và lao động là ở đó tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nhưng mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết rất khác nhau nên hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng khác nhau, sản phẩm nông nghiệp cũng khác nhau. Nếu năm nào, khu vực nào có mưa thuận gió hoà, thì cây cối phát triển, cho năng suất cao, hàng nông sản sẽ tràn ngập trên thị trường và giá rẻ. Ngược lại, nếu năm nào, khu vực nào có khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên thì hàng nông sản sẽ khan hiếm và có chất lượng không cao, giá cao. Căn cứ vào đặc tính này các doanh nghiệp có thể tìm ra cơ hội kinh doanh cho mình. Chẳng hạn: Khu vực thị trường nào (có các doanh nghiệp xuất khẩu cùng một mặt hàng với doanh nghiệp mình, là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mình) có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên thì khu vực ấy sẽ bị mất mùa hàng nông sản. Doanh nghiệp phải tận dụng ngay cơ hội này để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Hàng nông sản phần lớn là cơ thể sống cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát sinh, phát triển theo quy luật sinh học. Do là cơ thể sống nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch
29
sản phẩm cuối cùng. Vì vậy hàng nông sản dễ bị hư hỏng, kém phẩm chất hoặc chất lượng không ổn định, không đồng đều, lên xuống thất thường. Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Chính vì vậy nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm. Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu được đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ.... Vì vậy để thâm nhập vào các thị trường khó tính này buộc doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ đặt ra.
Đối với hàng nông sản, khâu bảo quản và chế biến rất quan trọng vì: Giá cả hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào chất lượng. Chất lượng hàng nông sản không những phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản và chế biến. Chính vì vậy, để nâng cao giá hàng nông sản xuất khẩu thì khâu bảo quản và chế biến phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, với tính chất dễ ẩm, mốc, biến chất của hàng nông sản buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải quan tâm tới điều khoản thời hạn giao hàng bởi điều khoản này sẽ quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng hàng nông sản khi có vấn đề phát sinh.
Hàng nông sản có tính phân tán. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực cao, nên hàng nông sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân đã trở thành một trở ngại trong việc thu mua hàng nông sản của các doanh nghiệp. Chủng loại hàng nông sản rất phong phú và đa dạng nên chất lượng của cùng một mặt hàng cũng rất phong phú và đa dạng. Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá về cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới rất khác nhau.
Như vậy, có thể thấy với một loại nông sản nó có thể được ưa thích ở thị trường này song lại không được chấp nhận ở thị trường khác, giá có thể cao ở thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác. Vì vậy, trong kinh doanh hàng nông sản đối với một doanh nghiệp vấn đề xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp.
30
Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì vậy các mặt hàng nông sản xuất khẩu đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như cà phê, hạt điều, hạt tiêu,quế, cơm dừa… Những mặt hàng này luôn là thế mạnh của Việt Nam bởi các lợi thế cạnh tranh quốc gia mang lại.
Hạt Điều: Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều và trong
những năm tới, cơ hội tăng trưởng rất cao bởi nhu cầu sử dụng các loại hạt, quả khô để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2016 xuất khẩu hạt điều nước ta đạt giá trị trên 3,1 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu như hạt điều rang muối, tẩm mật ong, snack và dầu điều đạt giá trị hơn 200 triệu USD. Hiện nay hạt điều Việt Nam được xuất khẩu tới trên 90 thị trường và vùng lãnh thổ.
Cà phê là sản phẩm trên thế giới có nhu cầu tăng cao nên khả năng mở rộng
thị trường và gia tăng mặt hàng này trong thời gian tới vẫn duy trì ổn định,Đức và Mỹ là hai thị trường ưa chuộng cà phê Việt Nam nhất. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản chiếm phân nửa, ước đạt 15,1 tỷ USD. Cà phê là nông sản xuất khẩu mạnh nhất. Sản lượng xuất khẩu năm 2016 đạt 1,8 triệu tấn, tương đương 3,3 tỷ USD, nhiều hơn cả gạo. Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil, nhưng đứng đầu về loại cà phê Robusta. Đức và Mỹ - 2 thị trường chuộng cà phê Việt nhất, nhập gần một tỷ USD năm qua. Người uống cà phê ở London, Pari, New York và trên khắp thế giới thích nhâm nhi tận hưởng vị ngon, mùi thơm đượm của cà phê Việt. Cà phê cũng là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo việc làm nuôi sống hơn 2,5 triệu nông dân. Riêng Tây Nguyên có hơn 450.000ha trồng, chiếm gần 90% diện tích và sản lượng cà phê cả nước
Hồ tiêu: Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2016, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã có một năm vất vả do giá cả biến động mạnh, tuy vậy các nhà thu mua, chế biến xuất khẩu và nông dân trồng Hồ tiêu đã vượt qua được trở ngại với xuất khẩu đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay cả về khối lượng (179,233 tấn hạt tiêu các loại) và giá trị (kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 439.87 triệu USD). Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hồ tiêu và hạt điều lớn nhất của Việt Nam. Được ưa chuộng nhất
31
là tiêu Phú Quốc (Kiên Giang) trồng ở đảo cách đất liền 45km, nơi có thổ nhưỡng đặc biệt giúp tiêu thơm và cay nồng, cho chất lượng cao tuyệt hảo. Tiêu Phú Quốc hầu hết được trồng theo chuẩn GlobalGap và VietGap, không dùng phân hóa