Nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tại công ty cổ phần agrotex việt nam (Trang 54 - 58)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3. Nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới

- Đặc điểm thị trường hàng nông sản thế giới

Hầu hết các mặt hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhu cầu hàng nông sản có phẩm cấp cao ngày càng tăng, nhu cầu hàng có phẩm cấp thấp ngày càng giảm xuống. Tuy nhiên hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người vẫn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với sự tồn tại của con người.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng nông sản. nhưng các nước đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu. Tuy nhiên hàng nông sản được xuất khẩu từ các nước này chủ yếu là các mặt hàng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên có giá trị xuất khẩu chưa cao.

Nước nhập khẩu hàng nông sản có thể là các nước chậm phát triển, đang phát triển hoặc phát triển. Tuy nhiên nhu cầu của mỗi nước đối với hàng nông sản rất khác nhau. Thông thường các nước chậm phát triển và đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm lương thực có yêu cầu về chất lượng không cao, giá rẻ và chỉ cần một sự thay đối nhỏ về giá cả sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng của người dân tại các nước này. Ngược lại, tại các nước phát triển, người tiêu dùng chỉ chấp nhận sản phẩm có chất lượng cao mặc dù giá đắt.

Thị trường nhập khẩu hàng nông sản đã và đang bị thu hẹp lại. Hiện tại các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên các nước này đã và đang thực hiện một cách phổ biến và sâu rộng chế độ trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức độ cao, bảo hộ thị trường nông sản nội địa dưới nhiều hình thức. Cơ chế trợ cấp và trợ giá quá cao cho hàng nông sản ở các nước đang phát triển đã gây sự bóp méo giá cả hàng nông sản xuất khẩu, hạn chế tác động của quy luật thị trường và giảm đi ưu thế cạnh tranh hàng nông sản của các nước đang phát triển vốn nhờ vào lao động rẻ. Cơ chế này không những làm tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản của các nước này mà còn hạn chế nhập khẩu nông sản của các nước này. Đây thực tế là một bất lợi lớn đối với sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu khẩu nông sản của các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Trước sức ép của xu hướng tự do hoá thương mại buộc các nước phát triển phải nhất trí sự cần thiết giảm trợ giá cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu, mở

46

rộng tự do hoá thị trường nông sản thế. Điều này dường như dẫn tới một tương lai sáng sủa hơn cho sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, giờ đây sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển lại phải đối mặt với những rào chắn khác, đó là những quy định chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái mà trong nhiều trường hợp người ta xem đó là hình thức bảo hộ trá hình nhằm ngăn cản hàng nông sản của các nước đang phát triển tràn vào thị trường các nước phát triển.

Các nước Châu Phi cũng có nhu cầu nông sản lớn nhưng khả năng thanh toán hạn hẹp. Trong khi đó Liên Hợp Quốc chỉ còn hỗ trợ nhập khẩu lương thực cho những nước có khủng hoảng chính trị.

Tình hình trên làm cho thị trường nông sản bị thu hẹp trong khi nguồn cung cấp nông sản khá dồi dào ở các nước Châu Á, Mỹ La Tinh, Tây Âu, Bắc Mỹ đã đẩy kinh doanh nông sản trên thị trường thế giới vào tình trạnh cạnh tranh quyết liệt khiến cho giá nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm, gây bất lợi cho những người sản xuất nông nghiệp và cho những nước xuất khẩu nông sản.

Theo như đã phân tích ở trên, thị trường nông sản thế giới đang bị thu hẹp, nguồn cung cấp hàng nông sản trên thị trường thế giới ngày càng dồi dào, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu nông sản nguyên liệu diễn ra ngày càng gay gắt buộc các nước đang phát triển phải xuất khẩu nông sản nguyên liệu cho các nước phát triển với giá thấp (các nước phát triển sẽ chế biến lại để xuất khẩu). Mặt khác hàng nông sản chế biến sâu của các nước đang phát triển lại phải cạnh tranh với hàng nông sản xuất khẩu cùng loại của các nước phát triển ở thế yếu hơn do hạn chế về công nghệ chế biến và khả năng đầu tư cho công nghệ chế biến nông sản xuất khẩu. Trong những điều kiện này, ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thuộc về các nước phát triển. Các nước này đã trở thành người chi phối và chiếm ưu thế trong quan hệ buôn bán nông sản trên thị trường.

Hiện tại thiệt thòi đang thuộc về các nước đang phát triển. Tuy nhiên theo đánh giá của tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) với tốc độ phát triển như hiện nay (dân số thế giới tăng trưởng với tốc độ cao nhưng đất đai sử dụng cho nông nghiệp lại giảm cùng với quá trình công nghiệp hoá) thì đến năm 2030 cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới sẽ vượt xa cung. Điều này mở ra

47

một cơ hội mới cho các nước đang phát triển xuất khẩu nông sản nói chung và Việt Nam nói riêng có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong tương lai.

- Nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới

Thị trường hàng nông sản thế giới luôn chứa đựng những xu hướng phát triển mới theo nhiều phương diện khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ, giá cả và những thương lượng buôn bán giữa các quốc gia và các khu vực với nhau. Tất cả điều đó đang mở ra những thuận lợi và cả những khó khăn đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Đối với Việt Nam, thực trạng và triển vọng thị trường hàng nông sản thế giới đang đặt ra những vấn đề sau:

Thứ nhất, sự gia tăng dân số là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới và đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu nói riêng. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2020, trong đó riêng Châu Á là 1,5 tỷ. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm. Do đó, có thể thấy rằng, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho các nông sản Việt Nam, nhất là các sản phẩm lương thực-đang là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, thị trường hàng nông sản thế giới vẫn đang có xu hướng chuyển dần về khu vực các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực Châu á. Nhóm các nước này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị thương mại quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp, nhất là giá trị nhập khẩu. Xu hướng chuyển dịch này của thị trường hàng nông sản thế giới sẽ tác động đến các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, theo cả hai khả năng tích cực và tiêu cực.

Theo khả năng tích cực:

• Việt Nam sẽ nằm trong khu vực sôi động của thị trường hàng nông sản thế giới, do đó có điều kiện để tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các sản phẩm nông nghiệp với các thị trường khác;

• Thị trường các nước đang phát triển không phải là những thị trường khó tính và mức bảo hộ thấp sẽ mang lại những cơ hội tiếp cận thị trường tốt cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam;

48

• Đồng thời với quá trình phát triển thị trường các sản phẩm nông sản sẽ là việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia thị trường công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong môi trường có nhiều điểm tương đồng giữa các nước trong khu vực.

Theo hướng tiêu cực:

• Thị trường các nước đang phát triển là thị trường có thu nhập thấp có thể sẽ làm giảm lợiích xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam;

• Các lợi thế tương đối của sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ bị hạn chế do tính chất tương đồng của các sản phẩm trong cùng một khu vực tự nhiên, mức chênh lệch về giá lao động;

• Đồng thời với khả năng tăng xuất khẩu là sức ép về tăng nhập khẩu hàng nông sản nước ta;

• Nếu không tiếp cận được các thị trường tiêu thụ trực tiếp và xây dựng chiến lược sản phẩm thích hợp thì Việt Nam có nguy cơ trở thành nước xuất khẩu nguyên liệu thô, ít qua chế biến sang các nước khác trong khu vực.

Thứ ba, trên thị trường thế giới đang diễn ra hướng gia tăng nhanh chóng giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm như thịt chế biến, dầu mỡ, sữa của nhóm các nước đang phát triển. Đây là cơ hội lớn để thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước, cải thiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, đồng thời tạo ra khả năng chống lại sự dao động cao của giá cả các sản phẩm trồng trọt, mang lại sự ổn định hơn cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài của các sản phẩm thịt chế biến của Việt Nam còn ở mức độ thấp so với yêu cầu thị trường thế giới và so với sản phẩm của các nước khác trong khu vực, do đó, sẽ bất lợi lớn nếu không có chiến lược phát triển sản phẩm này một cách thận trọng.

Thứ tư, xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. Việt Nam sẽ phải đối mặt với sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên trong tổ chức WTO cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Những khó khăn về cạnh tranh thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ lớn hơn khi mà sản xuất nông nghiệp

49

vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến.

Thứ năm, là sự dao động về giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới luôn ở mức độ cao và xảy ra thường xuyên, bởi nguyên nhân chủ yếu là sự bất ổn định của sản xuất nông nghiệp (sự phụ thuộc vào thiên nhiên). Các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm thô có biên độ dao động cao hơn các sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm chế biến. Trong hoàn cảnh nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nặng về các sản phẩm trồng trọt, xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, ít qua chế biến,sự tác động của tính chất giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới và các xu hướng thứ sinh đối với sản xuất các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có phần không thuận lợi. Xu hướng giảm giá diễn ra phổ biến ở hầu hết các mặt hàng nông sản chủ yếu của nước ta như lúa, gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều và một số mặt hàng khác đã gây ra tác động tiêu cực, đó là nông sản tồn đọng lớn, thu nhập của nông sản giảm tương đối, kéo theo giảm sức mua thị trường nông thôn, giảm khả năng đầu tư vốn của họ vào phát triển sản xuất nông sản. Ở tầm vĩ mô, chỉ số giá lương thực, thực phẩm giảm kéo theo xu hướng giảm sút của chỉ số giá và làm gia tăng tình trạng giảm phát của toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tại công ty cổ phần agrotex việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)