6. Kết cấu luận văn
2.4.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của công ty
- Theo mặt hàng
Năm 2012 là năm công ty bắt đầu tham gia xuất khẩu hàng nông sản. Bốn mặt hàng được xuất khẩu năm 2012 gồm Hồ tiêu, Quế, Gạo, Sắn lát. Từ năm 2015 đến nay, công ty luôn tìm cách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Trong đó Hồ tiêu, Cà phê, Hạt điều, Quế, Dừa sấy là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.
55
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị tính: USD
STT MẶT HÀNG Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Tiêu 3.054.427 3.984.613 3.325.428 2.045.714 2 Cà phê 276.359 196.349 257.960 447.828 3 Hạt điều 385.664 306.500 686.898 1.003.450 4 Quế 1.276.599 1.183.171 1.708.412 2.509.444 5 Dừa sấy 205.425 180.862 514.234 1.119.903 6 Hàng khác 46.956 27.643 81.731 53.230 TỔNG CỘNG 5.245.430 5.879.138 6.574.664 7.179.569
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 2.4: Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng các mặt hàng nông sản của công ty
Đơn vị tính: %
ST T
MẶT HÀNG
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ trọng Tốc độ Tỷ trọng Tốc độ Tỷ trọng Tốc độ Tỷ trọng Tốc độ 1 Tiêu 58,23 - 67,78 30,45 50,58 -16,54 20,49 -55,75 2 Cà phê 5,27 - 3,34 -28,95 3,92 31,38 6,24 73,60 3 Hạt điều 7,35 - 5,21 -20,53 10,45 124,11 13,98 46,08 4 Quế 24,34 - 20,12 -7,32 25,98 44,39 42,95 80,51 5 Dừa sấy 3,92 - 3,08 -11,96 7,82 184,32 15,6 118,14 6 Hàng khác 0,89 - 0,47 -41,13 1,25 195,67 0,74 -37,16
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Năm 2016: Hạt tiêu là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng vị trí số một của công ty. Tiếp theo sau là quế, hạt điều, cà phê, dừa sấy. Đối với mặt hàng hạt tiêu, khối lượng xuất khẩu năm 2016 là 600 tấn, tăng so với năm 2015 là 240 tấn,
56
tương đương với 76,47% song về kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng so với năm 2014 khoảng 0,9 triệu USD, tương đương với 30,45%. Như vậy, tốc độ tăng về khối lượng lớn hơn tốc độ tăng về kim ngạch. Nguyên nhân của hiện tượng tốc độ tăng về kim ngạch không theo kịp tốc độ tăng về khối lượng là do giá hạt tiêu của công ty trong năm giảm mạnh (giá hạt tiêu năm 2016 giảm khoảng 2000 USD/tấn so với năm 2015). Các mặt hàng gạo, sắn lát mất đi vị trí của mình trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty từ năm 2015.
Các năm 2015, 2016, 2017, 2018: mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty giống nhau. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu năm 2014, các mặt hàng cà phê, hạt điều, dừa sấy đã tìm lại được chỗ đứng của mình. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu thêm một số mặt hàng khác như hoa hồi, lạc, tỏi, hành, gừng, nghệ và nâng tổng số mặt hàng xuất khẩu của công ty là 12. Hạt tiêu và quế vẫn là các mặt hàng được xuất khẩu với số lượng lớn nhất trong 3 năm 2016, 2017, 2018. Tiếp theo đó là hạt điều, cà phê, dừa sấy. Tuy nhiên các mặt hàng này có một chút sự thay đổi vị trí xếp hạng trong từng năm.
Năm 2018, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty có sự biến động mạnh so với các năm trước đó. Điển hình là sự tăng đột biến trong xuất khẩu quế. Mặt hàng quế từ chỗ đứng vị trí thứ 2 trong kim ngạch xuất khẩu năm 2015, 2016, 2017, chiếm tỷ trọng khẩu trên 20% trong tổng kim ngạch xuất hàng nông sản thì đến năm 2018 quế đã vươn lên đứng vị trí thứ nhất với tỷ trọng trên 40%. Ngoài ra số lượng mặt hàng nông sản đã bị thu hẹp xuống với sự biến mất của hoa hồi.
Nguyên nhân khiến hoa hồi biến mất khỏi danh sách hàng nông sản xuất khẩu năm 2018 và các tháng đầu năm 2019 là do các đợt thu mua với số lượng lớn bất thường của các thương lái Trung Quốc qua đường tiểu ngạch làm cho nguồn cung giảm, đẩy thị trường lên cao trong khi nhu cầu ở các thị trường khác vẫn nhiều nhưng kỳ vọng của khách hàng về giá cả còn thấp. Hoa hồi có chất lượng rất tốt nhưng việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Nước ngoài là thị trường tiêu thụ mạnh, nhiều cơ hội phát triển và đem lại nguồn thu lớn. Thế nhưng, không phải cứ xuất khẩu là có thể yên tâm về sản phẩm, bởi thị trường này ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Đơn cử như thị trường Trung Quốc quy mô lớn nhưng nhưng thiếu ổn định nhất. Có năm thương lái đổ sang mua hoa hồi với giá cao ngất ngưởng, có năm lại không mua và ép giá. Trong khi đó, thị trường châu Âu có tính ổn định cao
57
hơn, giá tốt nhưng khó tính, tiêu chuẩn kiểm duyệt gắt gao. Sản phẩm hoa hồi của công ty tuy chất lượng tốt nhưng khâu đóng gói, bảo quản, xây dựng thương hiệu còn hạn chế. Ngoài ra, do công ty chủ yếu xuất hoa hồi dạng thô nên giá thành không lý tưởng.
Phân tích cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty thời gian qua cho ta thấy:
Có sự biến động trong xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty ( mặt hàng ấy cũng được xem là mặt hàng có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam ) VD: Mặt hàng hạt tiêu luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhưng kim ngạch lại giảm đáng kể trong năm 2018, giảm gần 2 triệu USD so với năm 2016 và tuột khỏi vị trí số 1 về kim ngạch xuất khẩu trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty năm 2018, trong khi đó quế là mặt hàng luôn ở vị trí số 2 trong các năm 2015-2017 nhưng đã bật lên vị trí số 1 trong năm 2018 với kim ngạch khoảng 2,5 triệu USD. Xảy ra sự biến động lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của 2 mặt hàng này là do tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hạt tiêu trên thế giới vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, 95% hạt tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá hạt tiêu trong nước. Bên cạnh đó, các nước trồng hạt tiêu khác như Brazil, Campuchia cũng tăng diện tích. Tồn kho năm này qua năm khác dồn ứ khiến nguồn cung dư thừa so với nhu cầu khiến thị trường chưa có những dấu hiệu tích cực hơn. Sự trượt dốc của mặt hàng tiêu đã đẩy tỷ trọng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của công ty tăng lên một cách đáng kể.
- Theo thị trường
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là vấn đề quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục đạt hiệu quả cao. Đến nay Công ty đã có quan hệ với khoảng 40 nước ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Trong đó thị trường nhập khẩu chính hàng nông sản của công ty là các nước thuộc khu vực Châu Á và đang tìm cách mở rộng thị trường hơn nữa.
58
Bảng 2.5: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty theo thị trường
STT Thị
trường
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị ($) TT(%) Giá trị ($) TT(%) Giá trị ($) TT(%)
1 Châu Á 3.968.491 67,50 4.714.928 71,71 5.283.262 73,59 2 Châu Âu 665.434 11,32 983.424 14,96 1.243.046 17,31 3 Châu Phi 1.146.241 19,50 661.733 10,06 420.621 5,86 4 Châu Úc 26.607 0,45 155.782 2,37 156.801 2,18 4 Châu Mỹ 72.365 1,23 58.797 0,91 75.839 1,06 Tổng 5.879.138 100 6.574.664 100 7.179.569 100
Nguồn: Báo cáo kết qủa kinh doanh
❖ Thị trường Châu Á
Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất nông sản của công ty trong những năm qua. Thị trường này gồm các nước như các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Iran, Iraq, Singapore, Myanmar, Malaysia, Philippines,... chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông sản như hạt tiêu, quế, dừa sấy,….của công ty. Trong đó, thị trường Singapore và thị trường ASEAN là thị trường lớn nhất của công ty. Đặc biệt, thị trường Singapore là thị trường chuyển tải, tạm nhập tái xuất.
Các nước này tiến hành nhập khẩu hàng nông sản của công ty ngoài mục đích cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước họ còn chế biến lại để thực hiện tái xuất khẩu. Thuận lợi của công ty khi xâm nhập vào thị trường này là:
Đây là khu vực có vị trí địa lý gần Việt Nam nên chi phí vận chuyển hàng hóa thấp. Đây là một cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh về giá sản phẩm của công ty.
Khu vực này có yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm không cao.
Tuy nhiên công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn tại khu vực thị trường này bởi đây là khu vực thường có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, tài chính. Đồng thời khả năng chi trả của thị trường này cũng chưa cao.
Trong hiện tại và tương lai công ty vẫn rất chú trọng đến việc khai thác tốt thị trường này bởi thị trường này có những yếu tố thuận lợi trên.
59
❖ Thị trường Châu Âu
Đây là thị trường lớn thứ hai tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thị trường này có nhu cầu tương đối lớn, Châu Âu luôn được đánh giá là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng nhưng cũng rất “khó tính”. Tại thị trường này người tiêu dùng chỉ chấp nhận hàng hóa có chất lượng cao mặc dù họ phải trả giá đắt, các tiêu chuẩn về hàng hóa đặc biệt là đối với hàng nông sản được thị trường này đề ra rất ngiêm ngặt. Vì vậy công ty đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
❖ Thị trường Châu Phi
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty sang thị trường này vẫn chưa cao, công ty phải chấp nhận hệ số rủi ro cao do khả năng thanh toán có hạn, bị động bởi các nước viện trợ. Tại châu lục này các sản phẩm là nông sản của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các nước ở Tây Phi như Guinee, Senegal, Gambia,... Thêm vào đó, Liên Hợp Quốc đã quyết định thực hiện chính sách chỉ hỗ trợ nhập khẩu lương thực cho những nước có khủng hoảng về chính trị đã làm cho thị trường của công ty ở khu vực này bị thu hẹp.
❖ Thị trường Châu Mỹ và châu Úc
Châu Mỹ, Châu Úc là 2 thị trường khá mới mẻ, mặt khác thị trường Châu Mỹ cũng là thị trường có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, nên hiệu quả kinh doanh của công ty các trên thị trường này thấp hơn so với các thị trường khác, song vẫn có một số lượng nhỏ hàng nông sản của công ty được xuất khẩu sang thị trường này. Điều đó chứng tỏ công ty luôn tận dụng mọi cơ hội để tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường này.