6. Kết cấu luận văn
1.4.2. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
30
Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì vậy các mặt hàng nông sản xuất khẩu đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như cà phê, hạt điều, hạt tiêu,quế, cơm dừa… Những mặt hàng này luôn là thế mạnh của Việt Nam bởi các lợi thế cạnh tranh quốc gia mang lại.
Hạt Điều: Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều và trong
những năm tới, cơ hội tăng trưởng rất cao bởi nhu cầu sử dụng các loại hạt, quả khô để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2016 xuất khẩu hạt điều nước ta đạt giá trị trên 3,1 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu như hạt điều rang muối, tẩm mật ong, snack và dầu điều đạt giá trị hơn 200 triệu USD. Hiện nay hạt điều Việt Nam được xuất khẩu tới trên 90 thị trường và vùng lãnh thổ.
Cà phê là sản phẩm trên thế giới có nhu cầu tăng cao nên khả năng mở rộng
thị trường và gia tăng mặt hàng này trong thời gian tới vẫn duy trì ổn định,Đức và Mỹ là hai thị trường ưa chuộng cà phê Việt Nam nhất. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản chiếm phân nửa, ước đạt 15,1 tỷ USD. Cà phê là nông sản xuất khẩu mạnh nhất. Sản lượng xuất khẩu năm 2016 đạt 1,8 triệu tấn, tương đương 3,3 tỷ USD, nhiều hơn cả gạo. Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil, nhưng đứng đầu về loại cà phê Robusta. Đức và Mỹ - 2 thị trường chuộng cà phê Việt nhất, nhập gần một tỷ USD năm qua. Người uống cà phê ở London, Pari, New York và trên khắp thế giới thích nhâm nhi tận hưởng vị ngon, mùi thơm đượm của cà phê Việt. Cà phê cũng là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo việc làm nuôi sống hơn 2,5 triệu nông dân. Riêng Tây Nguyên có hơn 450.000ha trồng, chiếm gần 90% diện tích và sản lượng cà phê cả nước
Hồ tiêu: Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2016, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã có một năm vất vả do giá cả biến động mạnh, tuy vậy các nhà thu mua, chế biến xuất khẩu và nông dân trồng Hồ tiêu đã vượt qua được trở ngại với xuất khẩu đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay cả về khối lượng (179,233 tấn hạt tiêu các loại) và giá trị (kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 439.87 triệu USD). Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hồ tiêu và hạt điều lớn nhất của Việt Nam. Được ưa chuộng nhất
31
là tiêu Phú Quốc (Kiên Giang) trồng ở đảo cách đất liền 45km, nơi có thổ nhưỡng đặc biệt giúp tiêu thơm và cay nồng, cho chất lượng cao tuyệt hảo. Tiêu Phú Quốc hầu hết được trồng theo chuẩn GlobalGap và VietGap, không dùng phân hóa học. Đây chính là tấm vé thông hành, giúp hồ tiêu Việt vươn ra các thị trường lớn trên thế giới.
Quế, hồi: Từ hàng ngàn năm qua, quế đã là một mặt hàng luôn được ưa chuộng và được buôn bán trên thị trường thế giới theo con đường tơ lụa, gia vị từ Đông sang Tây. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như công nghiệp mỹ phẩm, cong nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm nên mặt hàng quế ngày càng được sử dụng rộng rãi. Quế và Hồi là hai cây lâm sản ngoài gỗ được người dân Việt Nam trồng đây hơn 100 năm. Quế được trồng nhiều tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hóa và Quảng Nam với tổng diện tích ước tính khoảng 150.000 hecta. Hồi được trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh với diện tích 50.000 hecta. Theo thống kê của Hiệp hội gia vị thế giới, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng quế, đúng thứ 2 sau Trung Quốc về sản lượng hồi. Quế hồi được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu đạt doanh thu xuất khẩu khoảng 400 triệu USD/năm. Hiện nay, Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng quế. Mỗi năm nước này cần nhập một lượng khoảng 25.000 đến 30.000 tấn nhưng do khả năng xuất khẩu của các nước sản xuất có hạn nên chỉ đáp ứng được khoảng 15.000 tấn. Các nước tiếp theo là Nhật Bản với nhu cầu 10.000 tấn/năm, Mexico cần 3.000 tấn/năm, Đức khoảng 1.500 tấn/năm, Nga là một nước có nhu cầu lớn nhưng mỗi năm chỉ nhập khẩu khoảng 1.000 tấn. Ấn Độ là một thị trường lớn với trên 1 tỷ dân, sức tiêu thụ quế và các sẩn phẩm có nguồn gốc từ quế cũng rất lớn. Đó cũng là một trong những thị trường tiềm năng của các nước sản xuất quế, trong đó có Việt Nam.
Cơm dừa: Số liệu từ sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, kim ngạch xuất khẩu dừa của tỉnh Bến Tre đạt khoảng 150 triệu USD vào năm 2016. Tình hình sản xuất cũng rất khả quan: diện tích trồng dừa khoảng 70.000 ha,
32
tăng gần 2.000 ha so với năm 2015 kéo theo việc sản lượng tăng hơn 5% so với năm trước (đạt mức 600 triệu trái/ năm)