6. Kết cấu luận văn
2.5.2. Một số tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại
2.5.2.1.Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Agrotex Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục làm cho công ty chưa phát huy được hết khả năng kinh doanh của mình.
- Trong thời gian qua, hàng nông sản xuất khẩu của công ty chủ yếu là ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao, hàng của công ty chưa thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính nhưng nhiều tiềm năng như thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.
- Thông tin về sự biến động tình hình cung, cầu, gía cả... trên thị trường chưa đầy đủ. Thông tin là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp khác, một vấn đề còn tồn đọng của công ty Agrotex hiện nay là công ty thiếu thông tin về thị trường. Do thiếu thông tin nên công ty chưa phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường và chưa chớp được thời cơ kinh doanh. Khi giá thị trường lên cao thì công ty lại không có hàng để xuất. Ngược lại khi giá thị trường xuống thấp thì hàng lại dư thừa, công ty phải xuất khẩu với giá thấp. Đồng thời do thiếu thông tin nên công ty chưa đáp ứng được một cách tối ưu nhu cầu của thị trường.
- Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty cũng còn nhiều bất cập. Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty thường bị động. Công ty thu mua hàng chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng của nước ngoài chứ ít có sự chuẩn bị dự trữ sẵn hàng để đáp ứng cho những đơn đặt hàng vào những lúc trái vụ nên nhiều khi công ty đã bỏ lỡ cơ hội ký kết hợp đồng xuất khẩu. Đặc biệt là với
66
kiểu kinh doanh chắc bán, chắc mua như hiện nay công ty dễ bị nhà cung ứng cấu kết ép giá mỗi khi công ty cần lô hàng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Công ty mới chỉ thực hiện được các hoạt động thu mua đơn thuần mà chưa thiết lập được mạng lưới thu mua rộng khắp tại các cơ sở. Công ty chưa có hệ thống chân hàng ổn định và có thể cung cấp hàng hóa đồng bộ có chất lượng cao.
Công tác kiểm tra chất lượng khi thu mua được thực hiện rất thô sơ, chủ yếu chỉ dựa vào trực quan của cán bộ thu mua. Chẳng hạn: Trong quá trình giám sát và kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu, công ty đã cử cán bộ công nhân viên của mình xuống tận cơ sở để kiểm tra chất lượng hàng. Tuy nhiên công cụ để kiểm tra chất lượng vừa yếu lại vừa thiếu. Hàng được kiểm tra chủ yếu dự vào kinh nghiệm của cán bộ thu mua. Ví dụ đối với mặt hàng quế xuất khẩu. Việc kiểm tra chất lượng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ thu mua thông qua quan sát màu sắc, kích thước, hình dáng hoặc có chăng thì công cụ kiểm tra là một chiếc máy nhỏ xách tay để đo độ ẩm của quế. Với cách kiểm tra này, lượng quế được kiểm tra chưa nhiều, chưa đảm bảo tốt chất lượng hàng xuất khẩu.
- Đối với mặt hàng nông sản yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với khâu chế biến, bảo quản là rất cao. Kho chứa hàng phải vệ sinh, có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với đặc tính của từng mặt hàng nhằm hạn chế sự biến dạng, biến chất, nấm mốc hàng hóa. Tuy nhiên đối với công ty cổ phần Agrotex Việt Nam, kho chứa hàng chưa thực sự đảm bảo được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản còn thô sơ nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng xuất khẩu nếu không có sự giám sát nghiêm ngặt.
- Thị trường tiêu thụ nông sản xuất khẩu của công ty được mở rộng nhưng tốc độ còn chậm, chủ yếu vẫn tập trung ở thị trường Châu Á. Một số thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng vệ sinh cao nhưng có khả năng tri trả cao như Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn, chưa khai thác được hết tiềm năng của những thị trường này. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chủ yếu theo bề rộng còn bề sâu mới chỉ tập trung vào một số thị trường nhất định.
- Hiệu quả xuất khẩu nông sản còn thấp: hiện tại, giá mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty vẫn thấp hơn so với các sản phẩm nông sản cùng loại của các nước xuất khẩu
67
nông sản khác, lợi nhuận thu được nhỏ nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao.
2.5.2.2. Nguyên nhân của các tồn tại
- Thị trường nông sản biến động rất phức tạp
Diễn biến cung cầu và giá cả các mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới diễn biến rất phức tạp, thường xuyên biến động mạnh mẽ. Do vậy, đã gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty. Giá nông sản không ổn định, nhiều nông sản chủ lực xuất khẩu bị rớt giá, do khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới. Hầu hết các nông sản xuất khẩu từ gạo, cà phê, tiêu, điều, tôm… đều bị ép giá. Giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng thường thấp.
- Mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường nông sản trong và ngoài nước
Việc mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đã làm tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài dẫn đến việc cạnh tranh mạnh mẽ, cạnh tranh không lành mạnh. Công ty phải cạnh tranh gay gắt với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác trong nước. Do có quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nên quá trình xuất khẩu nông sản không được quản lí chặt chẽ, sự manh mún có nguy cơ tự làm rớt giá. Chẳng hạn, theo thống kê chưa đầy đủ, trong ngành chè có hơn 625 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp tranh mua, tranh bán, sự quản lí thiếu chặt chẽ làm giá chè Việt Nam thấp so với giá thế giới. Ngành sản xuất cao su, hạt tiêu, cà phê, gạo… của Việt Nam cũng có tình trạng tương tự, giá cả không chỉ bị cạnh tranh trên trường quốc tế, mà còn do chính các doanh nghiệp Việt Nam tự làm khó cho nhau. Bên cạnh đó, công ty phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm xuất khẩu nông sản xuất khẩu cùng loại với một số nước trên thế giới như: Brazil, Indonesia, ...
- Cơ chế chính sách của Nhà nước còn bất cập
Hiện nay, cơ chế chính sách của Nhà nước chưa nhất quán, không ổn định và đôi lúc gây khó hiểu cho các doanh nghiệp, thủ tục giấy phép xuất nhập khẩu đã được cải cách song vẫn còn rườm rà là nguyên nhân gây cản trở hoạt động xuất khẩu, làm chậm tiến độ giao hàng, đặc biệt là hàng nông sản rất khó để lâu, khó bảo quản.
68
- Chất lượng hàng nông sản của Việt Nam còn chưa cao
Công ty Agrotex có chức năng kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản song công ty không trực tiếp sản xuất hàng để xuất khẩu. Do vậy, chất lượng hàng xuất khẩu của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động sản xuất hàng nông sản trong nước. Hàng nông sản xuất khẩu của công ty cũng như của Việt Nam nói chung chủ yếu là ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế nên chất lượng hàng còn thấp, phần lớn chưa bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Hoạt động chế biến hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện bởi những người sản xuất với phương tiện chế biến thô sơ lạc hậu, nên có năng suất thấp, chất lượng không cao, chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nước ngoài làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Chẳng hạn như: hàng đã xuất đi nhưng bị trả lại do không đáp ứng được các tiêu chuẩn, hoặc hàng hoá thiếu tính đồng nhất ngay trong từng lô hàng do khâu phân loại nông sản chưa tốt, phải bán “xô” nông sản với giá thấp, mặt khác do chưa chú ý thời điểm thu hoạch sản phẩm. Bên cạnh đó, một số giống cây trồng, vật nuôi của Việt Nam có năng suất cao nhưng chất lượng thấp, giá trị thấp, như cà phê Robusta giá rẻ hơn cà phê Brazil và cà phê Indonesia; thêm vào đó, do nông dân thu hoạch cà phê xanh 60 – 70% sản lượng, dẫn đến chất lượng cà phê kém, giá rẻ.
69
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AGROTEX VIỆT NAM
3.1. Những cơ hội và thách thức đối với việc thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty