Thứ nhất, Sự bấp cập trong cung - cầu về vốn tín dụng chính sách luôn tiềm ẩn
nảy sinh những tiêu cực nếu như công tác giám sát tín dụng không hiệu quả; nguyên nhân là do: Lãi suất cho vay của NHCSXH là một mức lãi suất ưu đãi thấp hơn khá nhiều so với lãi suất cho vay của các NHTM hay các quĩ tín dụng nhân dân dẫn đến cầu về tín dụng từ NHCSXH luôn lớn hơn khá nhiều so với cung; tạo ra cách nghĩ lệch lạc của người nghèo về vốn tín dụng bằng mọi cách vay được vốn ưu đãi nhưng không quan tâm đúng mức về khả năng trả nợ; hơn nữa, thời gian qua xu hướng ngày càng có nhiều văn bản liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi được giao cho NHCSXH thực hiện, điều này chưa thực sự phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực tài chính và khả năng quản trị, điều hành, dễ gây rủi ro đối với hoạt động của NHCSXH, khi chính sách được ban hành đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Ngân sách nhà nước luôn bị áp lực và bị động trong việc bố trí nguồn lực để thực hiện các chương trình (một số Chương trình ban hành từ năm 2015, tuy nhiên đến hết năm 2018 ngân sách nhà nước vẫn không bố trí đủ nguồn vốn cấp cho NHCSXH theo quy định để triển khai thực hiện, như: Chương trình phát triển nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, Chương trình cho vay giải quyết việc làm, Chương trình nhà ở cho hộ nghèo,Chương trình cho vay hộ gia đình có người nhiễm HIV sau cai nghiện...).
Thứ hai, Về lợi ích xã hội: Một bộ phận người nghèo sử dụng vốn vay chưa
hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững. Nguyên nhân: Tại một số nơi, công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm với hoạt động tín dụng chính sách chưa được gắn kết.
Thứ ba, vòng quay vốn tín dụng của NHCSXH chưa đạt mức chung của hệ
thống, nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển chậm trong việc tham gia vào nhiều vòng quay vốn; nguyên nhân tình trạng thu nợ của ngân hàng chưa được cải thiện. Hơn nữa, với tâm lý “an toàn” cho khách hàng khi vay vốn tại NHCSXH và từ đó có thể dẫn đến sự chây ỳ không trả nợ cho ngân hàng.
phương. Ở một số địa phương, tỉ lệ nợ quá hạn còn cao, điển hình một số địa phương ở khu vực Tây Nam Bộ.
Thứ năm, về chất lượng tín dụng, hiện nay, theo báo cáo của NHCSXH tỷ lệ
nợ quá hạn và nợ khoanh của NHCSXH khoảng 0,78% tổng dư nợ (tương đương 1.467 tỷ đồng), tỷ lệ này tương đối thấp so với các TCTD. Tuy nhiên, do NHCSXH chưa thực hiện đánh giá, phân loại nợ đầy đủ như các TCTD và một số khoản nợ quá hạn, nợ xấu chưa có cơ chế xử lý rõ ràng...nên tỷ lệ nợ xấu này chưa phản ánh đúng thực chất rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHCSXH. Ngoài ra, do NHCSXH phải thực hiện nhiều chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước với thời hạn vay dài (như: Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở và chương trình nhà ở xã hội là 15 năm, chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 12 năm, cho vay học sinh sinh viên khoảng 10 năm...), một số chương trình cho vay dài hạn với đối tượng khó khăn, không có khả năng lao động tạo ra thu nhập để trả nợ (như chương trình cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt khu vực miền Trung: đối tượng vay là hộ nghèo ưu tiên người già neo đơn, người tàn tật; thời hạn vay 10 năm). Vì vậy trong thời gian tới, khi các chương trình tín dụng này bắt đầu đến hạn trả nợ thì tỷ lệ nợ xấu khả năng sẽ tăng nhanh.
CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
3.1. Định hƣớng phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2019-2025
3.1.1. Định hướng mục tiêu phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội
Để NHCSXH thực sự là công cụ thực hiện có HQTD chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NHCSXH cần có định hướng mục tiêu phát triển như sau:
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Hoạt động TDCSXH phát triển theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt TDCSXH và tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đa dạng hóa các nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo với phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”.
- Tập trung các nguồn vốn TDCSXH có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là NHCSXH. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến TDCSXH được ban hành thống nhất và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện.
- Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, tăng cường tính tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động, đảm bảo năng lực để thực hiện tốt TDCSXH của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Phấn đấu trong 5 năm tới, 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách và tiếp cận các dịch vụ do NHCSXH cung cấp. Trước mắt, ưu tiên nguồn lực thực hiện chính sách đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số.
3.1.1.3. Định hướng hoạt động
a) Đối tượng phục vụ của NHCSXH là người nghèo, các đối tượng chính sách khác theo quy định của Nhà nước và các đối tượng được các tổ chức, cá nhân ủy thác cho NHCSXH trực tiếp cho vay. Ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở các vùng khó khăn.
b) Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: Tiết kiệm; thanh toán; chuyển tiền...
c) Về cơ chế tài chính
- Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH chủ yếu do Nhà nước cấp, do NHCSXH huy động và nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”, bao gồm:
+ Vốn Nhà nước cấp dưới các hình thức: Vốn điều lệ được bổ sung hàng năm tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao và vốn cho vay trong các chương trình mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội khác. Ưu tiên cho NHCSXH được vay hoặc tạm ứng từ các nguồn vốn nhàn rỗi, lãi suất thấp hoặc không lãi trên cơ sở cân đối các nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn ODA, nguồn viện trợ, hoặc các nguồn vốn giá rẻ khác, đảm bảo cho NHCSXH hoạt động chủ động, ổn định.
+ Vốn huy động từ tiền gửi và tiền vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Tiền tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suất phù hợp với khả năng tài chính của Nhà nước và của đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ. Mức độ ưu đãi về lãi suất phân biệt theo các nhóm đối tượng thụ hưởng, sẽ giảm dần và được thay thế bằng các hình thức ưu đãi về qui trình, thủ tục và điều kiện vay vốn. Mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn. Đối với hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng được hưởng một số chính sách tín dụng ưu đãi, hộ cận nghèo thì lãi suất tiếp cận dần với lãi suất thị trường.
- Rủi ro do nguyên nhân khách quan được xử lý theo quy định của Nhà nước. NHCSXH có trách nhiệm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xây dựng quy trình xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động.
- Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính ổn định trong từng giai đoạn, có cơ chế cấp bù thích hợp để phát huy tính chủ động và đảm bảo khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH; bảo đảm đủ bù đắp chi phí hoạt động theo chế độ quy định; bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, viên chức và người lao động yên tâm gắn bó với ngành.
d) Về công tác quản trị ngân hàng
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý, điều hành ở 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở Trung ương, tinh giản các khâu trung gian và tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch lưu động ở xã, phường.
- Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của HĐQT và Ban đại diện HĐQT các cấp.
- Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức CT- XH với sự tham gia chỉ đạo, giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã.
- Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH. Hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập, thống nhất về tổ chức và hoạt động. Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Kiểm soát với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
đ) Về phát triển nguồn nhân lực
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của NHCSXH, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn hóa viên chức chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của NHCSXH, đảm bảo phù hợp với điều kiện và môi trường hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có chế độ ưu tiên trong công tác tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số; đồng thời, có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút cán bộ đến làm việc tại các vùng khó khăn, đặc biệt là các huyện nghèo.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm ủy thác, cán bộ Tổ TK&VV có kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng; kiểm tra, giám sát; phát hiện, phòng ngừa rủi ro; tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các đối tượng chính sách.
e) Về hiện đại hóa hoạt động
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ của NHCSXH cho phù hợp với phương thức hoạt động.
- Tổ chức tốt việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chính sách xã hội
Tiếp tục nâng cao hiệu quả TDCSXH để góp phần tích cực trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:
- Phấn đấu để bảo đảm 100% vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tất cả hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ và tư vấn cách thức sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyển mạnh sang đầu tư theo các chương trình dự án nhỏ, đơn giản, dễ tính toán, tạo điều kiện cho người nghèo tập dượt cách làm ăn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
- Không ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống NHCSXH, đảm bảo là đơn vị chức năng thực hiện hiệu quả việc chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và thực hiện thành công mục tiêu của các chương trình. Hàng năm, phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được NHCSXH cấp trên giao với mức dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%; thực hiện tốt công tác quản lý vốn nâng cao chất lượng tín dụng phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn luôn đạt mức dưới 3%/tổng dư nợ; đặc biệt là phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ xuống bằng mặt bằng chung hiện nay; phấn đấu tiếp tục duy trì tỉ lệ thu lãi và lãi tồn đọng như hiện nay và tăng cường hơn nữa thu nợ gốc để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng hiệu quả; đảm bảo hoàn thành kế hoạch tài chính theo quy định
nhằm ổn định thu nhập và đời sống của cán bộ viên chức và đảm bảo chi phí hoạt động của NHCSXH.
- Nguồn vốn tập trung vào các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, học sinh sinh viên, nhà ở hộ nghèo, nhà ở xã hội… nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của TDCSXH, góp phần đẩy lùi và ngăn chặn nạn tín dụng đen. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác tuyên truyền cho nhân nhân về tác hại của tín dụng đen cũng như nắm bắt, phản ánh kịp thời thực trạng tín dụng đen trên địa bàn để cùng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen.
- NHCSXH cần phải tổ chức rà soát các chương trình TDCSXH để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh đối tượng cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với thực tiễn để người dân có đủ vốn thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
- Cùng với đó, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục vay vốn, niêm yết công khai, minh bạch quy trình, thủ tục cho vay tại các điểm giao dịch xã. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ để tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhất là tại các điểm giao dịch xã.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chính sách xã hội
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động tín dụng chính sách chính sách
Hoàn thiện hành lang pháp lý là điều kiện tiên quyết để nâng cao HQTD chính sách tại NHCSXH hiện nay. NHCSXH cần chủ động báo cáo các cấp có thẩm quyền để xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng, từ quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó bao gồm cơ chế tạo lập và sử dụng nguồn vốn), chính sách tín dụng ưu đãi,…để đảm bảo cho cho hoạt động của NHCSXH ổn định, an toàn và bền vững, cụ thể như sau:
- Hoàn thiện quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH, theo đó cần bổ sung quy định rõ trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và Ngân
hàng; hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức của Ngân hàng theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở Trung ương, tinh giản các khâu trung gian và tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch lưu động ở xã, phường.
- Hoàn thiện cơ chế tài chính cho NHCSXH một cách toàn diện, đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH phục vụ cho ASXH phải được thực hiện