Về hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao HQTD chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 51)

2.2.2.1. Hệ số sử dụng vốn

Bảng 2.5: Hệ số sử dụng vốn của NHCSXH giai đoạn 2014 - 2018

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Hệ số sử dụng vốn (Tổng Dƣ nợ cho vay/Tổng nguồn vốn)

94,7% 97,31% 96,86% 96,18% 96,59%

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2014-2018 của NHCSXH)

Bảng trên cho thấy hệ số sử dụng vốn của NHCSXH chiếm tỷ trọng khá cao, trên 94%. Điều này cho thấy NHCSXH đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, hệ số sử dụng vốn có xu hướng tăng nhẹ và duy trì ở mức tương đối cao (trên 96%) cũng cho thấy công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng còn một số khó khăn, khó cân đối được nguồn lực tương ứng đối với một số chương trình tín dụng chính sách có thời hạn cho vay dài hạn. Nguyên nhân:

(i) Do nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nên mức độ đầu tư vốn của nhà nước so với kế hoạch và yêu cầu nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu giảm nghèo còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

(ii) Cơ cấu nguồn vốn chưa có tính ổn định, lâu dài; dư nợ trung và dài hạn chiếm khoảng 98% tổng dư nợ trong khi nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Việc tiếp cận được các nguồn vốn nhân đạo, các nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp còn rất hạn chế. Nguồn vốn NHCSXH tự huy động trên thị trường vẫn còn chiếm tỉ trọng chưa tương xứng, ảnh hưởng đến tính chủ động trong huy động vốn của NHCSXH.

2.2.2.2. Vòng quay vốn tín dụng trong năm

Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng của NHCSXH giai đoạn 2014 - 2018

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh số thu nợ 29.374 36.066 40.127 40.288 46.807 Dư nợ bình quân trong năm 125.740 135.241 149.422 165.573 180.775 Vòng quay vốn tín dụng trong năm 0,23 0,27 0,27 0,24 0,26

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2014-2018 của NHCSXH)

Bảng trên cho thấy vòng quay vốn tín dụng của NHCSXH chưa đạt mức chung của hệ thống chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển chậm trong việc tham gia vào nhiều vòng quay vốn; chủ yếu là do thời gian vay vốn của nhiều chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH hiện nay tương đối dài (từ 10 đến 15 năm) và việc thu nợ của NHCSXH còn nhiều khó khăn, nguyên nhân là do:

Bản chất tín dụng là cho vay có hoàn trả gốc và lãi, cho dù mức lãi suất chính sách là khá thấp nhưng người vay vẫn phải kinh doanh có lãi thì mới trả được gốc và lãi vốn vay. Xuất phát từ đối tượng khách hàng của NHCSXH đa phần là những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn do neo đơn, kém hoặc mất sức lao động, trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh bị hạn chế hoặc trong các vùng chịu nhiều khó khăn về sản xuất bởi thiên tai, ảnh hưởng bất lợi đến khả năng trả nợ gốc và lãi vốn vay của ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động ổn định bền vững của NHCSXH.

Hơn nữa, Nguồn vốn cho vay (đối với các khoản nợ) tại NHCSXH chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ, nguồn vốn của Chính phủ vay dân dưới các hình thức phát hành trái phiếu, công trái hoặc từ Quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện chương trình tín dụng chính sách, nguồn vốn huy động trên thị trường. Trong khi đó, nguồn vốn cho vay chủ yếu của các NHTM là nguồn tiền gửi (đi vay). Điều này tạo tâm lý “an toàn” cho khách hàng khi vay vốn tại NHCSXH và từ đó có thể dẫn đến sự chây ỳ không trả nợ cho ngân hàng.

2.2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng chính sách

Trong các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về NHCSXH thì không có khái niệm nợ xấu. Tuy nhiên, nợ xấu của NHCSXH hiện nay đang được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ khoanh và nợ quá hạn. Tình hình nợ xấu (bao gồm nợ khoanh và nợ quá hạn) của NHCSXH giai đoạn 2014-2018 như sau:

Bảng 2.7: Nợ xấu của NHCSXH giai đoạn 2014 - 2018

Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018

Dư nợ 129.453 142.528 157.372 171.789 187.792 % tăng trưởng 6,4% 10,10% 10,41% 9,16% 9,32%

Nợ quá hạn 0,41% 0,33% 0,34% 0,39% 0,39%

Nợ khoanh 0,47 0,45% 0,41% 0,38% 0,39%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2014-2018 của NHCSXH)

Từ tình hình nợ xấu nêu tại bảng trên, có thể thấy rằng, bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng chính sách, HQTD chính sách của NHCSXH cũng không ngừng được củng cố và nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn hệ thống NHCSXH giảm từ 0,88% năm 2014, đến 31/12/2018, nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,78% tổng dư nợ, trong đó nợ khoanh chiếm 0,39% và nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,39%, thấp nhất trong toàn hệ thống các TCTD Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân là do: NHCSXH thường xuyên quan tâm, chú trọng tới việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt hệ thống các giải pháp như: nghiên cứu, ban hành, sửa đổi, bổ sung, đảm bảo đồng bộ các cơ chế, quy trình nghiệp vụ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV tại cơ sở; chủ động phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng các đơn vị trong toàn hệ thống; nắm bắt và phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác xử lý kịp thời các khoản nợ bị rủi ro do thiên tai dịch bệnh; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức và nguyên tắc có vay có trả cho người dân; phối hợp cấp ủy, chính quyền thôn, xã, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tích cực rà soát, kiểm tra, đôn đốc, tận thu các khoản nợ có khả năng trả mà người vay chây ỳ... Đặc biệt, đối với một số đơn vị thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ là những nơi có tỷ lệ nợ quá hạn cao so với bình quân chung toàn hệ thống, NHCSXH đã chủ động báo cáo và phối hợp với

Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ để chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt những giải pháp khắc phục, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời, tập trung cán bộ từ NHCSXH trung ương và những đơn vị có chất lượng hoạt động tốt để tăng cường chỉ đạo các đơn vị tại các khu vực này.

Tuy nhiên, việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tại NHCSXH vẫn còn một số hạn chế sau: (i) Biện pháp phát hiện sớm và cảnh báo nợ xấu chưa được áp dụng tại NHCSXH; (ii)việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu trực tiếp đối với khách hàng của NHCSXH chủ yếu mang tính nội bộ, chủ quan, chưa có sự kết nối với các cơ quan chính quyền khác, chưa chuyên nghiệp, do đó khả năng thu hồi nợ xấu là không cao; (iii) do cách quản lý thiếu chặt chẽ, tiêu chuẩn cho vay đặt ra thiếu rõ ràng, thẩm định hồ sơ dễ dàng... dẫn tới nhiều sơ hở, sai phạm khi cho vay. Chính sách cho vay đối với những đối tượng ưu tiên đã có sẵn, ngân sách “cứ rót xuống”, nếu không thu hồi được nợ thì cùng lắm là bị khiển trách, kỷ luật, chứ không “đánh” vào kinh tế như hệ thống NHTM. Chính vì tình trạng này mà người vay lại càng có tâm lý “chây ỳ”, không muốn trả nợ khi vay vốn tại NHCSXH; (iv) nhiều khoản nợ xấu do thiếu sự tuân thủ qui trình cho vay và thiếu sự phối hợp giữa ngân hàng và các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành liên quan, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác trong thực hiện cho vay và thu hồi nợ; (v) xử lý nợ xấu khó đạt hiệu quả cao do nhận thức và hiểu biết của khách hàng (đối tượng vay vốn) hạn chế: hộ vay, đặc việt là hộ nghèo ở các khu vực khó khăn thiếu kiến thức về sản xuất kinh doanh; nhiều khách hàng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, không có ý định trả nợ hoặc cố tình chây ỳ, dây dưa trong việc trả nợ.

2.2.2.4. Tỷ lệ thu lãi, lãi tồn đọng

NHCSXH đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý nợ xấu tồn đọng, tích cực thu hồi nợ đến hạn phân kỳ, kỳ cuối, hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh, tập trung nâng cao chất lượng khi cho vay và quản lý chặt chẽ nợ, tích cực thu lãi tháng và giảm lãi tồn đọng. Tình hình thu lãi, lãi tồn đọng giai đoạn 2014-2018 như sau:

Bảng 2.8: Tỷ lệ thu lãi, lãi tồn đọng của NHCSXH giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lãi thực thu 9.778 10.591 11.537 12.318 12.624 Số lãi phải thu 9.803 9.790 11.588 12.174 13.245

Tỷ lệ thu lãi 99,7% 108,1% 99,6% 101,2% 95,3%

Lãi tồn đọng 25 -776 -725 -869 -248

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2014-2018 của NHCSXH)

Nhìn thực trạng tình hình thu lãi và lãi tồn đọng thời gian qua của NHCSXH có thể thấy HQTD của NHCSXH tương đối cao. Tỷ lệ thu lãi đạt đến gần 100%, thậm chí nhiều năm NHCSXH còn thu lãi vượt cả số lãi phải thu. Việc thu lãi vượt số lãi phải thu nêu trên là do một số chương trình tín dụng ưu đãi tại NHCSXH (như chương trình tín dụng học sinh, sinh viên; chương trình cho vay nhà ở đồng bằng sông Cửu Long,...) có chính sách ưu đãi giảm lãi tiền vay của Chính phủ đối với các hộ vay trả nợ trước hạn, do đó đã khuyến khích nhiều hộ vay tự nguyện trả nợ trước hạn. Bên cạnh đó, NHCSXH cũng rất tích cực thu hồi nợ đến hạn theo phân kỳ, cuối kỳ nên tỷ lệ thu lãi ngày càng tăng, góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính cho Ngân hàng.

2.2.2.5. Lợi nhuận (thua lỗ) từ hoạt động tín dụng chính sách

Mặc dù hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận vẫn là một tiêu chí cần được xét đến để đánh giá sự chủ động cũng như tính bền vững trong hoạt động của Ngân hàng. Điều này là vì nếu ngân hàng liên tục để thua lỗ, Chính phủ không thể tiếp tục bù lỗ cho hoạt động của ngân hàng và trong dài hạn, ngân hàng sẽ không còn thực hiện được mục đích của mình là cấp vốn cho khách hàng là người nghèo và các đối tượng chính sách khác nữa. Tính bền vững của hoạt động tín dụng chính sách phụ thuộc khá nhiều vào khả năng đạt được mức lợi nhuận vừa phải trong dài hạn của ngân hàng. Tình hình lợi nhuận của NHCSXH giai đoạn 2014-2018 như sau:

Bảng 2.9: Lợi nhuận của NHCSXH giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thu nhập 12.146 11.854 13.206 14.896 15.562 Chi phí 11.781 11.463 12.960 14.620 15.229 Lợi nhuận 365 391 246 276 333

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2014-2018 của NHCSXH)

Từ tình hình trên có thể thấy lợi nhuận (hay chênh lệch thu - chi) của NHCSXH trong thời gian qua tương đối ổn định, điều này đã góp phần đáng kể trong việc tăng tính chủ động của Ngân hàng, đồng thời giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho NCHSXH hướng tới sự bền vững trong hoạt động.

2.2.2.6. Kết quả xếp loại chất lượng của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Bảng 2.10: Kết quả xếp loại chất lượng của Tổ TK&VV giai đoạn 2014 - 2018 Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lƣợng Tổ TK&VV (tổ) 196.606 192.599 191.736 190.123 187.151 % tăng trưởng -2,0% -0,4% -0,8% -1,6% Kết quả xếp loại Tốt, Khá 81,5% 83,8% 84,6% 95,5% 99,5% Trung bình 10,0% 12,8% 13,6% 4,0% 0,5% Yếu, kém 8,6% 3,4% 1,8% 0,5% 0,0%

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2014-2018 của NHCSXH)

Những năm qua, Tổ TK&VV được ví như “cánh tay nối dài” của NHCSXH. Thông qua hoạt động của Tổ, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được hướng dẫn, tạo điều kiện vay vốn kịp thời, cải thiện kinh tế gia đình. Trong giai đoạn 2014 - 2018, số lượng Tổ TK&VV giảm dần, từ 196.606 Tổ trong năm 2014 giảm còn 187.151 Tổ năm 2018. Tuy nhiên, kết quả xếp loại các Tổ TK&VV cho thấy tỷ lệ Tổ đạt Tốt, Khá ngày càng chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: năm 2014 có 81,5% tổ xếp loại Tốt, Khá; 10% tổ xếp loại Trung Bình và 8,6% Tổ còn Yếu, Kém. Tuy nhiên, đến năm 2018 có đến 99,5% tổ Tốt, Khá; 0.5% Tổ Trung Bình, và không có Tổ xếp loại yếu, kém. Một trong những nguyên nhân là, trong những năn

hưởng hoa hồng và các cấp Hội được nhận phí uỷ thác, khoản tiền này tuy không lớn nhưng cũng là nguồn động viện cho cán bộ Tổ TK&VV, cán bộ tổ chức Hội cũng như bổ sung kinh phí hoạt động cho tổ chức Hội.

Việc phải tham gia vào các Tổ TK&VV khi vay vốn đã tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội được trao đổi, chia sẻ những khó khăn về mặt tinh thần trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra sự tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng của những người có chung hoàn cảnh khó khăn trên cùng địa bàn để khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, sự cam kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ viên trong Tổ TK&VV trong việc sử dụng vốn vay, trả lãi, trả gốc đúng hạn và sự giám sát lẫn nhau trong quá trình sử dụng vốn vay góp phần nâng cao ý thức sử dụng vốn vay và chất lượng sử dụng vốn của chính những người vay vốn.

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội

2.3.1. Các nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng

2.3.1.1. Tổ chức điều hành

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH với sự tham gia của nhiều Bộ, ban ngành đoàn thể (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Uỷ ban dân tộc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam) được đánh giá là mô hình rất đặc thù, khác biệt với các NHTM

ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Qua thực tiễn hơn 17 năm hoạt động, mô hình này đã thể hiện những ưu điểm vượt trội góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung của NHCSXH và hiệu quả đối với hoạt động tín dụng nói riêng, cụ thể như sau:

- Mô hình tổ chức hoạt động với sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức CT-XH và Tổ TK&VV đã phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác được tiềm năng to lớn về trí tuệ, sức người, sức của của toàn xã hội phục vụ cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, thể hiện được bản chất tốt đẹp của cộng đồng xã hội Việt Nam đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời, mô hình này cũng đảm bảo tính chiến lược lâu dài, quyết định sự phát triển bền vững, có hiệu quả các hoạt động của NHCSXH.

- Cơ cấu mô hình tổ chức gồm 3 cấp của NHCSXH phối hợp với 4 tổ chức CT-XH đã giảm được nhiều lao động trong biên chế của bộ máy tác nghiệp vì có hàng vạn cán bộ, hội viên các Tổ chức CT-XH, cán bộ chính quyền, cán bộ Ban giảm nghèo các cấp và gần 200.000 Tổ TK&VV tham gia vào hoạt động của NHCSXH. Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ với phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các Tổ chức đoàn thể không những phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống CT-XH mà còn tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao HQTD chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)