Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27)

1.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

1.4.1.1.Nguồn cung ứng đầu vào

Trong thời đại của sự phân công lao động và chuyên môn hóa cao thì không một doanh nghiệp nào có thể tự lo cho mình tất cả nguồn đầu vào được, làm như

vậy không hiệu quả vì không phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình. Để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải có những người cung ứng có uy tín(giao hàng đúng hẹn,đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu về chất lượng…) , nếu không doanh nghiệp sẽ sai hẹn với khách hàng của mình, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.

1.4.1.2. Nhu cầu về sản phẩm

Điều kiện về cầu sản phẩm, hay nói cách khác chính là nhu cầu của khách hàng về sản phẩm doanh nghiệp là điều kiện đầu tiên cho sự tồn tại của sản phẩm. Mỗi sản phẩm sẽ có đặc trưng riêng về nhu cầu, có thể là nhu cầu linh hoạt, có thể là nhu cầu theo mùa vụ, hay mức cầu cố định…Từ đó doanh nghiệp có định hướng đúng đắn về tình hình cầu của sản phẩm, xác định mức đa dạng hóa của sản phẩm và các dịch vụ đi kèm sản phẩm. Điều này có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.2.1.Mức độ cạnh tranh ngành

Sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều, phong phú đa dạng, có chất lượng, giá cả hạ thấp do trình độ công nghệ tiên tiến làm cho năng suất tăng, chi phí giảm…Tất cả những yếu tố đó làm cho mức độ cạnh tranh trong ngành tăng cao. Khi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì doanh nghiệp cần phải nâng cao sức cạnh tranh của mình để tồn tại. Hay nói cách khác, mức độ cạnh tranh chính là động lực doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.4.2.2. Các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan

Những ngành công nghiệp phụ trợ và những ngành có liên quan có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. nếu doanh nghiệp ở các khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ dân trí cao, hệ thống giao thông , thông tin liên lạc phát triển…cùng với các ngành phụ trợ phát triển sẽ phát huy được năng lực cạnh tranh của mình.

1.4.2.3. Năng lực cạnh tranh quốc gia

Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ khăng khít với nhau. Quốc gia có năng lực cạnh tranh tốt thì tất yếu sẽ

tạo một môi trường kinh tế xã hội phát triển, môi trường chính trị pháp luật ổn định minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. để đanh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia có nhiều tiêu chí, song phổ biến nhất là 2 tiêu chí: chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng và chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp. Hai chỉ tiêu này đều do WEF công bố hàng năm trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu.

Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (Growth Competitiveness Index- GCI) là chỉ số truyền thống đo lường các yếu tố vĩ mô tác động tới năng lực cạnh tranh quốc gia dựa vào 3 nhóm chỉ số cơ bản được coi là trụ cột cho tăng trưởng nền kinh tế, đó là chỉ số về công nghệ, chỉ số thể chế công, chỉ số ổn định môi trường tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp (Global Competitiveness Index-GCI) được xây dựng dựa trên cơ sở đo lường 9 yếu tố có tác đông lớn đến năng lực cạnh trânh quốc gia như thể chế, hạ tầng, kinh tế vi mô, giáo dục cơ bản và y tế, giáo dục và đào tạo bậc cao, hiệu quả thị trường, mức độ sẵn sang về công nghệ, trình độ kinh doanh và đổi mới.

Dựa vào các tiêu chí đánh giá này, WEF đã đưa ra bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi đề tài này, luận văn sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp để đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM

2.1. Khái quát chung thị trường thép tại Việt Nam

2.1.1. Tình hình kinh tế và ngành thép thế giới

Nền kinh tế thế giới năm 2017 được Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đánh giá có mức tăng trưởng vượt quá mong đợi, tăng trưởng đồng bộ và rộng khắp; mặc dù thế giới trải qua một năm đầy bất ổn về chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai… diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. về môi trường kinh tế, thế giới cũng có nhiều thay đổi cơ bản kể từ khi Mỹ có tổng thống mới, kinh tế toàn cầu ngày càng mang tính bảo bộ và diễn ra ở nhiều nền kinh tế lớn.

Năm 2017, IMF ước tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 3,7% cao hơn so với 3,3% năm 2016. Nước Mỹ có mức tăng trưởng 2,3% cao nhất trong 10 năm qua; kinh tế Trung Quốc cũng có mức tăng đạt 6,7%, Nhật Bản là 1,5% , khu vực EU là 2,2% và khu vực kinh tế mới nổi là 4,7%.

Ngành thép thế giới năm 2017 theo WSA ước tính có mức tăng trưởng sản lượng đạt 5,4% so với năm 2016. Trong đó, Mỹ tăng trưởng 3,2%; EU 2,4%; Trung Quốc mặc dù cắt giảm 150 triệu tấn thép nhưng vẫn có mức tăng trưởng sản lượng gần 3%, ước đạt 832 triệu tấn.

Đặc điểm ngành thép năm 2017 cũng có nhiều thay đổi khi đơn giá tất cả các sản phẩm thép từ Trung Quốc ở mức rất cao và không làm ảnh hưởng đển thị trường thế giới. Xuất khẩu thép Trung Quốc giảm ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây , đạt 63 triệu tấn, giảm 36 triệu tấn so với năm 2016. Thị trường Mỹ đóng cửa và duy trì ở mức giá cao trong suốt một năm qua, thị trường Nhật Bản và EU ưu tiên sử dụng hàng nội địa nên cũng hạn chế cạnh tranh ra thế giới. Năm 2017 là một năm ngành thép thế giới đạt được mức lợi nhuận tốt, nhất là ngành thép Trung Quốc.

Nguyên vật liệu cho ngành thép thế giới có một năm đột biến tăng khi hầu hết giá chỉ có một chiều hướng tăng từ đầu năm đến cuối năm. Một số nguyên liệu mức tăng trưởng không tưởng như than điện cực (tăng lên 10 lần so với cuối năm

2016), than coke tăng gần 30%, than mỡ tăng 25%, quặng sắt tăng cao nhất trong vòng 3 năm đạt mức 78USD/mt vào cuối năm 2017.

2.1.2. Tình hình kinh tế và ngành thép trong nước.

Năm 2017 nền kinh tế Việt Nam đạt được các kết quả ngoạn mục. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% so với năm 2016, cao nhất trong một thập kỷ qua. Hoàn thanh và vượt 13 chỉ tiêu Quốc hội giao cho Chỉnh phủ.

Nền kinh tế tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó: công nghiệp và chế biến, chế tạo đạt 14,5%; xây dựng tăng 8,7%; nông nghiệp 2,9%...vốn FDI giải ngân đạt kỷ lục 17,5 tỷ; thặng dư thương mại đạt 2,67 tỷ USD; tăng trưởng tín dụng đạt 16,96%; dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục mới 51,5 tỷ USD; tỷ giá ngoại tệ giữ mức ổn định cả năm; lãi suất cho vay theo xu hướng giảm, số doanh nghiệp mới thành lập lên đến 153.307 doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển kinh tế, năm 2017 ngành thép Việt Nam cũng có một năm tăng trưởng cao. Sản xuất đạt 21,062 triệu tấn, tăng 24,3% so với năm 2016; tiêu thụ đạt gần 18 triệu tấn, tăng 20,7%; xuất khẩu đạt 3,75 triệu tấn, tăng 34%. Riêng lĩnh vực thép xây dựng, sản xuất đạt 9,2 triệu tấn, tăng 13,1%; tiêu thụ đạt 9,1 triệu tấn, tăng 12,1%; xuất khẩu đạt 1,02 triệu tấn, tăng tới 62,4%.

Mặc dù ít chịu sự cạnh tranh từ bên ngoài nhưng các nhà máy thép lại đạt hiệu quả không cao( trừ Hòa Phát) khi giá nguyên liệu tăng đột biến và có sự phân nhóm rõ rệt. Nhóm tự chủ được nguyên liệu sản xuất có hiệu quả tốt hơn nhóm đi mua nguyên liệu sản xuất, thậm chí nhiều nhà máy còn thua lỗ. Đơn giá bán diễn biến hoàn toàn khác so với quy luật của ngành nhiều năm qua, giá bán cuối năm 2017 tăng 20% so với đơn giá cuối năm 2016.

Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:

Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt tháng ngày 5/1/2018 ở mức 74- 76 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng 7-10 USD/Tấn so với hồi đầu tháng 12/2017. Sau khi tăng cao đạt 85 USD/T hồi tháng 1/2017, giá giảm trong Quý I và bắt đầu hồi phục trong Quý II và tăng tiếp vào đầu Quý IV.

Than mỡ luyện coke: Giá than mỡ luyện cốc, nhập khẩu tại cảng Jingtang (giá CFR) cuối tháng 12/2017:- Premium hard coking coal: 211 US$ /tấn, tăng

10USD/tấn so với đầu tháng– Hard JM25 coking coal: 191 USD/tấn, tăng 11,9 USD/tấn so với đầu tháng

So với đầu năm 2017, giá than mỡ tăng khoảng 50- 60 USD/Tấn.

Thép phế liệu: Giá phế liệu HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 390 USD/tấn CFR Đông Á ngày 7/1/2018. Mức giá này tăng 30-35 USD/tấn so với hồi đầu tháng 12/2017. So với đầu năm 2017, giá thép phế đã tăng khoảng 120-130 USD/Tấn

Điện cực graphite: Đây được coi là nhân tố gây bất ổn thị trường thép trong một thời gian dài của năm 2017 khi xuất hiện những thông tin khan hiếm về nguồn cung vào khoảng đầu quý II/2017 đẩy mức giá từ 5.000-6.000 USD/Tấn lên tới 25.000 -30.000 USD/T vào giữa Quý III.Cho đến giữa quý IV, khả năng nguồn cung sẽ được cải thiện bởi các nhà cung cấp than điện cực của Thổ Nhĩ Kỳ và mức giá giảm còn khoảng 10.000-13.000 USD/Tấn.

Thép cuộn cán nóng (HRC): Giá HRC đầu tháng 1/2018 ở mức 581-583 USD/T, tăng khoảng 20 USD/T so với đầu tháng 12/2017. So với hồi đầu năm 2017, giá HRC đã tăng 90-100 USD/Tấn.

Biểu đồ 2.1. Tình hình nguyên liệu sản xuất thép từ năm 2000 đến 2016.

(Nguồn: Báo cáo nguyên liệu sản xuất thép của Hiệp hội thép Việt Nam 2017)

Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:

Tháng 12/2017:

Sản xuất sản phẩm thép các loại đạt 1.983.791 tấn, tăng 8,06% so với tháng trước, tăng 26,8 % so với cùng kỳ 2016; Bán hàng thép các loại trong nước đạt 1.867.612 tấn, tăng lần lượt 7,85% và 25,2% so với tháng 11/2017 và cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2017

Sản xuất thép các thành viên VSA tăng trưởng khá so với cùng kỳ, đạt 21,062 triệu tấn, tăng 24,3% so với năm 2016.

Bán hàng thép các loại đạt gần 18 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm trước.

Xuất khẩu thép các thành viên VSA đạt hơn 3,75 triệu tấn, tăng hơn 34% so với năm 2016. Đáng kể đến là xuất khẩu thép xây dựng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng

62% so với cùng kỳ. Từ nước nhập khẩu phôi thép, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 300.000 tấn phôi trong năm 2017.

Nhập khẩu thép các loại của Việt Nam năm 2017 giảm ~14% so với cùng kỳ 2016.

Biểu đồ 2.2 Tình hình sản xuất các sản phẩm thép năm 2016- 2017.

Biểu đồ 2.3. Tình hình bán hàng các sản phẩm thép năm 2016-2017.

Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép tính đến T1/2018:

*Tình hình nhập khẩu:

- Tính đến hết tháng 31/1/2018, nhập khẩu thép các loại đạt gần 1,2 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 808 triệu USD, giảm 5% về lượng, nhưng tăng 22% về giá trị.

.- Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, với lượng nhập khẩu gần 404 ngàn tấn thép, giảm 40% về lượng nhưng chỉ giảm 11% về trị giá; Tỷ trọng thép nhập khẩu từ quốc gia này chỉ còn chiếm ~34% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu, giảm khá nhiều về tỷ trọng nhập khẩu thép của Việt Nam từ quốc gia này so với các năm trước (thường khoảng gần 50% trong tổng lượng thep nhập khẩu).

- Tiếp đến là Nhật Bản (17%), Hàn Quốc (15,68%), Đài Loan (13,33%), Ấn Độ (7,65%).

*Tình hình xuất khẩu:

- Tính đến hết tháng 1/2018, xuất khẩu thép thành phẩm đạt hơn 446.000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 321 triệu USD, tăng 38% về lượng, và tăng 63% về giá trị.

- ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính, với lượng xuất khẩu hơn 300.000 tấn thép, chiếm tới hơn 67% tổng lượng thép thành phẩm xuất khẩu.

- Tiếp đến là các thị trường Hoa Kỳ (11,28%), EU (5,07%), Đài Loan (3,42%), Hàn Quốc (3,15%).

Biểu đồ 2.4: Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2016 đến nay

2.2. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại Thái Hưng

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.2.1.1. Thông tin chung

Tên tiếng việt: Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng Tên tiếng anh: Thai Hung Trading Joint-Stock Company

Địa chỉ: Tổ 14, Phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

2.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng

Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ kim khí Thái Hưng được thành lập ngày 22 tháng 5 năm 1993. Sau 10 năm hoạt động, đến năm 2003 doanh nghiệp dịch vụ kim khí Thái Hưng chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần.

Hiện tại công ty có 6 phòng, ban nghiệp vụ, 11 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuôc. Tổng số lao động hơn 500 người. Doanh thu hàng năm đạt khoảng từ 15.000 đến 18.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 550 đến 650 tỷ đồng mỗi năm.

Với 24 năm xây dựng và phát triển, Thái Hưng ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Thương hiệu Thái Hưng là một

trong 100 thương hiệu mạnh của cả nước. Công ty liên tục đạt giải thưởng “Sao vàng đất việt ” qua các năm từ 2006 đến nay. Công ty cũng đạt được nhiều giải thưởng khác và được báo điện từ Vietnamnet bình chọn, xếp hạng trong 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam nói chung và Top 20 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Các thành tích công ty đạt được năm 2017: - Cờ thi đua xuất sắc của Chính Phủ năm 2017. - Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Về xếp hạng doanh nghiệp: Công ty Thái Hưng được Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam cấp chứng nhận.

- Xếp hạng doanh nghiệp tư nhân: Năm 2017 Thái Hưng xếp hạng 22 trong các doanh nghiêp tư nhân lớn nhất Việt Nam (Năm 2016 Thái Hưng xếp hạng 20, năm 2015 xếp hạng 17, năm 2014 xếp hạng 12, năm 2013 xếp hạng 12, năm 2010 xếp hạng 6).

- Xếp hạng các loại hình doanh nghiệp: Năm 2017 Thái Hưng xếp hạng 67 trong các loại hình doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Năm 2016 xếp hạng 75, năm 2015 xếp hạng 69, năm 2014 xếp hạng 64, năm 2013 xếp hạng 54, năm 2010 xếp hạng 48).

Dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Ban lãnh đạo và sự năng động nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân lao động, công ty đã tạo dựng được mối quan hệ tin cậy, thủy chhung với gần 1.000 đối tác khách hàng trong cả nước. Thái Hưng đang từng ngày quyết tâm phát triển bền vững hơn trên con đường hội nhập quốc tế.

2.2.1.3.Hoạt động chính của Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng

Công ty Thái Hưng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề , trong đó có 3 nhóm nghề chính:

 Sản xuất:

+) Sản xuất phôi thép, cốt pha thép +) chế biến lâm sản

+) kết cấu xây dựng

+) thép xây dựng, phôi thép, phế liệu kim loại +) sách văn hóa phẩm

+) kinh doanh lâm sản

 Dịch vụ: +) vận tải +) nhà hàng +) khách sạn

Nổi bật nhất và mang lại thương hiệu cho Thái Hưng là một trong những công ty phân phối thép xây dựng hàng đầu vào các công trình trọng điểm của cả nước.

2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)