Đánh giá uy tín của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63)

1.3.4 .Hiệu quả kinh doanh

2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.4.2. Đánh giá uy tín của công ty

Theo xu thế hội nhập thì sản phẩm thép của các nhà máy sản xuất sẽ dần đồng đều về chất lượng, lúc đó uy tín của doanh nghiệp sẽ là yếu tố để đánh giá sức cạnh tranh.

Với bề dày lịch sử hoạt động, quy mô lớn, chất lượng sản phẩm tốt cùng một loạt các danh hiệu đã chứng tỏ được vị trí vững chắc của Thái Hưng trên thị trường phân phối thép. Các sản phẩm do Thái Hưng cung cấp đã được sử dụng cho rất nhiều công trình trọng yếu của quốc gia. Rõ ràng, công ty đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Nhờ những thành tựu đạt được đã chứng tỏ được năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường nội địa.

Khả năng phát triển thương hiệu là một tiêu chí thể hiện doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh ra sao.

Và điều đầu tiên để có được có được một thương hiệu Thái Hưng được nhiều người biết đến như ngày hôm nay thì không thể không nhắc đến bà Nguyễn Thị Cải. Và cũng không phải ngẫu nhiên, Vietnamnet lại nhiều năm liên tục bình chọn cho Thái Hưng là 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Với sự khôn ngoan cũng như nắm bắt được thời cơ, bà Nguyễn Thị Cải đã đưa công ty ngày càng lớn mạnh. Doanh nghiệp được ba năm liên tiếp đón nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ. Thương hiệu chính là yếu tố vô hình hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của công ty Thái Hưng. Thương hiệu Thái Hưng đã được hơn 20 năm và ngày càng được khẳng định, được nhiều người biết đến, tín nhiệm rộng rãi

Hiện tại, tổng số lao động của công ty lên đến hàng nghìn người. Sản phẩm thép do Công ty cung cấp đã có mặt ở một số công trình lớn của đất nước, như: nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, cầu Bãi Cháy, Nhà máy lọc dầu Dung Quất,…

Bảng 2.5. Các công trình tiêu biểu Thái Hưng đã phân phối

STT Tên dự án Địa điểm Nhà thầu

1 Dự án Tân Vũ Lạch Huyện Hải Phòng Trường Sơn, Cienco 4 2 Cầu Nhật Tân Hà Nội Vinaconex

3 Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên

Hà Nội – Thái

Nguyên Cienco 1, Cienco 8

4 Dự án đường sắt đô thị Cát Linh

Hà Đông Cát Linh Hà Đông

Đường sắt Trung Quốc

5 Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Hà Nội – Hải

Phòng EXS , Trung Quốc

6 Đường cao tốc Hà Nội – Lào

Cai Hà Nội – Lào Cai Kangnam, GS 7 Khu đô thị mới Times City Ha Noi Delta, Hòa Bình 8 Saigon Pearl Hồ Chí Minh Sông Đà 9 Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội Vinaconex, Lilama 10 Khách sạn JW Mariott Hà Nội Huyndai 11 Vietinbank Tower Hà Nội Hòa Bình 12 Khu đô thị mới Royal City Hà Nội Delta 13 Keangnam Tower Hà Nội Hòa Bình 14 Khu đô thị mới Sông Đà Hà Nội Sông Đà

15 Nhà máy Nhiệt điện Mông

Dương Quảng Ninh Dossan VINA 16 Cầu Bãi Cháy Quảng Ninh Vinaconex E&C 17 Nhà ga sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội Hòa Bình

18 Khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh Sam Sung C&T 19 Nhà máy lọc dầu Dung Quất Quảng Ngãi Bạch Đằng

20 Nhà máy Samsung Thái Nguyên Thái Nguyên Samsung C&T, SS Everland

Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng

Là doanh nghiệp tư nhân nhưng Thái Hưng lại tạo điều kiện cho công nhân viên tham gia đầy đủ các tổ chức chính trị - xã hội như: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Các tổ chức này cùng với chính quyền hoạt động nhịp nhàng theo quy chế phối hợp, giúp các cá nhân hiểu biết, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên tình đoàn kết thân ái trong Công ty. Từ đó, đưa các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua trong đơn vị phát triển sôi nổi và đạt kết quả cao.

Cách xây dựng nên nền tảng tăng trưởng của Công ty Thái Hưng trong những năm qua luôn được đánh giá cao. Được biết, trên cơ sở số vốn điều lệ 300 tỷ đồng, doanh thu của doanh nghiệp liên tục đạt mức năm sau cao hơn năm trước. Kinh doanh thành công, lãnh đạo đơn vị càng có điều kiện để chăm sóc và quan tâm tới đời sống và vật chất của cán bộ công nhân viên. Về với Thái Hưng, 100% người lao động được đảm bảo công ăn việc làm, có đầy đủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thu nhập ổn định.

Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư xây dựng khu quần thể vui chơi giải trí, giúp cán bộ công nhân viên giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, vất vả. Trách nhiệm với cộng đồng xã hội cũng là một vấn đề được công ty chú trọng. Song song với các hoạt động được duy trì thường xuyên như: đầu tư bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển giáo dục, bảo trợ trường trẻ em khuyết tật tỉnh Thái Nguyên, Công ty còn tích cực đóng góp cho các quỹ từ thiện, công ích, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc gia đình thương binh liệt sỹ… Số tiền dành cho các hoạt động từ thiện của đơn vị hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.

23 năm kinh doanh, ông bà Thái - Cải đã xây dựng Thái Hưng trở thành một doanh nghiệp có vốn điều lệ 650 tỷ đồng, hơn 500 lao động, doanh thu hàng năm đạt khoảng từ 15.000 đến 18.000 tỷ đồng. Riêng doanh thu của công ty mẹ từ

10.000 – 13.000 tỷ đồng. Mức doanh thu này khá tương đồng với một doanh nghiệp kinh doanh thép là CTCP Thương mại SMC có vốn điều lệ gần 300 tỷ đồng..

Với mục tiêu phát triển hệ thống phân phối thép toàn quốc, Thái Hưng đã giành thời gian nghiên cứu thị trường miền Nam.Và năm 2014, chi nhánh văn phòng Thái Hưng Hồ Chí Minh được thành lập.Tuy mới thành lập một thời gian ngắn nhưng đã có những bước phát triển vượt bậc.

Như đã trình bày, khả năng phát triển thương hiệu là một tiêu chí thể hiện doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh ra sao.Nhận thức được điều đó, công ty tận dụng triệt để mọi biện pháp để quảng bá thương hiệu.Các hình thức như quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình, hội thảo…đã giúp nhiều nhà thầu biết đến thương hiệu Thái Hưng. Chi phí quảng cáo của công ty hàng năm trung bình hơn 10 tỷ đồng.Việc xây dựng phát triển thương hiệu đi đôi với việc bảo vệ nó.Vì vậy để có niềm tin đối với các nhà thầu, với người tiêu dùng thì công ty phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, các dịch vụ đi kèm.Thương hiệu càng mạnh chứng tỏ công ty có khả năng cạnh tranh càng cao.

Tuy nhiên, trong việc xây dựng uy tín, Thái Hưng còn có một số thiếu sót nghiêm trọng, đó là hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa được sự quan tâm thích đáng. Thái Hưng vẫn đang dựa vào những thành quả của ban lãnh đạo đi trước nên chưa tiến hành nghiên cứu những biến động liên tục của thị trường. Trên thế giới, mức chi cho việc nghiên cứu thị trường là không hề nhỏ, tý lệ chi phí nghiên cứu thị trường chiếm 10% chi phí quảng cáo được xem như công thức thành công áp dụng cho doanh nghiệp, nhưng ở Việt Nam tỷ lệ này chỉ là 3,6%. Sự mất cân đối khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội quý giá ngoài cạnh tranh giá cả. Cũng vì không có sự quan tâm đầy đủ mà công tác nghiên cứu nếu có được tiến hành thì còn nhiều non kém, chưa được tổ chức một cách khoa học, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu.

Nếu công ty không có sự quan tâm thích đáng đến công tác này thì sẽ không có chiến lược cụ thể đúng đắn, đối phó kịp thời với diễn biến thị trường, năng lực cạnh tranh của công ty giảm, danh tiếng giảm sút.Đây là hậu quả không thể tránh khỏi nếu vấn đề này không được Thái Hưng giải quyết.

2.4.3. Về hiệu quả kinh doanh của Công ty

Doanh thu bán hàng từ là nhân tố chính đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm vừa qua, doanh thu của công ty có những bước tăng trưởng đáng kể. Doanh thu năm 2017 đạt hơn 17 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 320 tỷ đồng. Mục tiêu trong những năm tới của Thái Hưng đạt từ 18-20 nghìn tỷ đồng. Đây là những con số ấn tượng cho một năm thành công của công ty khi vừa bán hàng hiệu quả, vừa mua lại được những nhà máy sản xuất thép lớn nhất miền Bắc. Điều đó tạo nên những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh thu tăng cao nhưng chi phí hoạt động kinh doanh cũng tăng khá cao. Do đó, doanh nghiệp cần phải biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng.

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

2.5.1. Tình hình ngành xây dựng

Kinh tế Việt Nam 2017 đạt được nhiều kết quả tích cực, hỗ trợ cho ngành xây dựng tiếp tục tăng trưởng. Ngành xây dựng là ngành có tốc độ tăng trưởng hàng đầu trong 10 năm qua. Nhiều công ty xây dựng thành lập mới do sự hấp dẫn của ngành. Doanh thu ngành xây dựng tăng trưởng liên tục trong 2007 từ mức 1,2 tỉ USD lên 12,8 tỉ USD năm 2017.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, thực tế còn cao hơn nhiều vì nhiều doanh nghiệp hạch toán chưa đầy đủ. Hiện nay kỹ thuật xây dựng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất cao, song mảng vật liệu xây dựng lại đang bỏ ngỏ.

Trong 3 năm vừa qua, xây dựng và bất động sản là một trong những lĩnh vực phát triển sôi động nhất của nền kinh tế. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính chung 06 tháng đầu năm ước đạt 52.652 tỷ đồng, bằng 48,4 % so với kế hoạch năm 2017.

Số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh mới đây cũng chỉ rõ trong 10 tháng đầu năm 2017 có tới hơn 4000 doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng đầu năm, tăng trưởng tới 62,5% so với năm

ngoái và số vốn đăng ký cũng chiếm nhiều nhất đạt khoảng gần 284 nghìn tỷ đồng. Những con số này cho thấy lĩnh vực xây dựng bất động sản là ngành kinh doanh đang rất hấp dẫn. Không những vậy, doanh nghiệp xây dựng, bất động sản cũng đang được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2018.

Thực tế cho thấy trong năm 2017 nhiều ông lớn trong ngành xây dựng đã có một năm thành công rực rỡ với doanh thu liên tục tăng mạnh qua các quý. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu Vinaconex đạt 6.624 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ tương ứng mức tăng 18%. Tổng lợi nhuận sau thuế thu về trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 622,8 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ, và vượt đến 40,5% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà đại hội cổ đông giao phó (443,3 tỷ đồng).

9 tháng đầu năm 2017 Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons ghi nhận doanh thu 18.185 tỉ đồng, tăng 4.724 tỷ đồng tương ứng mức tăng 35% so với doanh thu đạt được 9 tháng đầu năm ngoái và hoàn thành 67% kế hoạch cả năm (27.000 tỷ đồng). Coteccons báo lãi sau thuế 1.190 tỷ đồng, tăng trưởng gần 24% so với cùng kỳ năm 2016. Đây cũng là mức lợi nhuận lớn nhất trong 9 tháng mà Coteccons từng đạt được trong nhiều năm trở lại đây.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình(HBC) công bố doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt gần 11.000 tỉ đồng, bằng cả năm 2016 và tăng 57% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của HBC đạt gần 616 tỉ đồng, tăng 93% so cùng kỳ và thực hiện khoảng 75% chỉ tiêu cả năm 2017.

Tính đến 30/11/2017, HBC đạt doanh thu 14,500 tỷ đồng và khả năng cả năm 2017 sẽ đạt khoảng 17,000 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch đề ra (16,000 tỷ đồng) và tăng trưởng 65% so với kết quả năm 2016. Còn lợi nhuận sau thuế năm 2017 của HBC có khả năng vượt 15-20% chỉ tiêu kế hoạch đề ra (828 tỷ đồng).

Doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn tăng đột biến trong quý cuối năm là nhờ hợp nhất một số công ty con có kết quả kinh doanh tăng mạnh. Đó là công ty CP Đầu tư Địa ốc Tiến Phát đến nay đã bàn giao nhà số lượng lớn và Công ty CP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình.- đơn vị liên kết nắm 47,8% vốn hợp tác với đối tác Nhật.

Ngoài ra, Hòa Bình cũng đã trúng thầu 5 công trình trị giá hơn 2.500 tỷ đồng tại các dự án dự án Lim Tower 3 và dự án Chung cư kết hợp thương mại Southgate Tower với giá trị lần lượt là 941 tỷ và 610.4 tỷ đồng. Dự án Sun Premier Village Kem Beach Resort với gói thầu thi công có tổng giá trị 505 tỷ đồng. Hai dự án còn lại là Dự án Nhà Trung tâm Quản lý Điều hành số 1 - Khu công viên Sài Gòn Silicon và dự án Nhà ở - Khu Z756 (Hado Centrosa Garden) lần lượt có giá trị 228.6 tỷ và 225 tỷ đồng".

Với kết quả kinh doanh khá khả quan trong năm 2017, các ông lớn trong ngành xây dựng cũng đặt nhiều hoài vọng vào năm 2018. Theo Ông Đỗ Trọng Quỳnh - Tổng giám đốc Vinaconex cho biết, trong giai đoạn 2017-2012, Vinaconex đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận bình quân 10-15%. Ngoài ra, dự án Splendora An Khánh cũng sẽ là trọng tâm của Vinaconex với doanh thu đạt khoảng 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận 500 tỷ đồng đến năm 2020.

Còn đối với công ty Hòa Bình ngoài khoản doanh thu từ Xây dựng, HBC còn kỳ vọng khoản doanh thu lớn đến từ đầu tư bất động sản. Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Tiến Phát hoạt động trong lĩnh vực phát triển dự án nhà ở và đang triển khai 6 dự án, có thể tạo ra tổng doanh thu gần 2.600 tỉ đồng cho đến năm 2019. Tiến độ bán hàng hiện đang đúng với kỳ vọng của HBC.

Theo một báo cáo mới đây của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư Việt Nam (BSC), kế hoạch kinh doanh của HBC là khả thi nhờ vào năng lực thi công được tăng cường và kế hoạch tuyển thêm nhân sự (tăng 20%) cộng thêm diễn biến tích cực trên thị trường bất động sản giúp dòng tiền từ hoạt động xây lắp được đảm bảo. Song song đó, các dự án bất động sản của HBC có thanh khoản cao nhờ nằm tại các vị trí trung tâm TP.HCM và tiến độ thi công dự án tương đối nhanh chóng.

Trong thời gian tới HBC xác định sẽ phát triển ra thị trường quốc tế dựa trên lợi thế của mình là xây dựng dân dụng, công trình dân dụng. HBC sẽ xây dựng năng lực cạnh tranh ở lĩnh vực nhà ở, với một quy mô khá lớn trong một tương lai không xa lắm bởi cần có những bước thăm dò từng thị trường các nước trong khu vực.

Được như vậy thì doanh thu và lợi nhuận của HBC sẽ chắc chắn vượt qua các đối thủ lớn hiện nay trong nước.

Việc các ông lớn ngành xây dựng đặt nhiều kỳ vọng trong năm 2018 là điều dễ hiểu bởi theo đánh giá của các chuyên gia năm 2018 vẫn là một năm sôi động của thị trường bất động sản. Thị trường BĐS năm 2018 dự báo sẽ có nhiều yếu tố tốt hơn năm 2017 nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ, trong đó có chính sách. Năm 2018 các chính sách của các cơ chế đã ban hành như chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản sẽ nới lỏng hơn tín dụng cho nền kinh tế. Thị trường năm 2018 sẽ diễn biến tích cực nhờ các động lực từ cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, đặc biệt là hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)