1.3.4 .Hiệu quả kinh doanh
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
2.5.2. Nhu cầu về sản phẩm thép
Tại Hội thảo “Ngành thép và Thị trường chứng khoán năm 2017” đã đưa ra những tổng hợp tổng quát về thị trường thép năm 2017 : Tổng các loại sản phẩm thép sản xuất đạt 17,5 triệu tấn, tăng 16,8% so với năm 2015, trong đó, tổng sản lượng tiêu thụ thép các loại trong nước đạt hơn 15,3 triệu tấn, tăng 23,7% so với năm 2015. Đây cũng là năm các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành thép có mức lãi suất đột biến như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen có lãi ròng tăng trưởng gấp đôi năm 2015 và lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay; Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại SMC, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý từ lỗ năm trước đó đến lãi đậm năm 2016 và xóa lỗ lũy kế; Công ty Cổ phần Thép Pomina cho đến cuối năm 2015 vẫn còn lỗ lũy kế hơn 200 tỷ đồng, đã bù hết lỗ và còn tích lũy 89,4 tỷ đồng lợi nhuận.
VSA dự báo, trong 5 năm tới, ngành thép sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức xấp xỉ 12- 15%. Năm 2017, dự kiến sản lượng gang tăng 80%, đạt 4,5 triệu tấn; sản lượng phôi thép tăng 47,2%, lên mức 11,5 triệu tấn; sản lượng thép thành phẩm tăng 12% lên gần 20 triệu tấn, sản lượng thép xây dựng tăng 11%, thép lá cuộn cán nguội tăng 13%, thép ống hàn tăng 15% và tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%.
Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia kinh tế và VSA đều cho rằng, ngành thép vẫn chưa vận hành tối đa công suất. Hiện nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, nhưng Việt Nam vẫn đang nhập khẩu rất nhiều thép, chủ yếu là những sản phẩm trong nước chưa cung ứng được như thép cuộn cán nóng (HRC), thép chế tạo…
Ông Khổng Phan Đức - Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinbankSC) - nhận định, ngành thép Việt Nam tuy có quy mô không lớn, nhưng vẫn có lợi thế cạnh tranh riêng, đặc biệt là chi phí sản xuất. Năm 2016, ngành thép đã xuất khẩu 3,6 triệu tấn sản phẩm cuối cùng - đó là số liệu rất thuyết phục cho một thị trường nhỏ như Việt Nam. Tổng giám đốc VietinbankSC phân tích thêm, tại Việt Nam, dư địa phát triển ngành thép vẫn còn rất lớn do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở các thành phố và khu vực ngoại ô.
Lượng thép tiêu thụ/đầu người năm 2016 mới chỉ đạt 240kg, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (262,7kg), Malaysia (336,1kg), Đài Loan (837,1) hay Nhật Bản (531,7kg). Vấn đề của các doanh nghiệp trong ngành là nên mở rộng, khai thác điểm khuyết trong chuỗi giá trị để tạo giá trị gia tăng như phân khúc HRC. Nếu các doanh nghiệp làm ống thép có thể tiến tới sản xuất được HRC, tiềm năng tăng trưởng sẽ rất rộng mở.
Đồng quan điểm, ông Đặng Trần Hải Đăng - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu VietinBankSC - cho rằng, cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp thép Việt còn rất tốt nếu tìm được hướng đi phù hợp.Sản xuất phôi thép, HRC chính là điểm khuyết trong chuỗi giá trị mà Việt Nam chưa sản xuất được.Cùng với đó, năng lực sản xuất thép cơ khí chế tạo gần như chưa có. Đó là nguyên do mà năm 2016, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 17,5 triệu tấn thép thành phẩm, trong đó nhiều nhất là thép hợp kim (46%) và thép tấm lá đen (32%).
Lời giải cho bài toán phát triển ngành thép là các doanh nghiệp cần khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị ngành, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao như ống thép, tôn mạ. Song song với đó là tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình khép kín, giúp nâng cao hiệu quả, tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, kể cả so với sản phẩm nhập khẩu.
Ngoài việc phải đấu tranh với nạn hàng nhái, hàng giả, thị trường thép xây dựng Việt Nam còn chịu áp lực rất lớn từ những đối thủ ngoại. Tuy nhiên, với việc nhiều dự án bất động sản sẽ được triển khai trong năm 2018, cùng thị trường xây dựng đang phát triển, triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp thép nội vẫn lớn. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng năng lực sản xuất của ngành thép trong nước hiện vào khoảng 30 triệu tấn/năm. Cụ thể, ở mặt hàng phôi thép là 12 triệu tấn/năm, thép cán đạt 12 triệu tấn/năm, tôn mạ phủ màu là 5 triệu tấn/năm, thép ống 3 triệu tấn/năm. Với quy mô này, ngành thép Việt Nam được đánh giá đang đứng đầu các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện ngành thép mới chỉ hoạt đông khoảng 50-60% công suất.
tế của thị trường trong nước, nguồn cung đã vượt xa cầu. Ngoài ra, nếu so sánh giá với sản phẩm đến từ Trung Quốc, thì giá thép của Việt Nam vẫn cao hơn, nên ngành thép trong nước đang đối mặt với không ít khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp công nghiệp xây dựng Nam Hải cho rằng, điều này phản ánh năng lực sản xuất và cạnh tranh kém của ngành thép trong “sân chơi” hội nhập.
“Thực tế, do năng lực tài chính hạn chế, nhiều doanh nghiệp chỉ đầu tư dây chuyền với quy mô nhỏ, công nghệ lò điện cũ, tiêu tốn nhiên liệu và chi phí cao, dẫn đến các sản phẩm không có tính cạnh tranh”, bà Dung chia sẻ.
Đánh giá về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Viện Năng suất Việt Nam chia sẻ, hiện quy mô, trình độ công nghệ của nhiều doanh nghiệp thép trong nước còn hạn chế, dẫn đến giá thành, chất lượng sản phẩm chưa thực sự cạnh tranh, hiệu suất sử dụng chưa đạt yêu cầu.
Bên cạnh sức ép về giá cả, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước còn phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành. Với cách thức làm giả ngày càng tinh vi, khả năng giống với hàng chính hãng lên đến 90%, người mua hàng khó có thể phát hiện đâu là thật, đâu là giả.
Do lợi nhuận mặt hàng này đem lại là rất lớn, nên khả năng bị làm nhái cũng cao. Dù sản phẩm của các đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép Việt Nam đều có thương hiệu, mẫu mác, biểu trưng, biểu tượng đặc thù trên mỗi cây, nhưng nếu nhìn bằng mắt thường và không có kinh nghiệm, thì khách hàng rất khó phân biệt hàng thật, hàng giả.
Trên thực tế, tại các cửa hàng kinh doanh mặt hàng sắt, thép xây dựng vẫn luôn sẵn có song song 2 loại, bởi theo các chủ cửa hàng, không phải công trình nào cũng cần đến những loại thép chất lượng “siêu hạng”, tuổi thọ hàng thế kỷ và giá “cắt cổ”. Nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến những sản phẩm có giá vừa túi tiền.
Theo VSA, để nâng cao tính cạnh tranh, đẩy lùi sức ép, các doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ, phương thức quản lý nhằm tăng năng suất, hạ giá thành. Hiện nay, trình độ công nghệ của nhiều doanh nghiệp vẫn còn hạn chế nên giá thành, chất lượng sản phẩm chưa thực sự cạnh tranh, hiệu suất sử dụng chưa đạt
yêu cầu.Để giải quyết tận gốc những bất cập của thị trường thép Việt Nam, các doanh nghiệp phải xuất phát từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế vĩ mô 2018 lạc quan, thị trường bất động sản và xây dựng dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam vẫn còn rộng mở, nếu doanh nghiệp tìm được hướng đi phù hợp.