Mức độ cạnh tranh đối với các đối thủ cùng ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75 - 79)

1.3.4 .Hiệu quả kinh doanh

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

2.5.3. Mức độ cạnh tranh đối với các đối thủ cùng ngành

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp thép với sức cạnh tranh rất lớn. Để có thể trụ vững trong môi trường khắc nghiệt như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược, đính hướng đúng đắn.

Nếu như ở Miền Bắc thì Thái Hưng là một trong những nhà phân phối hàng đầu thì ở thị trường Miền Nam lại có SMC.

Ra đời năm 1988, trải qua 28 năm xây dựng và phát triển, SMC ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trong nước và trên trường quốc tế.Đến nay hệ thống SMC đã có 7 công ty thành viên, 3 công ty liên doanh với đối tác nước ngoài.

Sau những thành quả đã đạt được là những nỗ lực kiên cường và bền bỉ của toàn thể cán bộ công nhân viên SMC trong suốt 28 năm xây dựng và phát triển

Trong những năm qua, thị trường thép toàn cầu chứng kiến xu hướng bảo hộ mạnh mẽ với các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại, và điều tra chống phá giá nhằm ngăn cản động thái tăng cường xuất khẩu nguồn cung thép dư thừa từ Trung Quốc. Việt Nam cũng ban hành nhiều mức thuế cao hoặc thuế chống bán phá giá với hầu hết các mặt hàng thép như thép không gỉ, thép hình, phôi thép, thép gân vằn, thép cuộn, tôn mạ kẽm, tôn mạ màu, thép cán nguội. Điều này đã tạo thuận lợi hơn cho các nhà sản xuất thép trong nước nhưng đồng thời cũng tạo ra bất lợi cho các công ty thương mại nếu không có quan hệ gắn chặt với các nhà sản xuất trong nước vì ít lựa chọn nguồn nhập khẩu hơn.

Xuất phát điểm là đơn vị thương mại chuyên phân phối thép xây dựng, SMC với sản lượng kinh doanh lớn và chính sách nhất quán – là nhà phân phối thép chuyên nghiệp – có quan hệ gắn kết với các nhà sản xuất thép lớn trong nước nên luôn được ưu đãi tốt trong hoạt động và tận dụng được cơ hội từ các chính sách bảo hộ khi thị trường thép trở nên minh bạch và ít rủi ro hơn so với trước đây. Công ty hiện là đối tác phân phối lớn của thép Hòa Phát, VNsteel, Pomina, VinaKyoei, Posco SS ở mảng thép xây dựng; Formosa Hà Tĩnh, CSC Sumikin, Posco Vina, Tôn Nam Kim… ở mảng thép dẹt.

Về phân phối thép xây dựng, dù biên lợi nhuận thấp nhưng SMC vẫn duy trì sự tăng trưởng qua các năm, có khoảng cách khá xa và lợi thế kinh doanh tốt so với các doanh nghiệp thương mại khác trong ngành, đặc biệt tại khu vực phía Nam. Đây là mảng kinh doanh cốt lõi từ những ngày đầu thành lập, SMC sẽ vẫn duy trì nguồn lực cho mảng này, đồng thời đang từng bước nghiên cứu phát triển kênh phân phối bán lẻ.

Năm 2016: Ký kết hợp tác chiến lược dài hạn SMC - Hyundai Steel về tiêu thụ và phân phối HRC. Sản lượng đạt 1.042.672 tấn thép tiêu thụ và 9.441 tỷ Doanh thu thuần

10/2016: Khánh thành nhà máy sản xuất lưới thép hàn SMC TOAMI

362,3 ty Lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ 2.14. Doanh thu thuần của Thái Hưng và SMC từ 2013 đến 2017 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thái Hưng và Công ty SMC từ năm Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thái Hưng và Công ty SMC từ năm

2013-2017

Từ một ví dụ của đối thủ cạnh tranh của Thái Hưng có thể thấy các đối thủ trong ngành thép rất mạnh và không hề thua kém gì so với công ty.

Đồng thời do sự hội nhập với nền kinh tế quốc tế cũng như việc mở rộng các chính sách nhà nước giúp các doanh nghiệp có cơ hội ngày càng phát triển. Điều đó làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Tổng doanh thu của Thái Hưng trung bình đạt 1 tỷ USD/năm, trong giai đoạn 2017 - 2020, Công ty vạch ra thế kiềng 3 chân vững chắc: sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, lấy trọng tâm là ngành thép. Ước tính, Thái Hưng đang chiếm khoảng 13% thị phần xuất, nhập khẩu thép cả nước, trở thành nhà phân phối thép lớn nhất miền Bắc. Vậy nên, khi thực hiện các giao dịch gom mua cổ phiếu VIS, Thái Hưng không chỉ có được siêu lợi nhuận đầu tư tài chính với tỷ suất sinh lời không tưởng, mà còn muốn đi đường dài với các công ty sản xuất. Giới phân tích

cho rằng, khi đã trở thành công ty phân phối thép lớn nhất miền Bắc, Thái Hưng lấn sân sang sản xuất thép chuyên nghiệp để làm từ gốc tới ngọn.

“Sản xuất là yếu tố cuối cùng doanh nghiệp muốn hướng tới. Bởi làm thương mại chỉ là thuyền lên nước lên, lợi nhuận thấp. Sau 25 năm, Thái Hưng đã có tiềm lực tài chính mạnh, quản lý, công nghệ tốt, tất yếu sẽ chuyển sang làm sản xuất. Hơn nữa, ngành thép vào tay tư nhân sẽ làm nên chuyện hơn”, một doanh nghiệp phân phối thép ở Hà Nội cho hay.

Câu chuyện Hoà Phát tăng trưởng phi mã, với thương hiệu và chất lượng tốt là minh chứng. Hiện đại gia này đang dốc sức để hoàn thành Khu liên hợp sản xuất thép Dung Quất có vốn đầu tư 2 tỷ USD. Dự án đi vào vận hành sẽ tung ra thị trường thêm 2 triệu tấn sản phẩm thép và được kỳ vọng sẽ vẽ lại bản đồ tiêu thụ thép của Hoà Phát. Hoà Phát đang có vị thế không có đối thủ ở Việt Nam, với kế hoạch doanh thu năm nay đạt 55.000 tỷ đồng, lợi nhuận 8.050 tỷ đồng. Đến năm 2020, khi hoàn thành khu liên hợp gang thép, sản lượng thép của Hòa Phát sẽ đạt khoảng 7 triệu tấn, đứng nhất nhì khu vực Đông Nam Á.

Hai năm trước, Hoà Phát cũng muốn mua lại TISCO, dù không quá hứng thú. Theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hoà Phát, TISCO giờ không còn nhiều ưu thế nữa.

Mặc dù vậy, đối với Thái Hưng thì TISCO vẫn là mảnh ghép hoàn hảo để tham gia vào sản xuất. Việc thâu tóm VIS và trở thành cổ đông lớn của TISCO cho thấy kế hoạch mở rộng quy mô và chuỗi giá trị của doanh nghiệp này lên một nấc thang mới.

Thái Hưng được thiết lập bởi bà Nguyễn Thị Cải và chồng là ông Nguyễn Quốc Thái. Hiện quyền lực tại Thái Hưng được chuyển giao cho những người con: ông Nguyễn Văn Tuấn, đảm nhận Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Vinh (vợ ông Lê Hồng Khuê, Chủ tịch HĐQT VIS) là Tổng giám đốc. Đội ngũ kế cận này được truyền lửa bởi bà Cải, được biết đến là “người đàn bà thép” có khả năng làm sôi sục thị trường nơi “đất thép” (Thái Nguyên). Dự kiến, tên tuổi của đại gia ẩn danh này sẽ lộ diện nhiều hơn trên trận chiến thép Việt trong thời gian tới

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM

Qua những phân tích và đánh giá trong chương 2, chúng ta thấy Thái Hưng còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Trên cơ sở đó, chương III đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của công ty cổ phần thương mại Thái Hưng, đồng thời cũng trình bảy một số giải pháp vĩ mô do Nhà nước, ban lãnh đạo các cấp, các ngành tiến hành hỗ trợ Thái Hưng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thép khác trong công cuộc nâng cao sức cạnh tranh của mình.

3.1.Giải pháp nâng cao năng lực nội tại của Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)