Tình hình kinh tế và ngành thép trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 36)

1.3.4 .Hiệu quả kinh doanh

2.1. Khái quát chung thị trường thép tại Việt Nam

2.1.2. Tình hình kinh tế và ngành thép trong nước

Năm 2017 nền kinh tế Việt Nam đạt được các kết quả ngoạn mục. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% so với năm 2016, cao nhất trong một thập kỷ qua. Hoàn thanh và vượt 13 chỉ tiêu Quốc hội giao cho Chỉnh phủ.

Nền kinh tế tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó: công nghiệp và chế biến, chế tạo đạt 14,5%; xây dựng tăng 8,7%; nông nghiệp 2,9%...vốn FDI giải ngân đạt kỷ lục 17,5 tỷ; thặng dư thương mại đạt 2,67 tỷ USD; tăng trưởng tín dụng đạt 16,96%; dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục mới 51,5 tỷ USD; tỷ giá ngoại tệ giữ mức ổn định cả năm; lãi suất cho vay theo xu hướng giảm, số doanh nghiệp mới thành lập lên đến 153.307 doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển kinh tế, năm 2017 ngành thép Việt Nam cũng có một năm tăng trưởng cao. Sản xuất đạt 21,062 triệu tấn, tăng 24,3% so với năm 2016; tiêu thụ đạt gần 18 triệu tấn, tăng 20,7%; xuất khẩu đạt 3,75 triệu tấn, tăng 34%. Riêng lĩnh vực thép xây dựng, sản xuất đạt 9,2 triệu tấn, tăng 13,1%; tiêu thụ đạt 9,1 triệu tấn, tăng 12,1%; xuất khẩu đạt 1,02 triệu tấn, tăng tới 62,4%.

Mặc dù ít chịu sự cạnh tranh từ bên ngoài nhưng các nhà máy thép lại đạt hiệu quả không cao( trừ Hòa Phát) khi giá nguyên liệu tăng đột biến và có sự phân nhóm rõ rệt. Nhóm tự chủ được nguyên liệu sản xuất có hiệu quả tốt hơn nhóm đi mua nguyên liệu sản xuất, thậm chí nhiều nhà máy còn thua lỗ. Đơn giá bán diễn biến hoàn toàn khác so với quy luật của ngành nhiều năm qua, giá bán cuối năm 2017 tăng 20% so với đơn giá cuối năm 2016.

Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:

Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt tháng ngày 5/1/2018 ở mức 74- 76 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng 7-10 USD/Tấn so với hồi đầu tháng 12/2017. Sau khi tăng cao đạt 85 USD/T hồi tháng 1/2017, giá giảm trong Quý I và bắt đầu hồi phục trong Quý II và tăng tiếp vào đầu Quý IV.

Than mỡ luyện coke: Giá than mỡ luyện cốc, nhập khẩu tại cảng Jingtang (giá CFR) cuối tháng 12/2017:- Premium hard coking coal: 211 US$ /tấn, tăng

10USD/tấn so với đầu tháng– Hard JM25 coking coal: 191 USD/tấn, tăng 11,9 USD/tấn so với đầu tháng

So với đầu năm 2017, giá than mỡ tăng khoảng 50- 60 USD/Tấn.

Thép phế liệu: Giá phế liệu HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 390 USD/tấn CFR Đông Á ngày 7/1/2018. Mức giá này tăng 30-35 USD/tấn so với hồi đầu tháng 12/2017. So với đầu năm 2017, giá thép phế đã tăng khoảng 120-130 USD/Tấn

Điện cực graphite: Đây được coi là nhân tố gây bất ổn thị trường thép trong một thời gian dài của năm 2017 khi xuất hiện những thông tin khan hiếm về nguồn cung vào khoảng đầu quý II/2017 đẩy mức giá từ 5.000-6.000 USD/Tấn lên tới 25.000 -30.000 USD/T vào giữa Quý III.Cho đến giữa quý IV, khả năng nguồn cung sẽ được cải thiện bởi các nhà cung cấp than điện cực của Thổ Nhĩ Kỳ và mức giá giảm còn khoảng 10.000-13.000 USD/Tấn.

Thép cuộn cán nóng (HRC): Giá HRC đầu tháng 1/2018 ở mức 581-583 USD/T, tăng khoảng 20 USD/T so với đầu tháng 12/2017. So với hồi đầu năm 2017, giá HRC đã tăng 90-100 USD/Tấn.

Biểu đồ 2.1. Tình hình nguyên liệu sản xuất thép từ năm 2000 đến 2016.

(Nguồn: Báo cáo nguyên liệu sản xuất thép của Hiệp hội thép Việt Nam 2017)

Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:

Tháng 12/2017:

Sản xuất sản phẩm thép các loại đạt 1.983.791 tấn, tăng 8,06% so với tháng trước, tăng 26,8 % so với cùng kỳ 2016; Bán hàng thép các loại trong nước đạt 1.867.612 tấn, tăng lần lượt 7,85% và 25,2% so với tháng 11/2017 và cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2017

Sản xuất thép các thành viên VSA tăng trưởng khá so với cùng kỳ, đạt 21,062 triệu tấn, tăng 24,3% so với năm 2016.

Bán hàng thép các loại đạt gần 18 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm trước.

Xuất khẩu thép các thành viên VSA đạt hơn 3,75 triệu tấn, tăng hơn 34% so với năm 2016. Đáng kể đến là xuất khẩu thép xây dựng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng

62% so với cùng kỳ. Từ nước nhập khẩu phôi thép, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 300.000 tấn phôi trong năm 2017.

Nhập khẩu thép các loại của Việt Nam năm 2017 giảm ~14% so với cùng kỳ 2016.

Biểu đồ 2.2 Tình hình sản xuất các sản phẩm thép năm 2016- 2017.

Biểu đồ 2.3. Tình hình bán hàng các sản phẩm thép năm 2016-2017.

Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép tính đến T1/2018:

*Tình hình nhập khẩu:

- Tính đến hết tháng 31/1/2018, nhập khẩu thép các loại đạt gần 1,2 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 808 triệu USD, giảm 5% về lượng, nhưng tăng 22% về giá trị.

.- Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, với lượng nhập khẩu gần 404 ngàn tấn thép, giảm 40% về lượng nhưng chỉ giảm 11% về trị giá; Tỷ trọng thép nhập khẩu từ quốc gia này chỉ còn chiếm ~34% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu, giảm khá nhiều về tỷ trọng nhập khẩu thép của Việt Nam từ quốc gia này so với các năm trước (thường khoảng gần 50% trong tổng lượng thep nhập khẩu).

- Tiếp đến là Nhật Bản (17%), Hàn Quốc (15,68%), Đài Loan (13,33%), Ấn Độ (7,65%).

*Tình hình xuất khẩu:

- Tính đến hết tháng 1/2018, xuất khẩu thép thành phẩm đạt hơn 446.000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 321 triệu USD, tăng 38% về lượng, và tăng 63% về giá trị.

- ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính, với lượng xuất khẩu hơn 300.000 tấn thép, chiếm tới hơn 67% tổng lượng thép thành phẩm xuất khẩu.

- Tiếp đến là các thị trường Hoa Kỳ (11,28%), EU (5,07%), Đài Loan (3,42%), Hàn Quốc (3,15%).

Biểu đồ 2.4: Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2016 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)