Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 47)

1.3.4 .Hiệu quả kinh doanh

2.2. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại Thái Hưng

2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Với hơn 25 năm thành lập và phát triển, Thái Hưng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

* Sản lượng kinh doanh thép xây dựng qua các năm

Biểu đồ 2.5: Sản lượng tiêu thụ thép từ năm 2013 đến nay

Nguồn: Báo cáo nội bộ Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng năm 2017

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2013-2017 Chỉ tiêu Đvt Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Doanh thu Tỷ đồng 14.100 12.300 15.000 15.600 18.000 Nộp NS Tỷ đồng 290 260 310 320 378 Lợi nhuận Tỷ đồng 2,6 24 28 265 320 TN BQ Tỷ đồng 6 6,5 7,66 7,9 8,6

Bảng 2.2. Tình hình tài chính từ năm 2013-2017 của Thái Hưng

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng giá trị tài sản 4.011.700 4.710.457 5.143.430 8.760.260 10.701.209

Vốn CSH 609.653 731.148 808.373 1.539.867 2.009.203

Doanh thu thuần 14.117.739 12.346.319 13.441.679 14.256.392 17.802.450

Lợi nhuận gộp 188.762 235.430 235.864 636.282 810.980

Lợi nhuận thuần

từ HĐKD (16.077) 29.688 11.362 319.238 380.998

Lợi nhuận trước thuế (428) 30.945 34.783 327.768 401.003

Lợi nhuận sau thuế (3.981) 24.344 24.478 265.684 320.459

Qua bảng 2.1 và bảng 2.2 có thể thấy những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Thái Hưng ngày càng hiệu quả với sự gia tăng của tất cả các chỉ tiêu. Và năm 2016, 2017 với những bước đi đúng đắn cũng như đầu cơ tốt đã giúp cho công ty đạt được doanh thu cũng như lợi nhuận cao vượt bậc.

Hiện tại, Thái Hưng có doanh thu hàng năm đạt khoảng từ 15,000 đến 18,000 tỷ đồng. Tổng khối lượng phôi và phế liệu kim loại mà Công ty cung cấp mỗi năm chiếm hơn 10% thị phần phôi, phế trong cả nước. Thái Hưng cho biết có quan hệ trực tiếp với hơn 20 quốc gia cùng hơn 43 đối tác trên thế giới.

Thái Hưng cũng là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các nhà máy thép TIS, VIS, Công ty TNHH NatSteelVina (NSV, liên doanh giữa Tập đoàn NatSteel - Singapore và Tổng công ty thép Việt Nam, nhà máy tại Thái Nguyên), Công ty sản xuất Thép Úc SSE (Hải Phòng), Công ty thép VSC-POSCO (VPS, Thép Việt –Hàn, là liên doanh giữa Tổng Công ty thép Việt Nam với Tập đoàn POSCO của Hàn Quốc, tại Hải Phòng)… Thái Hưng còn là nhà phân phối các loại thép của TIS, VIS, Thép Việt –Hàn, Hòa Phát, Pomina, Vinakyoei, Posco…

Trong năm 2016, Thái Hưng đầu tư trên 1,100 tỷ đồng mua phương tiện vận tải; mua tài sản và khôi phục sản xuất Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng (của CTCP Luyện cán thép Gia Sàng do công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên nắm gần 40% vốn); mua cổ phiếu TIS và VIS để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

TISCO có tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên được thành lập năm 1959, là khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, thép và cán thép.

Vốn điều lệ của TISCO đã từng tăng lên 2,840 tỷ đồng nhưng do làm ăn thua lỗ nên gần đây Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) phải rút toàn bộ vốn đầu tư 1,000 tỷ đồng theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Tài chính. Vì vậy vốn của TISCO giảm xuống còn 1,840 tỷ đồng.

Sau khi SCIC rút lui, cơ cấu cổ đông lớn của TISCO còn Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) nắm 65% vốn, Thái Hưng đã tiến hành gom cổ phiếu. Cuối tháng 4/2017, Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng đã hoàn tất thương vụ mua

vào 17.817.900 cổ phiếu TISCO từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), với giá bình quân 11.216 đồng/cổ phiếu và mua thêm 290.000 cổ phiếu qua sàn, nâng lượng sở hữu tại Tisco từ 14,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,72%) lên 32,3 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 17,55%.

Chỉ sau đó ít ngày, đầu tháng 5/2017, Thái Hưng lại tiếp tục mua vào 4,5 triệu cổ phiếu TISCO, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 36,8 triệu cổ phiếu, chiếm 20% vốn điều lệ của TISCO.

Với sự thay đổi của cổ đông lớn, nhân sự tại TISCO cũng biến động. SCIC rút cả vốn lẫn người. Thay vào đó, hai thành viên đến từ Thái Hưng trở thành thành viên HĐQT của công ty và giữ chức vụ : ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT và ông Bùi Quang Hưng – Kế toán.

Về kết quả kinh doanh, trong năm 2016: TISCO thực hiện được 8,578 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 206 tỷ đồng và 203 tỷ đồng. Dự kiến tiêu thụ thép của TISCO chiếm 17% thị phần phía Bắc và 10% cả nước.

Năm 2017 công ty sản xuất và tiêu thụ thép cán cùng ở mức 800,000 tấn, tổng doanh thu 8,940 tỷ đồng và lãi trước thuế 160 tỷ đồng.

Hiện tại Thái Hưng vẫn tiếp tục tiến hành mua thêm cổ phiếu TISCO với tham vọng chi phối mọi hoạt động .

Biểu đồ 2.6. Giá niêm yết của cổ phiếu Tisco từ khi niêm yết đến nay.

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2017 của Công ty cổ phần gang thép thái nguyên

Ra đời sau TISCO và Thái Hưng, VIS được thành lập năm 2001 trên cơ sở cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là Nhà máy Thép Việt Ý thuộc Công ty cổ phần Sông Đà 12 – Tổng công ty Sông Đà vào cuối năm 2003. Tuy nhiên, cũng từ năm 2012, từ một doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm từ 100 – 200 tỷ đồng, VIS lỗ liền 2 năm 2012 và 2013 do vấn đề về nợ vay, tồn kho cùng sự khó khăn của thị trường bất động sản. Năm 2015, VIS tiếp tục lỗ 52 tỷ đồng do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là sức ép của phôi thép Trung Quốc khiến VIS chỉ sản xuất sản lượng phôi đạt 60% công suất, đẩy giá vốn lên cao (do chi phí cố định tăng). Với tình hình hoạt động thua lỗ liên tiếp nhiều năm , Tổng công ty Sông Đà đã thoái vốn và chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần VIS đang nắm giữ cho Thái Hưng – đối tác thân thiết của VIS từ ngày đầu thành lập. Thái Hưng nắm giữ gần 51% vốn VIS (vốn điều lệ 492 tỷ đồng).

Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong năm 2016, VIS đạt doanh thu thuần 3,740 tỷ, tăng 21% và lợi nhuận trước thuế 75 tỷ đồng, cao gấp đôi năm 2015.

Biểu đồ 2.7. Lợi nhuận sau thuế của Thép Việt Ý từ năm 2009 đến 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần thép Việt-Ý từ năm 2009-2016

Trong năm 2017, VIS gấp rút triển khai 3 dự án lớn tại Hải Phòng và Hưng Yên là: Nhà máy cán thép công suất 500.000 tấn và Dự án lò điện cảm ứng nâng cao công suất luyện phôi 200.000 tấn/năm tại Hải Phòng; Nhà máy sản xuất phôi thép công suất 500.000 tấn tại Hưng Yên. Tổng mức đầu tư 3 dự án này khoảng 822,5 tỷ đồng.

Năm 2017 cũng là năm VIS có kết quả kinh doanh sáng sủa. Với mảng phân phối thép VIS đạt mức kỷ lục kể từ khi thành lập công ty, đạt 379.781 tấn, tăng 22% so với năm 2016. Trong đó Thái Hưng và các nhà phân phối Thái Hưng chiếm 41% (vượt 5% so với năm 2016), Đất Việt chiếm 22%, giảm 19% so với năm 2016, Lâm Anh và Xí nghiệp Thép vật tư Hà Nội đều chiếm 5%, còn lại các nhà phân phối khác.

Biểu đồ 2.8. Thị phần phân phối thép Việt Ý năm 2017

Nguồn: Báo cáo tổng kêt năm 2017 của Công ty cổ phần thép Việt Ý

Tổng khối lượng phôi sản xuất năm 2017 đạt 452.369 tấn, bằng 108% kế hoạch, gấp 1,7 lần so với năm 2016, vượt 13% so với công suất thiết kế (400.000 tấn/năm); Thép đạt 301.201 tấn, tăng 3% so với năm 2016.

Năm 2018 này, Công ty đặt mục tiêu sản xuất được 500.000 tấn phôi và 410.000 tấn thép thành phẩm. Doanh thu đạt 7.093 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với năm trước. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng tới 64%, đạt 90,4 tỷ đồng.

Vào giữa tháng 5/2017 vừa qua, Thái Hưng đã mua thêm 7 triệu cp VIS, tương đương 14,22% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 25,000 đồng/cp. Như vậy, Thái Hưng hiện đang nắm giữ VIS lên 65,2%.

Biểu đồ 2.9. Giá cổ phiếu Vis từ khi niêm yết đến nay.

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017 của Công ty cổ phần thép Việt Ý

Thái Hưng vốn là đơn vị phân phối tới 60% sản lượng của VIS trong những năm qua. Sự xuất hiện của “ông chủ mới” với tiềm lực như trên được kỳ vọng tạo nên một vị thế lớn hơn cho VIS trong ngành thép với sự hợp tác từ việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho đến phân phối.

Năm 2017 là một năm đầy biến động đối với Thái Hưng. Công ty không chỉ thành công về mặt kinh doanh thép mà còn tạo tiếng vang lớn khi mua lại được 2 nhà máy sản xuất thép đứng đầu miền Bắc về cả sản lượng lẫn chất lượng, đó là công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên và công ty cổ phần thép Việt-Ý. Đây sẽ là một trong những cơ hội cũng như thách thức đối với Thái Hưng trong quá trình quản lý cũng như vận hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại THÁI HƯNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)