dược phẩm Codupha thông qua phân tích các yếu tố tác động
2.3.1.Áp lực từ khách hàng
Thời điểm hiện tại, các đối tượng khách hàng chính của CODUPHA bao gồm: các bệnh viện, cơ sở kinh doanh dược phẩm, người tiêu dùng. Áp lực từ phía từng đối tượng khách hàng mà Công ty phải đối mặt cụ thể như sau:
- Hệ thống các bệnh viện: Đây là đối tượng khách hàng khá quan trọng của các công ty sản xuất dược phẩm.Nhu cầu sử dụng và dự trữ dược phẩm tại các bệnh viện nhằm đảm bảo đủ số lượng cũng như các chủng loại thuốc đã tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hai đối tượng này. Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc sản xuất trong nước là không đồng đều ở các bệnh viện, thuốc nội vẫn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tuyến dưới. Một trong những nguyên nhân chính là do thuốc tân dược đặc trị nội địa còn ít và việc sử dụng thuốc của bệnh nhân là theo kê đơn của bác sỹ. Tuy vậy, nhu cầu sử dụng dược phẩm ở các bệnh viện vẫn rất cao do đó đây là đối tượng khách hàng quan trọng hàng đầu của các công ty dược phẩm nói chung và CODUPHA nói riêng.
- Các cơ sở kinh doanh dược phẩm: Các đại lý bán thuốc là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ trình dược viên cũng như trực tiếp phân phối các loại dược phẩm đến tay người tiêu dùng. Chính vì điều này mà sức ép của đối tượng khách hàng này lên CODUPHA là rất lớn và đây là đối tượng mà Công ty luôn cần quan tâm.
- Người tiêu dùng: Đặc điểm các sản phẩm của ngành dược là liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người nên giá cả không phải là yếu tốđược coi trọng hàng đầu khi lựa chọn sử dụng mà là chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, việc mặt hàng dược phẩm lại phụ thuộc vào người kê đơn nên người tiêu dùng trực tiếp của Công ty là không nhiều. Nhìn chung người tiêu dùng không có nhiều quyền thương lượng đối với Công ty.
2.3.2.Áp lực từ nhà cung cấp
Với đặc thù của ngành dược phẩm là giá nguyên liệu đầu vào thường chiếm từ 50% - 80% giá vốn hàng bán của thành phẩm. Do đó, chênh lệch trong giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến biên lãi gộp của các doanh nghiệp.
Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, do đó hầu hết nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu. Hiện nay, 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Công ty đang phải nhập khẩu. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia mà CODUPHA chủ yếu nhập nguyên liệu dược phẩm trong năm 2018. Riêng đối với nguồn nguyên liệu đông dược thì cũng đến 90% nguồn nguyên liệu đông dược sử dụng tại Công ty cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc do nguồn cung tại Việt Nam không đủ đáp ứng và nhiều loại thảo dược không thể trồng tại Việt Nam do khí hậu không phù hợp. Những nguyên liệu còn lại chủ yếu tập trung vào các loại thảo dược khá phổ biến tại Việt Nam như Artiso, Đinh Lăng, Cam Thảo, Cao Ích Mẫu, Diệp Hạ Châu.
Trước đây, Công ty thường ưu tiên nhập những nguyên liệu sản xuất dược phẩm có giá thành thấp.Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra là Công ty phải biết cân đối giữa giá thành cũng như chất lượng nguyên vật liệu. Chính vì vậy, thời gian qua CODUPHA chú trọng nhiều đến tìm kiếm những nhà cung ứng nguyên liệu chất lượng cao mà giá cả cạnh tranh nhất. Như vậy, các Công ty dược nói riêng và CODUPHA nói chung đang phải chịu áp lực rất lớn từ các nhà cung ứng nguyên liệu dược phẩm.
2.3.3.Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
điều kiện thành lập, hoạt động sản xuất, thương mại của các công ty dược đã tạo rào cản khá lớn cho việc xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, giai đoạn 2017 – 2021, theo ước tính của EvaluatePharma, mức tiêu thụ thuốc toàn cầu sẽ gần chạm ngưỡng 900 tỷ USD vào năm 2021. Theo đó, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 sẽ vào khoảng 5,7%/năm. Như vậy, thị trường dược trong nước có tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh thương mại đơn thuần. Ngành dược của Việt Nam hiện đang có mức tăng trưởng rất tốt, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ theo đà tăng trưởng thu nhập của người dân trong bối cảnh kinh tế nước nhà ngày càng đi lên.
Thêm vào đó, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, vì vậy ngành dược Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển đó là chúng ta sẽ có môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn. Ngoài ra, các Công ty dược nói chung và CODUPHA nói riêng sẽ được tiếp cận với nhiều thị trường lớn, đa dạng với các điều kiện kinh doanh, cạnh tranh công bằng. Điều này mang lại nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ.
Tuy vậy, khi gia nhập WTO, các nước thành viên sẽ được giảm thuế suất đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc mọi lĩnh vực (trong đó có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi và dễ dàng trong lưu thông hàng hóa. Chính vì vậy, bên cạnh những thuận lợi cho ngành dược khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, ngành dược trong nước cũng phải đối diện với những thách thức khó khăn, một trong số đó là đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi hầu hết các “hàng rào” thuế quan bị hạ thấp.
Như vậy, tuy ngành dược là lĩnh vực có rào cản khá lớn cho việc gia nhập ngành nhưng với tiềm năng từ sự tăng trưởng cũng như sự mở rộng thu hút đầu tư của Việt Nam thì áp lực từ các đối thủ tiềm năng vẫn là một điều đáng lo ngại cho các công ty dược phẩm như CODUPHA.
2.3.4.Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện hữu
Cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng 210 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 90 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược). Hầu hết các doanh nghiệp này đều tập trung sản xuất các dòng thuốc phổ biến thông thường. Do đó, xảy ra tình trạng sản xuất chồng chéo, tranh giành một phân khúc thị trường nhỏ giữa hầu hết các doanh nghiệp nội địa. Điều này dẫn đến cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành rất gay gắt.
Hiện tại, chủng loại và công dụng của những dòng kháng sinh mà CODUPHA sản xuất và bán trên thị trường đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm tương tự của CPC1 và HAPHARCO cũng như rất nhiều công ty dược phẩm khác.
2.3.5.Áp lực từ sản phẩm thay thế
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, có liên quan đến tính mạng của nhiều người, chính vì vậy sự đáp ứng đủ nhu cầu về sử dụng thuốc của nhân dân có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, hay nói một cách khác, sự thừa thiếu thuốc trên thị trường là một vấn đề hết sức quan trọng đối với đời sống của một quốc gia.
Tuy vậy, thuốc chữa bệnh là một mặt hàng rất khó để có thể thay thế. Hiện nay, sản phẩm thay thế duy nhất của thuốc tân dược là đông dược, nam dược.Tuy nhiên, những sản phẩm này cũng khó có thể thay thế được thuốc chữa bệnh tây dược. Do đó, áp lực từ sản phẩm thay thế là không đáng kể.
2.3.6.Môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. So với các ngành khác thì Dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của những biến đổi theo chiều hướng xấu của nền kinh tế nhất, vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân.
Thời kỳ 2014 - 2018, thu nhập bình quân đầu người tăng 7,91%/năm. Kết quả khảo sát năm 2018 của Tổng cục thống kê cũng cho thấy thu nhập bình quân
đầu người sau khi loại trừ yếu tố giá tiêu dùng bình quân đã tăng liên tục qua các năm. Những yếu tố này sẽ góp phần làm gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ở hiện tại và tương lai.
Với việc gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo các hình thức nhưđầu tư trực tiếp xây dựng nhà máy, liên doanh liên kết, hoặc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng qua trung gian trong nước với các mức thuế nhập khẩu thấp. Năm 2012, theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế suất đối với 47 dòng thuế chủ yếu là kháng sinh, vitamin, xuống mức trung bình là 2.5%, trong khi trước đó trung bình là 10-15%. Đây là thách thức lớn với các doanh nghiệp nội địa.
2.3.7.Môi trường chính trị - luật pháp
Sựổn định và an toàn của môi trường chính trịở Việt Nam đã góp phần tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn không chỉ cho riêng các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này giúp các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm nói chung và CODUPHA nói riêng có thể yên tâm tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh những cơ hội do môi trường chính trị - luật pháp mang lại thì CODUPHA cũng gặp khá nhiều bất lợi do nạn thuốc giả vẫn đang lan tràn trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Đây là điều mà ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh và hình ảnh của các công ty có thuốc bị làm giả. Cục quản lý dược cho biết, trong năm 2013, tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng là 3.09%, tăng khoảng 0.2% so với năm 2012.Tỷ lệ thuốc giả là 0.1%. Việc buôn bán thuốc giả, đặc biệt, tập trung chủ yếu ở các vùng biên giới với Lào, Campuchia hay Trung Quốc.
Thêm vào đó, gần đây Bộ Y Tế cũng đã ra Thông tư 01 về việc hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, thông tư này đã có hiệu lực từ 06/2012. Thông tư có mục đích giảm ngân sách bảo hiểm y tế và giảm tiền thuốc cho người bệnh bằng cách đấu thầu mua loại thuốc rẻ nhất cho các bệnh viện. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa rằng, việc đấu thầu này đã loại bỏ những dòng dược phẩm có chất lượng cao nhưng giá cả cũng cao hơn. Việc thông tư này có hiệu lực sẽ làm
tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao trong ngành.
2.3.8.Môi trường khoa học – công nghệ
Trong khi theo BMI, trình độ y học của Việt Nam vẫn còn chưa phát triển cao. Vốn đầu tư trong nước và ngoài nước cũng chưa nhiều. Các doanh nghiệp nước ngoài nghiên cứu thấy rằng ngành dược Việt Nam chưa phải thị trường tiềm năng do thiếu sự phát triển về cơ sở hạ tầng, cũng như nguồn nguyên dược liệu để sản xuất. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, từ nay đến 2025, và tầm nhìn 2030, sẽ có rất nhiều dự án đầu tư vào ngành dược, bao gồm cả phân ngành thuốc đặc trị, khi các dự án được vay với lãi suất ưu đãi 3% trong vòng 12 năm với ngân hàng phát triển Việt.
Theo thang cấp độ đánh giá của WTO, công nghiệp dược của Việt nam đang dừng lại ở gần mức độ 3 tức là Việt Nam có nền công nghiệp dược nội địa, sản xuất được thuốc generic, xuất khẩu được một số thành phẩm, tuy nhiên, đa số vẫn phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, ngành công nghiệp dược Việt Nam vẫn còn những cơ hội phát triển mạnh khi ngành có chuỗi cung ứng dược liệu vững mạnh trong nước, cũng như sự đầu tư lớn vào ngành thuốc đặc trị để có thể giảm nhập khẩu. Khi so sánh với các quốc gia có ngành dược phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng và công nghệ chế biến của Việt Nam là không theo kịp, còn lạc hậu. Sau khi hội nhập WTO, ngành dược Việt Nam bắt đầu phát triển nhanh, bắt nhịp cùng các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, do đó, nhu cầu đầu tư thêm vào hạ tầng cơ sở là rất cao.
2.3.9.Môi trường văn hóa – xã hội
Tính đến năm 2018, dân số thành phố Hà Nội là hơn 9 triệu người, đây là địa bàn có số dân đông nhất cả nước với tốc độ gia tăng dân số cao là 15,42% (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018). Đây là điều kiện thuận lợi giúp CODUPHA tuyển chọn người tài để phát triển hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, với tình hình dân số như vậy thì thành phố Hà Nội cũng là một thị trường rất hấp dẫn đối với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào.
Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức
khỏe.Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để Công ty phát triển.
Thêm vào đó, sự phát triển về giáo dục dẫn đến nhận thức cao hơn của người dân Việt Nam về việc chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, tính đến 2018, chi phí sức khỏe của người Việt ($95/người) vẫn còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực (Singapo $2,286/người, Malaysia $346/người). Vì vậy, con số này vẫn còn có động lực để tăng lên. Theo BMI, chi phí cho sức khỏe đã tăng với tốc độ bình quân là 12.7%/năm, và vẫn được tiếp tục dựđoán tăng trong tương lai với cùng tốc độ.
Tuy nhiên, doanh thu dược phẩm Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ quầy bán thuốc lẻ. Người dân Việt Nam có thói quen chữa bệnh tại gia, và sử dụng những loại thuốc trước đó đã quen dùng. Theo quan niệm của người Việt Nam, hàng Việt Nam thông thường có chất lượng không cao bằng so với sản phẩm nước ngoài, trong trường hợp này, là các sản phẩm của Pháp, hay Đức, Hàn Quốc… Chính vì những điều này, CODUPHA vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô và vĩ mô tuy không phải là yếu tố nội tại quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng nó ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài góp phần mang lại những cơ hội kinh doanh hay thách thức. Những doanh nghiệp biết tận dụng những cơ hội do môi trường bên ngoài mang lại sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực trên thị trường.
2.4. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Công ty Dược phẩm Codupha
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung Công ty Dược phẩm Coudopha có các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, bao gồm các tiêu chí nâng cao năng lực của Công ty. Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đạt được là những điểm yếu mà Công ty cần khắc phục và thay đổi để có thểđứng vững trong thị trường Dược phẩm đầy cạnh tranh.
2.4.1. Ưu điểm
khách hàng.
- Công ty cũng đã ký kết các hợp đồng hợp tác với các nhà cung cấp về nguyên liệu, thiết bị trên cơ sở các bên cùng có lợi.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã và đang làm việc hết mình vì Công ty, luôn luôn tìm mọi hướng để khắc phục khó khăn, đưa công ty vượt qua khó khăn và phát triển. Đây cũng chính là năng lực lõi của Công ty.
- Ban lãnh đạo đầu tư vào các chương trình đào tạo cả về chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ nhân viên.
2.4.2. Hạn chế
- Tình hình tài chính: Công ty vẫn còn phải đối mặt với việc thiếu vốn nhằm đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, hiện tại khả năng thanh