Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dược phậm trung ương CODUPHA (Trang 42)

2.2.1.1. Xây dng thang đo năng lc cnh tranh

Dựa vào phương pháp của Thompson và Strickland cùng với quá trình thảo luận với chuyên gia, tác giả xác định được 8 tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của Codupha là: năng lực tài chính, năng lực quản lý điều hành, năng lực uy tín thương hiệu, trình độ trang thiết bị và công nghệ, năng lực marketing, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển.

Để đánh giá chi tiết 8 tiêu chí năng lực cạnh tranh, căn cứ vào các lý thuyết và ý kiến chuyên gia, tác giả xác định được các biến quan sát, tác giảđã thiết lập hai bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến chuyên gia (phụ lục), khảo sát ý kiến khách hàng (phụ lục). Các đối tượng tham gia cuộc khảo sát được đề nghị cho điểm từng tiêu chí theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).

Tiến hành khảo sát 16 chuyên gia từ cấp chuyên viên trở lên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm với các câu hỏi liên quan những tiêu chí: năng lực tài chính, năng lực quản trịđiều hành, trình độ trang thiết bị và công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển.

Tiến hành khảo sát 62 khách hàng là các nhà thuốc, bệnh viện, trình dược viên đã từng sử dụng sản phẩm của Công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội với các câu hỏi liên quan đến những tiêu chí: năng lực marketing, năng lực uy tín thương hiệu.

2.2.1.2. La chn đối th cnh tranh

Theo thống kê của Cục Quản Lý Dược thì hiện nay có khoảng 183 công ty sản xuất thuốc và hơn 300 công ty phân phối dược phẩm đang hoạt động trên toàn quốc, cạnh tranh trong lĩnh vực này khá lớn. Việc lựa chọn đối thủ cạnh tranh của Codupha trong luận văn chủ yếu dựa trên một số tiêu chí:

- Công ty dược phẩm có uy tín và thương hiệu trên thị trường

- Công ty dược phẩm có quy mô và thị trường hoạt động gần giống với Codupha

- Công ty dược phẩm cùng hướng đến đối tượng khách hàng như Codupha - Khách hàng thường so sánh việc sử dụng sản phẩm của Codupha với việc sử dụng sản phẩm dược của những hãng này.

Từ những tiêu chí đặt ra thì Công ty Dược phẩm TW CPC1 và Công ty Dược Phẩm Thiết bị Y Tế Hà Nội – Hapharco đã được lựa chọn đểđưa vào cuộc khảo sát

năng lực cạnh tranh cũng như phân tích ma trận các yếu tố cạnh tranh để làm nổi bật những ưu và nhược điểm của Codupha, từđó thấy rõ năng lực cạnh tranh của Công ty.

2.2.1.3. Phương pháp x lý d liu

Kết quả thu được từ cuộc khảo sát các chuyên gia và khách hàng sẽđược tác giả nhập liệu và sử dụng phần mềm Excel để xử lý. Chỉ số trung bình của 8 yếu tố năng lực cạnh tranh sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về năng lực cạnh tranh của Codupha. Sau khi các giá trị trung bình được tính toán, và dựa trên thang đo likert, tác giả có những nhận định về năng lực cạnh tranh của Codupha theo từng cấp độ:

- Rất yếu: điểm trung bình ≤ 1,80 - Yếu: điểm trung bình từ 1,81 đến 2,60

- Trung bình: điểm trung bình từ 2,61 đến 3,40 - Khá mạnh: điểm trung bình từ 3,41 đến 4,20 - Mạnh: điểm trung bình từ 4,21 đến 5,00

Để so sánh khả năng cạnh tranh của Codupha với các đối thủ được lựa chọn thì tác giả cũng tính điểm trung bình của từng biến quan sát ở từng công ty.

2.2.2. Thc trng năng lc cnh tranh ca Công ty dược phm TW Codupha vi các đối th cnh tranh

2.2.2.1. Năng lc tài chính

Qua khảo sát việc đánh giá của các chuyên gia từ cấp chuyên viên trở lên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm, tác giả tổng hợp kết quả được Bảng sau:

Bng 2.1: Bng đánh giá năng lc tài chính ca Codupha vi các công ty đối th cnh tranh

TT Ch tiêu Đim sốđánh giá Codupha CPC1 Hapharco 1. Năng lc tài chính

1.1 Quy mô vốn của Công ty 3,57 4,15 3,32

1.2 Khả năng huy động vốn 3,93 4,13 3,57

1.3 Khả năng thanh toán (hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh)

3,07 4,67 3,57

1.4 Cơ cấu vốn (tỷ số nợ so với tổng tài sản, tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu )

2,16 4,11 3,2

1.5 Tăng trưởng doanh thu 3,73 4,34 3,87

1.6 Tăng trưởng lợi nhuận 3,46 4,23 3,37

Đim trung bình 3,22 4,36 3,34

Qua kết quả của Bảng ta có thể thấy như sau:

Đim mnh

Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy các tiêu chí: quy mô vốn của Công ty (3,57/5), khả năng huy động vốn (3,93/5), tăng trưởng doanh thu (3,73/5), tăng trưởng lợi nhuận (3,46/5) của Công ty đều nằm ở mức khá mạnh. Ở hầu hết những tiêu chí khảo sát này, Codupha đều mạnh hơn Hapharco, ngoại trừ tiêu chí tăng trưởng doanh thu.

Hiện tại, hoạt động kinh doanh các sản phẩm dược của Codupha trên thị trường vẫn tăng trưởng đều nên doanh thu và lợi nhuận của Công ty có tăng tuy không đáng kể. Cụ thể tiêu chí tăng trưởng doanh thu của Codupha là 3,73/5 điểm, của CPC1 là 4,34/5 điểm và của Hapharco là 3,87/5 điểm.

Đim yếu

Theo thống kê từ kết quả khảo sát thì các chuyên gia đánh giá năng lực tài chính của Codupha thấp hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là tiêu chí này của Codupha chỉ ở mức trung bình (3,22/5), thấp hơn nhiều so với năng lực tài chính của các đối thủ cạnh tranh có cùng điểm xuất phát như CPC1 với 4,36/5. CPC1 cũng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm mà trước đây cũng thuộc Nhà nước quản lý, tuy nhiên trong thời gian gần đây

CPC1 đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã dần vượt qua Codupha. Như vậy, xét về tổng thể thì năng lực tài chính của Codupha trong thời điểm hiện nay là chưa thật sự cạnh tranh.

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm khá sớm thì đáng ra khả năng tiếp cận và thu hút vốn của Codupha rất lớn nhưng do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa thật sự hiệu quả do đó các nhà đầu tư cũng chưa tin cậy khi đầu tư vào Công ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nỗ lực và năng lực của đội ngũ lãnh đạo đã giúp công ty huy động được nhiều nguồn vốn hơn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Quy mô vốn của Codupha ở mức khá, gần đây Công ty lại đầu tư hiện đại hóa nhà máy sản xuất thuốc tiêm và thuốc nước do đó nợ vay tăng cao, chỉ tiêu về cơ cấu vốn ở mức thấp nhất so với các đối thủ còn lại, các chuyên gia đánh giá tiêu chí này của Codupha đạt 2,16/5 điểm, CPC1 đạt 4,11/5 điểm, Hapharco đạt 3,20/5 điểm và chỉ tiêu về khả năng thanh toán cũng ở mức trung bình, đạt 3,07/5 điểm. Như vậy, ở 2 tiêu chí thành phần này, năng lực của Codupha thấp hơn nhiều so với đối thủ, đặc biệt là CPC1. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn của Codupha thấp ảnh hưởng không nhỏđến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhìn một cách tổng thể thì phần lớn các tiêu chí thành phần thuộc năng lực tài chính của Codupha đều thấp hơn so với CPC1, một số tiêu chí thành phần cao hơn Hapharco điều này cho thấy năng lực tài chính của Công ty chưa có khả năng cạnh tranh cao.

2.2.2.2. Năng lc qun lý và điu hành

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu công ty đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty và chất lượng hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty.

Qua khảo sát việc đánh giá của các chuyên gia từ cấp chuyên viên trở lên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm, tác giả tổng hợp kết quả được Bảng sau:

Bng 2.2: Bng đánh giá năng lc qun lý và điu hành ca Codupha so vi các công ty đối th cnh tranh TT Tiêu chí Đim sốđánh giá Codupha CPC1 Hapharco 2 Năng lc qun lý và điu hành 2.1 Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo 4,01 4,17 3,96 2.2 Cơ cấu tổ chức tinh gọn, hiệu quả 3,57 3,87 3,62 2.3 Truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng đến nhân viên 3,74 4,09 3,77 2.4 Khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả 2,83 4,27 3,81 2.5 Khả năng tổ chức và thực hiện các quy trình chất lượng của ngành dược 4,09 4,25 3,80 Đim trung bình 3,65 4,13 3,79 Qua kết quả của Bảng ta có thể thấy năng quản lý và điều hành của Codupha đạt 3,65/5 điểm, với số điểm này thì năng lực quản lý và điều hành của Công ty hiện tại đang đứng cuối cùng trong nhóm các đối thủ cạnh tranh, sau CPC1 với 4,13/5 điểm và Hapharco với 3,79/5 điểm.

Đim mnh

Xét chi tiết từng tiêu chí thành phần thì năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo của Codupha được đánh giá ở mức khá mạnh, đạt 4,01/5 điểm, đứng sau CPC1 với 4,17/5 điểm nhưng cao hơn Hapharco với 3,96/5 điểm. Codupha là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm có vốn đầu tư Nhà nước và được lập ra khá sớm. Tuy Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ công ty Nhà nước đến công ty nhưng lực lượng lao động, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cao và cấp trung của Công ty chủ yếu là những cá nhân đã gắn bó lâu năm với Công ty. Trong những năm gần qua, đội ngũ quản lý của Codupha đa phần có tuổi đời cao. Lực lượng lao động lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động trong Công ty chiếm khoảng 40% - 60%. Chính vì vậy, những nhà lãnh đạo của Công ty đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm cũng như khá am hiểu về tình hình hoạt động của Công ty. Khả năng tổ chức và thực hiện các quy trình

chất lượng ngành dược của Công ty cũng được đánh giá ở mức khá, đạt 4,09/5 điểm. Với số điểm này thì tiêu chí trên được đánh giá ở mức khá và xếp thứ hai, thấp hơn CPC1 với 4,25/5 điểm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chất lượng do Ngành quy định.

Đim yếu

Mức độ tinh gọn, hiệu quả của cơ cấu tổ chức của Công ty được các chuyên gia đánh giá ở mức khá mạnh, đạt 3,57/5 điểm, tuy nhiên đây là số điểm thấp nhất trong các công ty tham gia cuộc khảo sát, cụ thể CPC1 đạt 3,87/5 điểm và Hapharco đạt 3,62/5 điểm. Hiện nay, việc bố trí các phòng ban và phân chia trách nhiệm cho từng phòng ban của Công ty vẫn chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân sâu xa là do trước kia Codupha là công ty Nhà nước, do vậy còn tồn tại nhiều bất cập về cách quản lý. Một trong số đó là cách sử dụng lao động, thời điểm cổ phần hóa Công ty đã không tiến hành sắp xếp lại lao động đã dẫn đến hệ quả là có một lượng lớn lao động gần đến tuổi nghỉ hưu nghỉ việc, do đó hàng năm Công ty phải chi trả một lượng tiền dao động khoảng 1 tỷđồng để trợ cấp thôi việc.

Tiêu chí thành phần về khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả của Công ty bị đánh giá khá thấp, đạt 2,83/5 điểm, đây là số điểm trung bình. Với số điểm này thì khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả của Codupha kém hơn CPC1 và Hapharco. Thật vậy, kể từ thời điểm cổ phần hóa năm 2007 cho đến nay, Công ty vẫn chưa thật sự tạo ra bước ngoặt phát triển nào đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, Codupha vẫn chưa phải là một thương hiệu dược phẩm được nhiều người biết đến và tin dùng. Thêm vào đó, nếu xét đến một số doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm, cũng từng là doanh nghiệp do Nhà nước quản lý và cũng được cổ phần hóa vào thời điểm tương đương Codupha như MEKOPHAR, CPC1… thì rõ ràng những doanh nghiệp này đã vượt xa Codupha.

2.2.2.3. Năng lc uy tín, thương hiu

Qua khảo sát việc đánh giá của các chuyên gia từ cấp chuyên viên trở lên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm, tác giả tổng hợp kết quả

được Bảng sau:

Bng 2.3: Bng đánh giá năng lc uy tín, thương hiu ca Codupha so vi các công ty đối th cnh tranh

TT Tiêu chí Đim sốđánh giá

Codupha CPC1 Hapharco 1 Năng lc uy tín, thương hiu

1.1 Công ty có uy tín trên thị trường 3,77 4,71 3,79 1.2 Biểu tượng (logo) của công ty dễ nhận

biết 2,82 3,75 3,11

1.3

Thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến 2,87 3,75 2,27 1.4 Sản phẩm của công ty nổi tiếng trên thị trường 3,22 3,67 3,17 1.5

Công ty quan tâm nhiều đến sự an toàn và

sức khỏe của người tiêu dung

4,52 4,51 4,07

1.6 Công ty là đối tác kinh doanh tin cậy 4,77 4,69 4,38 1.7 Uy tín và các mlãnh ối quan hệ xã hội của Ban

đạo 4,02 4,58 4,07

Đim trung bình 3,63 4,24 3,55

Kết quả khảo sát cho thấy năng lực uy tín, thương hiệu của Codupha trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm đạt 3,63/5 điểm, đứng sau CPC1 với 4,24/5 điểm và cao hơn Hapharco với 3,55/5 điểm.

Đim mnh

Công ty được đánh giá khá cao ở tiêu chí thành phần Công ty quan tâm nhiều đến sự an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng. Các chuyên gia đánh giá tiêu chí này của Công ty đạt 4,52/5 điểm, cao hơn các đối thủ cạnh tranh CPC1 với 4,51/5 điểm và Hapharco với 4,07/5 điểm. Trong những năm qua, Công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc sản xuất kinh doanh trên cơ sở không gây nguy hại cho môi trường và an toàn cho khách hàng. Hàng năm, Công ty tiến hành đo môi trường lao động do Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động – môi trường TP. Hà Nội thực hiện. Kết quảđo khu vực nào không đạt thì Công ty tìm biện pháp khắc phục.

Công ty đạt 4,77/5 điểm, dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh như CPC1 với 4,69/5 điểm và Hapharco đạt 4,38/5 điểm. Trong những năm qua, Công ty đã tham gia vào Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh Dược Việt Nam, Hiệp hội Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Tổng Công ty Dược Việt Nam …

Đim yếu

Đi vào xét đến từng tiêu chí thành phần thì tiêu chí biểu tượng của Công ty dễ nhận biết được các chuyên gia đánh giá ở mức dưới trung bình và thấp nhất trong các đối thủ tham gia cuộc khảo sát, cụ thể Codupha đạt 2,82/5 điểm, CPC1 đạt 3,75/5 điểm và Hapharco đạt 3,11/5 điểm. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, xây dựng thương hiệu là quá trình bao gồm nhiều hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu chung là tạo ra một vị trí xác định cho doanh nghiệp trên thị trường. Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố như phong cách, màu sắc, bố cục, thông điệp chính..., trong đó gây được sự chú ý nhiều nhất và tạo ra ấn tượng sâu sắc nhất cho khách hàng là logo (biểu tượng). Trong hệ thống nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp logo là một dấu hiệu làm nổi bật thương hiệu, là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp, mang tính khái quát cao. Logo còn được coi là hình ảnh hữu hiệu trong việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Bên cạnh đó để phân biệt với thương hiệu cạnh tranh doanh nghiệp sử dụng các dấu hiệu nhận dạng thương hiệu mà phổ biến nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dược phậm trung ương CODUPHA (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)