Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dược nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu gay gắt phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty nói chung và của công ty dược nói riêng.
+ Các công ty dược cần nhanh chóng, khẩn trương phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Với lộ trình mở cửa và thực hiện đầy đủ các cam kết WTO đối với từng ngành, lĩnh vực của cả nước từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, song không ít công ty dược vẫn chưa ý thức được khó khăn, thách thức phải đối mặt, chưa có sự chuẩn bị cần thiết. Các công ty dược cần nhanh chóng nắm bắt thông tin về thị trường, nhu cầu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Từđó nâng cao năng lực cạnh tranh để có thểđứng vững và kinh doanh thành công trong điều kiện hội nhập kinh tế.
+ Nâng cao NLCT của công ty dược là quá trình thường xuyên, liên tục đòi hỏi các công ty dược liên tục khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để kinh doanh, không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, luôn không ngừng đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ.
+ Nâng cao NLCT của công ty dược đáp ứng nhu cầu vững chắc, dựa trên chiến lược cạnh tranh phù hợp, trong đó chiến lược cạnh tranh cần phù hợp xu thế phát triển hiện đại, có tầm nhìn xa và bao quát nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động của công ty dược. Trên cơ sở đó, cần có bước đi vững chắc trong việc khai thác các tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, huy động tổng hợp các nguồn lực, kết hợp nhiều phương pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dược.
+ Tích cực vận dụng cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại: Tích cực nghiên cứu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm công nghệ phù hợp, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác trong hoạt động
kinh doanh cũng như nghiên cứu, triển khai.
+ Nâng cao NLCT của công ty dược đòi hỏi trước hết từ sự nỗ lực của các công ty dược và sự quan tâm từ phía nhà nước, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, tăng cường đổi mới thể chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ công ty dược.
Thứ hai, nâng cao NLCT của công ty dược là nhân tố quyết định sự thành công của công ty dược trong phát triển kinh tế thị trường
Để tồn tại và phát triển, công ty dược cần cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đó chính là những sản phẩm có năng lực cạnh tranh chỉ có thể được sản xuất và cung ứng bởi công ty dược có năng lực cạnh tranh. Do vậy, công ty dược muốn duy trì sự tồn tại và phát triển cần phải có năng lực cạnh tranh lành mạnh và bền vững. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt bao nhiêu, công ty dược càng cần tạo dựng năng lực cạnh tranh lành mạnh và bền vững bấy nhiêu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dược là quá trình thường xuyên, liên tục, đòi hỏi công ty dược phải tận dụng mọi cơ hội để kinh doanh, không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, chú trọng nghiên cứu và phát triển(R&D) tại công ty dược, đồng thời thực hiện đổi mới quản lý mạnh mẽ, có hiệu quả.
Thứ ba, nâng cao NLCT của công ty dược tạo điều kiện cho công ty dược chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Thị trường là nơi tiêu thụ các sản phẩm, tìm kiếm đầu vào thông qua các hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Thị trường cũng là nơi định hướng, hướng dẫn hoạt động của công ty dược thông qua mức cầu, giá cả, lợi nhuận….Để chiếm lĩnh được thị trường, công ty dược phải tạo lập được môi trường cạnh tranh tích cực, tăng sức ép đổi mới quản lý, cải tiến quy trình công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tạo động lực cho công ty dược vươn lên. Để phát triển và mở rộng thị trường, công ty dược cần tăng cường các hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện đại chúng, qua các tờ rơi giới thiệu về sản phẩm của công ty dược, tạo thói quen tiêu dùng sản phẩm
của công ty dược.
Từ chiếm lĩnh được thị trường trong nước, công ty dược cần tiếp tục vươn lên chiếm lĩnh thị trường thế giới đặc biệt là thị trường các nước trong khu vực. Do đó, công ty dược phải từng bước thăm dò nghiên cứu thị trường trong khu vực và quốc tế, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, thông qua đó để nắm được yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả trên cơ sởđó tổ chức sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài thì một trong những biện pháp để đạt được mục tiêu là phải giữ chữ tín, tạo lòng tin để phát triển lâu dài.
Thị trường trong nước và quốc tế có quan hệ mật thiết, bổ xung cho nhau tạo cho công ty dược phát triển ổn định, giảm thiểu rủi ro. Khi thị trường trong nước khó khăn thì thị trường nước ngoài sẽ hỗ trợđắc lực và ngược lại, giúp cho công ty dược giữ vững ổn định sản xuất, kinh doanh.
NLCT của công ty dược đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự sống còn của công ty dược. Công ty dược cần nâng cao NLCT để giải quyết tốt các yếu tố còn tồn tại trong bản thân công ty dược. Trong những năm trước đây, hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các nhà sản xuất dược nội địa bằng cách nhái nhãn mác, công thức pha chế khá phổ biến. Một loại sản phẩm có tên gọi tương tự như một loại sản phẩm đang ăn khách, có công thức ghi trên nhãn cũng tương tự những được bán với giá rẻ hơn rất nhiều. Trong một thời gian nhất định cũng gây tổn thất cho đơn vị có sản phẩm chất lượng tốt nhưng giá bán cao hơn, song sự cạnh tranh theo kiểu chụp giựt đã dần chấm dứt do có các biện pháp xử lý kịp thời của các cơ quan quản lý chuyên ngành và do chính sự nhận thức của người tiêu dùng.
Có thể nói rằng ngành sản xuất dược Việt nam đã đi từ không đến có. Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện cho đến nay, công tác quản lý dược còn nhiều bất cập, nhiều loại dược còn kém chất lượng. Do đó ngành sản xuất dược đã và đang gặp phải nhiều khó khăn:
định về đăng ký lưu hành dược đã tương đối phù hợp với các nước tiên tiến, song hồ sơđăng ký sản xuất thuốc trong nước còn đơn giản, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, an toàn và hiệu quả sử dụng.
+ Thiếu kế hoạch, quy hoạch, chương trình dài hạn về dược.
+ Việc tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý dược chưa tốt. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý dược, trong việc thanh tra, kiểm tra dược lưu hành trên thị trường, cũng như việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động này.
+ Việc giám sát chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của dược còn yếu do việc quản lý hồ sơđăng ký dược còn nhiều bất cập, nhiều cơ sở sản xuất chưa triển khai lộ trình thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP).
+ Nhân lực và trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và hội nhập Quốc tế, ASEAN.
+ Thiếu sự hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu. Không có chương trình, dự án hợp tác phát triển dài hạn về dược với các nước trong khối ASEAN, cũng như các nước trên thế giới.