1.5.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. So với các ngành khác thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế nhất, vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân.
Với việc gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo các hình thức nhưđầu tư trực tiếp xây dựng nhà máy, liên doanh liên kết, hoặc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng qua trung gian trong nước với các mức thuế nhập khẩu thấp. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế suất đối với 47 dòng thuế chủ yếu là kháng sinh, vitamin. Đây là thách thức lớn với các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên trong dài hạn, tham gia WTO sẽ thúc đẩy các công ty dược nội địa nâng cao công nghệ, quy mô vốn, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới để có thể cạnh tranh được với các công ty dược của nước ngoài. Đồng thời việc Việt Nam gia nhập WTO cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành dược Việt Nam thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ với các nước có ngành công nghiệp dược phát triển và tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý.
1.5.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật
Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của Nhà nước. Nhiều văn bản pháp lý được ban hành để quản lý ngành dược như các chính sách về bắt buộc điều kiện tham gia ngành dược, chính sách về quản lý giá, chính sách về chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản, phân phối…
1.5.2.3. Các yếu tố thuộc môi trường khoa học - công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành dược phẩm Việt Nam phát triển. Thực tế phần lớn cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc cũng như của các cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất hiện nay còn thiếu và không đồng bộ nên áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại. Nguyên nhân một phần do chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu khá cao và tốn kém. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn sử dụng công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, chậm phát triển. Điều này dẫn đến quy mô ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn nhỏ bé.
1.5.2.4. Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa - xã hội
Người Việt Nam có thói quen mua các sản phẩm dược tại các nhà thuốc, do đó việc lựa chọn loại thuốc cần thiết chủ yếu phụ thuộc vào các dược sĩ, bác sĩ kê toa. Tâm lý của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng ngoại. Trong tiềm thức của người Việt, thuốc đắt là thuốc tốt. Mà hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn thường đắt hơn thuốc nội. Vì vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế ở thị trường nội địa do những quan niệm sai lầm này.
Tuy nhiên, phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao đểđảm bảo sức khỏe. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một số tác giả trong nước và quốc tế. Có nhiều mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên trong luận văn này tác giả chọn lý thuyết của Michael Porter để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và lý thuyết của Thompson Strickland để xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo những lý thuyết này và kết hợp phương pháp chuyên gia, tác giả xác định 8 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh có ý nghĩa nhất đối với công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm bao gồm: năng lực tài chính, năng lực quản lý điều hành, năng lực uy tín thương hiệu, trình độ trang thiết bị và công nghệ, năng lực marketing, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển.
Đểđánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Coudopha, tác giả sử dụng phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh và phương pháp đánh giá các yếu tố nội bộ. Qua đó tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Coudopha và phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Coudopha so với các đối thủở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW CODUPHA