Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dược phậm trung ương CODUPHA (Trang 33 - 35)

1.5.1. Các yếu t t môi trường vi mô

Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter dùng để phân tích các áp lực cạnh tranh trong phạm vi ngành thì các yếu tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Dược nói riêng bao gồm: áp lực từ khách hàng, áp lực từ nhà cung cấp, áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, áp lực của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu, áp lực của sản phẩm thay thế.

1.5.1.1 Áp lc t khách hàng

Trong những lĩnh vực mà sự cạnh tranh cao thì người mua có quyền thương lượng với doanh nghiệp thông qua sức ép giảm giá hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá...

1.5.1.2 Áp lc t nhà cung cp

Sức ép của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp nói chung cũng không kém phần quan trọng. Họ có thể chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp qua việc tạo ra sức ép lên doanh nghiệp bằng việc thay đổi giá cả, chất lượng các thiết bị máy móc, nhiên liệu... Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chi phí, chất lượng sản phẩm và lợi nhuận từđó tác động tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

1.5.1.3. Áp lc t các đối th cnh tranh tim năng

Số lượng đối thủ cạnh tranh tiềm năng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

- Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành

- Rào cản gia nhập ngành: đây là những yếu tố làm cho việc gia nhập ngành khó khăn, tốn kém hơn. Hiện nay để tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược thì doanh nghiệp phải đối diện vơi các quy định khó khăn của ngành, đây là một trong những rào cản cho đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành. Chính vì thế, áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn của các công ty dược là không lớn.

1.5.1.4. Áp lc t các đối th cnh tranh hin hu

Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Cha ông ta đã có câu “biết mình biết trăm trận trăm thắng", do đó doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy trước hết là đối thủ cạnh tranh quyết định mức độ cuộc tranh đua để giành lợi thế trong ngành và trên thị trường nói chung. Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, do đó doanh nghiệp cần đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và tăng thị phần từđó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh của các công ty dược chính là các công ty dược khác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Hiện nay, theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, cả nước có khoảng 480 doanh nghiệp sản suất và có 2.357 doanh nghiệp kinh doanh thuốc. Điều này cho thấy, cạnh tranh trong ngành dược là khá cao. Thêm vào đó, xu hướng hội nhập kinh tế buộc các công ty dược

Việt Nam phải đối mặt với các tập đoàn dược phẩm nước ngoài với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính vững mạnh, và vì thế môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

1.5.1.5. Áp lc t sn phm thay thế

Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận doanh nghiệp.Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với nhu cầu thị trường.Phần lớn các sản phẩm thay thế mới đều là kết quả của sự tiến bộ về công nghệ.

Sản phẩm của ngành dược khá đặc biệt vì nó liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Do đó, áp lực từ sản phẩm thay thế của lĩnh vực này là không lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dược phậm trung ương CODUPHA (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)