Các yếu tố về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ thực tiễn quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Sự phát triển của các đô thị, hạ tầng và khu công nghiệp tạo ra một động lực mạnh trong phát triển một số vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng nông thôn ở xung quanh các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung cấp quốc gia, cấp tỉnh. Tác động dễ nhận thấy nhất của đơ thị hóa đến kinh tế của vùng ven đô thị là việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang mục đích phi nơng nghiệp như xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, khu dịch vụ và vui chơi giải trí. Cơ cấu kinh tế của vùng ven đô thường biến đổi theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - sinh thái. Q trình này khơng chỉ làm thay đổi cấu trúc không gian và vật chất của vùng ven đô mà quan trọng hơn, còn làm thay đổi điều kiện sống, sinh kế, di biến động xã hội, và đặc biệt là làm biến đổi lối sống của cư dân ở các vùng lân cận.

Đơ thị hóa tạo ra sự thay đổi và phát triển vượt bậc về kinh tế- xã hội, nhưng gắn liền với q trình đó là sự chuyển đổi quy hoạch về mục đích sử dụng đất. Ở những nước có tốc độ đơ thị hóa nhanh và khơng kiểm sốt được thường dẫn đến những hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng như thất nghiệp, nghèo khổ, sự bất ổn xã hội.

Tuy nhiên, đơ thị hóa là q trình tất yếu và việc phát triển đơ thị theo hướng bền vững sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, vì nó tạo ra nhiều cơ hội việc làm, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ. Các hoạt động này sẽ thu hút lực lượng lao động tại chỗ và lao động nhập cư từ các vùng nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho cư dân ven đơ và các vùng nơng thơn, mở rộng tầm nhìn của người nơng dân đối với các hoạt động kinh tế thị trường. Đơ thị hóa tạo cơ hội cho người dân được tiếp xúc với cái hiện đại nên sẽ làm nảy sinh những nhu cầu dùng mới trong cuộc sống, dẫn đến thúc đẩy các

ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thị trường và dịch vụ phát triển. Nhiều nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ được hình thành để đáp ứng những nhu cầu mới đó, góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng ven đơ nói riêng và đơ thị nói chung.

Do đó, với sự phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm thay đổi các hoạt động sản xuất, kéo theo sự thay đổi việc sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đơ thị. Từ đó tác động khơng nhỏ đến quá trình quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. Việc quy hoạch đô thị cho phù hợp với sự phát triển đã là một thách thức, nhưng thách thức lớn hơn nữa là việc quản lý trật tự xây dựng sao cho đúng quy định pháp luật, khơng để xảy ra tình trạng xây dựng khơng phép, sai phép làm phá vỡ quy hoạch, tác động xấu đến môi trường và mỹ quan đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ thực tiễn quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)