Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ thực tiễn quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 44)

xây dựng đô thị

Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở và công sở. Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định số 139/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây

dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở và công sở là hai văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng đơ thị.

Xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng đơ thị là cơng cụ cần thiết có tính răn đe, cảnh báo, nhắc nhở và tạo sự công bằng trong thực thi pháp luật nhằm đảm bảo kỷ cương phép nước trong lĩnh vực xây dựng. Việc xử phạt đảm bảo xử lý đúng mức độ và hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng.

1.5.3.1. Nguyên tắc xử phạt hành chính trong xây dựng

Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành kịp thời cơng minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra nhải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với dự án đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm nhiều cơng trình hạng mục cơng trình mà chủ đầu tư, nhà thầu có hành vi vi phạm hành chính giống nhau đối với nhiều cơng trình, hạng mục cơng trình thì hành vi vi phạm tại mỗi cơng trình, hạng mục cơng trình vi phạm được xác định là một hành vi vi phạm hành chính.

1.5.3.2 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

- Hình thức xử phạt chính: phạt tiền, mức phạt theo thẩm quyền, mức tiền phạt quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

- Các hình thức xử phạt bổ sung: Thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ehứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính; buộc tháo dỡ cơng trình xây dựng vi phạm; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra; Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật.

1.5.3.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong vi phạm trật tự xây dựng đô thị (quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP)

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: + Cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Buộc khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường do vi phạm hành chính gây ra; Tạm giữ tang vật, phương tiện dược sử dụng để vi phạm hành chính; Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. [điều 76].

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: + Cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 100.000.000 dồng;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: [điều 77]. - Thẩm quyền xử phạt của Cơng an nhân dân

Người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân (quy định tại điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP “Tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính theo hình thức, mức phạt đối với hành vi chống đối hoặc

cản trở người thi hành công vụ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội”. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phịng chống bạo lực gia đình có quy định tại điều 20 về Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt của người thi hành cơng vụ.

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt của người thi hành cơng vụ; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác khơng chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt của người thi hành cơng vụ.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.

Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng đơ thị đều đã có, ngay cả lực lượng Cơng an nhân dân cũng có quy định thẩm quyền xử phạt khi cá nhân, tổ chức vi phạm trật tự xây dựng đơ thị có hành vi chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ. Những quy định này đã cho thấy pháp luật đã đi vào cuộc sống, thực tiễn có nhiều trường hợp vi phạm nhưng chống đối hoặc cản trở lực lượng kiểm tra, xử lý

dẫn đến khó khăn cho người thi hành cơng vụ nếu khơng có lực lượng cơng an nhân dân tham gia kiểm tra, xử lý.

1.5.3.4. Trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong vi phạm trật tự xây

dựng đô thị

- Lập biên bản vi phạm hành chính: Trong q trình kiểm tra, khi phát hiện vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý cơng trình và quản lý sử dụng nhà, người có thẩm quyền phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm, xử phạt theo thủ tục đơn giản hoặc lập biên bản hành vi vi phạm và chuyển tới người có thẩm quyền để xử phạt. Biên bản được lập đầy đủ theo mẫu quy định. Biên bản được lập ít nhất là 02 bản: 01 bản giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ để xử phạt; nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm đến cấp có thẩm quyền để giải quyết.

- Thời hạn ra quyết định xử phạt: Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, khơng cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

- Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quá trình giải

quyểt khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành trong thời hạn quy định thì bị cưỡng chế thi hành.

- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tố chức bị xử phạt vi phạm hành chính khơng tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tốổ chức vi phạm; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tố chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo pháp luật được quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Tiểu kết chương 1

Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một trong những lĩnh vực quản lý nhà nước quan trọng góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Trên cơ sở những quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực trật xây dựng đô thị thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo đúng quy định pháp luật, đúng trật tự, nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị.

Trên cơ sở khung lý thuyết nêu trên sẽ làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ thực tiễn tại địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ thực tiễn quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)