Về quản lý nhà nước đối với cấp phép xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ thực tiễn quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 69)

Theo số liệu phân tích số lượng giấy phép xây dựng được cấp từ năm 2017 đến nay, chúng ta có thể thấy được tỷ lệ tăng đều qua các năm, tuy nhiên, để so sánh với tốc độ đơ thị hóa của quận 8 thì vẫn chưa đảm bảo, có rất nhiều ngun nhân, nhưng trước hết là từ phía chủ đầu tư, người có cơng trình xây dựng và trực tiếp chịu trách nhiệm về cơng trình của mình; họ vẫn mang tâm lý ngại tiếp xúc với cơ quan quản lý nhà nước, luôn nghĩ thủ tục cấp GPXD rất khó khăn, mặc dù thủ tục hành chính đã cải cách rất nhiều, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác cấp CPXD đã được từng bước chuẩn hóa. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm trật tự xây dựng cơng trình khơng phép.

Hồ sơ xin cấp GPXD phải bao gồm cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đây là, điều kiện khiến các chủ đầu tư gặp nhiêu khó khăn khi tiến hành xin phép xây dựng. Bởi nguồn gốc đất sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất

trên địa bàn quận là cịn phức tạp. Các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng nhưng vướng một điều là chưa hoàn thành thủ tục xin cấp giấy CNQSDĐ. Giấy tờ thiếu, mà để hoàn thành đầy đủ lại phải mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, với tâm lý của chủ đầu tư xây dựng các cơng trình nhà ở thì ngừời xây dựng sau lại muốn cốt nền cao hơn nhà xây trước, ô văng, mái dua đưa ra nhiều hơn nhà trước để thể hiện sự nổi trội hơn so với xung quanh vì lẽ đó mà mặc dù đã có phép xây dựng nhưng các chủ dầu tư này vẫn cố tình xây dựng sai phép để đạt được mục đích riêng của mình. Dẫn đến tình trạng kiến trúc khơng gian đô thị lộn xộn thiếu mỹ quan và không đồng bộ.

- Về công tác thanh tra xây dựng

Thực hiện Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng, lực lượng Thanh tra xây dựng địa bàn quận 8 được thành lập để làm nhiệm vụ trong ngành xây dựng không làm các nhiệm vụ khác như trước đây mà tập trung vào chuyên sâu của quản lý Ngành.

Theo báo cáo thanh tra của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra về thanh tra xây dựng, đánh giá việc quy định thanh tra viên xây dựng phải được đào tạo qua trường xây dựng, có trình độ đại học, biên chế là chưa phù hợp, khó áp dụng. Bởi vì, những người đã có bằng Đại học Xây dựng thường không về cơ quan nhà nước của quận làm việc vì thu nhập thấp; những người tốt nghiệp các trường đại học như Giao thông Vận tải, Thủy lợi, ... được đào tạo về xây dựng cơng trình đều có thể thực hiện cơng việc của thanh tra viên xây dựng. Hiện nay, Đội Thanh tra địa bàn quận chỉ có 05 thanh tra viên xây dựng, với khối lượng công việc lớn, tốc độ xây dựng theo đề án quy hoạch được duyệt, lực lượng thanh tra xây dựng địa bàn không thể quán xuyến hết trên phạm vi rộng lớn, chằng chịt với nhiều kênh rạch. Vì vậy, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trong năm 2017, 2018 vẫn cao. Sau khi thực hiện Chỉ thị

23/CT-TU số vi phạm giảm nhiều.

Một vấn đề cần quan tâm nữa là trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thanh tra xây dựng công tác tại cơ sở cịn nặng về cảm tính, thường bị ràng buộc bởi mối quan hệ họ hảng, xóm giềng.

Cơng tác chỉ đạo, phối hợp để xử lý vi phạm trật tự xây dựng giữa các lực lượng công an, đơn vị dịch vụ điện nước còn chưa đồng bộ, còn thiếu trách nhiệm dẫn đến cơng trình xây dựng vi phạm không phép vẫn cịn vi phạm. Tình trạng lập biên bản vi phạm nhiều lần mà không xử lý kiên quyết vẫn xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ thực tiễn quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)