Các yếu tố về chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ thực tiễn quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)

1.4.3.1. Yếu tố tổ chức bộ máy nhà nước quản lý trật tự xây dựng đô thị

Hệ thống cơ quan nhà nước quản lý trật tự xây dựng đô thị từ Trung ương đến địa phương đều có tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chức năng tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn,..

Về cơ chế, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đơ thị nhìn chung được bố trí chặt chẽ, hợp lý từ Trung ương đến địa phương. Quản lý nhà nước thống nhất, xuyên suốt và có sự kiểm tra, giám sát cũng như phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện.

Về con người, đa số hiện nay được bố trí phù hợp trình độ chun mơn, năng lực thực thi công vụ. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả quản lý nhà nước thì phải có sự đồng bộ từ cơ chế đến con người, từ Trung ương đến địa phương nhất là về yếu tố con người. Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận còn

một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ tronh lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng và thanh tra, kiểm tra xây dựng, thái độ của công chức thiếu trách nhiệm, thờ ơ, đôi lúc thể hiện tiêu cực đối với người dân; tình trạng cấu kết, bè phái, vịi vĩnh, trục lợi cá nhân đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng.

Những tác động trên là thách thức rất lớn đối với công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, gây dư luận bức xúc trong xã hội. Những vi phạm trật tự xây dựng diễn ra trước mắt của nhân dân nhưng cán bộ, lãnh đạo địa phương như khơng hay biết. Vì vậy, có thể nói yếu tố tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng đơ thị có tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý nhà nước ở lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị.

1.4.3.2. Yếu tố chính sách, pháp luật về quản lý trật tự đơ thị

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ đầu tiên trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị là xây dựng, ban hành pháp luật về trật tự xây dựng đô thị. Trong quản lý trật tự xây dựng pháp luật có vai trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là phương tiện thể chế hố quan điểm, dường lối, chính sách của Đảng về cơng tác xây dựng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng, Đáng Cộng sản Việt Nam, trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương và Bộ Chính trị ln dành sự quan tâm lớn cho công tác quản lý trật tự xây dựng, lần lượt đưa ra các chủ trương lớn cho công tác thanh tra xây dựng, điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách, chế độ đối với những người làm công tác quản lý trật tự xây dựng, đặc biệt chú ý đến cơ chế tổ chức và hoạt dộng thanh tra xây dựng, dồng thời cũng nhấn mạnh phải kịp thời ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác tố chức và hoạt động của

thanh tra xây dựng.

Pháp luật về thanh tra xây dựng là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường tổ chức bộ máy các cơ quan thanh tra xây dựng; xác lập các mối quan hệ đúng đắn, hợp lý giữa cơ quan thanh tra xây dựng và các cơ quan hữu quan nhằm tạo ra một cơ chế đồng bộ, đồng thời nâng cao được trách nhiệm của cơ quan thanh tra xây dựng.

Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực xây dựng.

Do vậy, chủ trương, pháp luật về trật tự xây dựng đô thị là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, làm tốt công tác này là điều kiện cần để đảm bảo nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ thực tiễn quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)