Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 31)

Trung Quốc, kỳ quy hoạch SDĐ của các cấp theo quy định của Luật

đất đai năm 1999 của Trung Quốc là 10 năm. Quy hoạch SDĐ được lập theo 4 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh), cấp huyện và cấp xã. Bộ Đất đai và Tài nguyên quốc gia và Cơ quan quản lý đất đai thuộc UBND cấp tỉnh đều có trách nhiệm chung là tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đất quốc gia, quy hoạch tổng thể SDĐ; tham

gia vào việc thẩm tra quy hoạch tổng thể đô thị trình Quốc vụ viện phê chuẩn. Nhìn chung, Bộ Đất đai và Tài nguyên quốc gia chỉ đạo và thẩm tra quy hoạch tổng thể SDĐ của địa phương; còn UBND cấp tỉnh phê duyệt, chỉ đạo và thẩm định quy hoạch tổng thể SDĐ của thành phố (thuộc tỉnh), huyện.

Cơ quan quản lý đất đai thuộc UBND cấp huyện căn cứ vào quy hoạch tổng thể SDĐ của cấp trên, tổ chức lập và thực hiện quy hoạch tổng thể SDĐ và các quy hoạch chun ngành có liên quan cấp huyện. Phịng tài nguyên đất đai cấp xã lập và thực hiện quy hoạch tổng thể SDĐ cấp xã, hợp tác và hỗ trợ làm tốt công tác lấy ý kiến quần chúng đối với quy hoạch. Chính phủ phê duyệt quy hoạch SDĐ cấp quốc gia, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố thuộc tỉnh nhưng có trên 1 triệu dân (như: Nam Ninh, Quảng Châu), các đặc khu kinh tế (như: Thâm Quyến, Chu Hải). UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch SDĐ của các đơn vị hành chính cấp huyện và quy hoạch SDĐ của cấp xã.

Việc lập quy hoạch SDĐ phải bảo đảm tuân thủ triệt để nhiều nguyên tắc, như: SDĐ phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích SDĐ của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương; tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người dân của cả nước… Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất là bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác. Điều này được thể hiện rõ và xuyên suốt trong hệ thống pháp luật về đất đai của Trung Quốc. Theo đó, trong quy hoạch SDĐ cấp quốc gia phải xác định được diện tích đất canh tác cần bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của Nhà nước, trong đó phải chỉ rõ diện tích đất canh tác cơ bản (chiếm 80% tổng diện tích canh tác) có chất lượng tốt nhất cần được duy trì vĩnh cửu và khơng được phép chuyển đổi mục đích sử dụng dưới bất cứ lý do gì.

Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch SDĐ được duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích SDĐ nơng nghiệp sang mục đích khác cho từng tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND cấp tỉnh phân bổ cụ thể cho từng đơn vị hành chính cấp huyện và UBND cấp huyện phân bổ kế hoạch SDĐ đến từng đơn vị xã để thực hiện. Việc chuyển mục đích SDĐ canh tác sang sử dụng vào các mục

đích khác phi nơng nghiệp phải được phê duyệt tại cấp tỉnh và Chính phủ. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch SDĐ bị vi phạm thì tùy mức độ vi phạm mà người đứng đầu địa phương sẽ bị xử lý hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đất bị vi phạm sẽ bị thu hồi (kể cả trường hợp đã đầu tư).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)