3 Đất chưa sử dụng CSD 821,66 1.016,21 194,55 12,
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Điện Bàn
Để đảm bảo yêu cầu về nội dung quản lý nhà nước về đất đai được rõ ràng, minh bạch và công khai, cần chú trọng tiến hành tổng kết thực tiễn và báo cáo việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các luật có liên quan; rà sốt, sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết Luật Đất đai và các luật liên quan còn vướng mắc, bất cập.
Trên cơ sở tái rà sốt hồn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 hiện hành, chính quyền tỉnh Quảng Nam và Thị xã Điện Bàn cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai với các chỉ dẫn cụ thể việc thực thi quy hoạch SDĐ trong quản lý đất đai theo từng nội dung đã được luật định phù hợp đặc điểm điều kiện thực tiễn cụ thể của địa phương là Thị xã Điện Bàn. Vấn đề cấp bách hiện nay đối với việc quản lý quy hoạch phát triển ở Điện Bàn, cần tập trung rà soát Quyết định 124/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch chung khu đơ thị mới Điện Nam -
Điện Ngọc; và Quyết định số 603/QĐ- UBND của UBND tỉnh Quảng Nam
phê duyệt quy hoạch chung khu vực ven biển từ Thị xã Điện Bàn đến Thành phố Hội An theo hướng đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi để khắc phục
những điểm cịn chồng chéo và chưa thống nhất giữa hai văn bản này nhằm tạo lập môi trường thuận lợi thống nhất trong công tác quản lý đất đai ở Thị xã Điện Bàn, nhất là đối với khu vực 5 phường phía Đơng của Thị xã.
Quy định cụ thể về căn cứ lập quy hoạch SDĐ của cấp huyện trên nguyên tắc quy hoạch sử SDĐ cấp dưới phải căn cứ vào quy hoạch SDĐ cấp trên trực tiếp (quy hoạch SDĐ tỉnh Quảng Nam, quy hoạch Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung, quy hoạch quốc gia) và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội Thị xã Điện Bàn cũng như quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực khác nhằm bảo đảm mục tiêu quản lý phát triển đồng bộ. Việc lập quy hoạch SDĐ của mỗi cấp phải bảo đảm cân đối nhu cầu SDĐ, phân bổ quỹ đất để phát triển các ngành, lĩnh vực và phải thể hiện nhu cầu SDĐ của cấp mình. Đối với quy hoạch SDĐ cấp huyện cần chú ý lồng ghép được những nội dung thông tin cập nhật chi tiết đến từng địa bàn cấp xã để bảo đảm chỉ dẫn thuận lợi cho cấp xã xây dựng kế hoạch SDĐ định kỳ.
Cần áp dụng linh hoạt về quy định hiện hành của pháp luật đất đai: khi kết thúc kỳ quy hoạch SDĐ mà các chỉ tiêu quy hoạch SDĐ chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch SDĐ kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt (Khoản 4, Điều 49 Luật đất đai năm 2013) để xử lý độ trễ của quy hoạch SDĐ cấp huyện hoặc kéo dài hiệu lực của quy hoạch hiện hành nhằm khắc phục tình trạng khi hết kỳ quy hoạch SDĐ vẫn chưa có quy hoạch kỳ tiếp theo, để bảo đảm tính liên tục của cơng tác quản lý đất đai ở cấp huyện.
Trong quản lý quy hoạch SDĐ cấp huyện hiện nay, việc điều chỉnh quy hoạch cần phải quy định chặt chẽ để tránh sự tùy tiện. Theo đó, cần chú trọng
tăng cường tái rà soát các quy định về việc điều chỉnh quy hoạch SDĐ một cách chặt chẽ, đồng bộ nhằm phịng tránh tình trạng lợi dụng quyền được phép điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ mà tuỳ tiện thay đổi quy hoạch SDĐ vì các mục đích khác. Chỉ xem xét cho phép điều chỉnh quy hoạch SDĐ ở các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật đất đai năm 2013. Theo đó, cần phải ban hành các quy định cụ thể về trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch khi có các yêu cầu cần điều chỉnh. Bởi thực tế cho thấy nhiều trường hợp cơ quan tổ chức lập quy hoạch không điều chỉnh quy hoạch hoặc rất chậm điều chỉnh quy hoạch, đến khi quy hoạch được điều chỉnh thì cơ bản là hợp thức hóa cho hành vi vi phạm quy hoạch trước đó.
Giải pháp này cần giải quyết hướng vào cơng khai và nâng cao tính