Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng về quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 81 - 83)

3 Đất chưa sử dụng CSD 821,66 1.016,21 194,55 12,

3.2.4. Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng về quy hoạch sử dụng đất

dụng đất

- Đổi mới nâng cao nhận thức về lập quy hoạch SDĐ và xem đó là khâu trọng yếu trong quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó, cần hồn thiện chính sách luật Đất đai theo hướng xác định rõ ràng và cụ thể về trách nhiệm tiếp thu, tổng hợp, giải trình các ý kiến đóng góp của nhân dân; xác định rõ cách thức xử lý khi đa số nhân dân không đồng thuận với phương án quy hoạch SDĐ cũng như trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - nếu khơng tổ chức lấy ý kiến nhân dân hoặc lấy ý kiến nhân dân khơng đúng trình tự, thủ tục luật định. - Đề cao hoạt động lấy ý kiến nhân dân tham gia đóng góp về lập quy hoạch SDĐ thông qua xác lập cơ chế pháp lý về tham vấn cộng đồng, tăng cường đẩy mạnh cơ chế hoạt động tham vấn cộng đồng về quy hoạch SDĐ trong quản lý đất đai để bảo đảm quyền dân chủ tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước. Đây là cơ sở khắc phục triệt để cách làm chiếu lệ hình thức như lâu nay, khiến nhiều nội dung quan trọng cốt lõi trong quy hoạch SDĐ không

được người SDĐ và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thị xã Điện Bàn tham gia và đóng góp ý kiến trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch SDĐ và quy hoạch đô thị này.

Cần nghiên cứu kỹ các hình thức đa dạng về hoạt động tham vấn để phù hợp với từng đối tượng và từng nội dung. Theo đó, quy định chi tiết các nhóm đối tượng tham vấn (thành phần cộng đồng được tham vấn gồm có: hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, các tổ chức SDĐ trên địa bàn và nhất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của quy hoạch SDĐ), hình thức tham vấn và cách thức tiếp nhận và xử lý ý kiến tham vấn ở mỗi nội dung cụ thể. Xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai bao hàm cả việc bố trí nguồn lực và kiện tồn đội ngũ cán bộ cơng chức

quận, phường xã có đủ trình độ chun mơn, năng lực và tinh thần trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đai và môi trường.

Khi tiến hành tham vấn cộng đồng, cơ quan thực hiện quy hoạch cần: (1) Chú trọng chính sách tuyên truyền về tầm quan trọng, lợi ích của mỗi loại đất trong nội dung quy hoạch, sự tổng hịa của các loại đất đó sẽ tạo nên sự phát triển tổng hợp của một vùng hay nhiều vùng và tạo tiền đề phát triển kinh tế của huyện; (2) Niêm yết quyết định phê duyệt đề án quy hoạch SDĐ thông báo kế hoạch chi tiết lập phương án quy hoạch SDĐ. Trường hợp khi có sự điều chỉnh cần niêm yết quyết định điều chỉnh quy hoạch SDĐ chi tiết tại nơi sinh hoạt cộng đồng định kỳ; (3) Tổ chức họp dân/ sinh hoạt cộng đồng đóng góp ý kiến về phương án quy hoạch SDĐ; (4) Cần thành lập tổ chuyên trách tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân về đất đai, lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các cách thức quản lý, SDĐ. Ý kiến nguyện vọng chính đáng của các nhóm đối tượng người SDĐ phải được báo báo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và thông báo lại với người dân. Mặt khác, cần giải thích rõ với dân về chính sách liên quan của Nhà nước đến quy hoạch, sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích SDĐ. Phân tích lợi ích đối với người dân trong từng phương án quy hoạch, phân tích quyền lợi và nghĩa vụ của người dân chuyển đổi mục đích SDĐ. Khi cân nhắc và lựa chọn phương án cần xem xét kỹ lưỡng về lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt là trước những thiệt thòi, mất mát của người dân và của cộng đồng bị thu hồi đất; phải đảm bảo nghĩa vụ và lợi ích mang lại từ quy hoạch SDĐ đối với các bên liên

quan.

Việc tổ chức tham vấn cần được kết hợp chặt chẽ với việc tăng cường hiệu quả của công tác tiếp xúc cử tri, kỳ họp HĐND, hoạt động tiếp dân của các cấp lãnh đạo, quản lý có thẩm quyền ở địa phương và cần sự phối hợp hài hòa với các tổ chức xã hội ở địa phương như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,

Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hợp tác xã... Trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, các ý kiến đóng góp đối với quy hoạch SDĐ phải được cơ quan tổ chức lập quy hoạch giải trình, tiếp thu đầy đủ để làm cơ sở cho việc xét duyệt quy hoạch.

Trong quá trình tham vấn của cộng đồng người dân như vậy sẽ góp phần sự kết nối giữa chính quyền với những đối tượng SDĐ được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp/ gián tiếp trong các buổi họp trên địa bàn Thị xã ở cả khu vực thị trấn và các phường xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)