3 Đất chưa sử dụng CSD 821,66 1.016,21 194,55 12,
3.1. Quan điểm định hướng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất hiện nay
dụng đất hiện nay
Việc quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Hơn nữa, thực tiễn cho thấy vấn đề đất đai là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước của Trung ương và các cấp địa phương – bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay cùng với tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng địi hỏi phải tiếp tục tăng cường thể chế hóa các quan điểm, định hướng Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới và tăng cường hiệu lực của chính sách đất đai, nhất là phải nâng cao hiệu lực Luật đất đai năm 2013. Mặt khác, căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu tổng quát: Xây dựng Điện Bàn trở thành đơ thị trung tâm động lực phía Bắc tỉnh Quảng Nam và chuổi động lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là trung tâm dịch vụ, du lịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao; là đô thị sinh thái hiện đại gắn kết với thành phố Đà Nẵng và Hội An. Trên nền tảng này, các định hướng chủ yếu trong quản lý nhà nước về quy hoạch SDĐ Thị xã Điện Bàn giai đoạn hiện nay, đó là:
- Một là, vì quy hoạch SDĐ là một trong các quy hoạch rất quan trọng,
quản lý quy hoạch SDĐ của Thị xã Điện Bàn phải đi trước một bước, phải bảo đảm phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên, phục vụ đa mục tiêu để phát triển kinh tế - xã hội bền vững không chỉ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam, mà quan trọng hơn nữa đó là phải gắn với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, trong đó phương hướng tổ chức khơng gian phát triển của Vùng xác định [26]: Thị xã Điện Bàn nằm trong cụm động lực số 21, cụm lấy thành phố Đà Nẵng là hạt nhân trung tâm, gắn kết với đơ thị Chân Mây về phía Bắc và đơ thị Điện Nam - Điện Ngọc về phía Nam tạo thành chuỗi đơ thị dịch vụ, công nghiệp động lực theo QL1A và đường cao tốc Dung Quất - Đà Nẵng; gắn kết với đô thị cổ Hội An dọc ven biển tạo thành chuỗi du lịch quốc gia, quốc tế Bạch Mã - Lăng Cô - Non Nước - Hội An… Đô thị công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc phát triển hỗ trợ và chia sẻ với Đà Nẵng các chức năng về công nghiệp tập trung, đào tạo nghề, nhà ở và các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Hai là, quy hoạch SDĐ Thị xã cần phải tích hợp để vừa mang tính
cập nhật, vừa tạo lập không gian mở cho các ngành, địa phương đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai. Yêu cầu quản lý quy hoạch SDĐ phải: vừa bảo đảm quỹ đất phục vụ mục tiêu đẩy mạnh CNH - HĐH, vừa gắn với chuyển dịch tích cực về cơ cấu lao động phù hợp cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững, công bằng xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu (chẳng hạn, khuyến khích các ngành sản xuất sạch, cơng nghệ trung bình cao tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc gắn với khu đô thị du
lịch biển, khu đô thị ven sông Vĩnh Điện…), bảo đảm quỹ đất sử dụng phù hợp cho từng giai đoạn trong chiến lược phát triển và chương trình mục tiêu quốc gia.
- Ba là, đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch SDĐ
Thị xã phải hướng vào triển khai tầm nhìn chiến lược tổng thể: (1) Gắn liền với việc xây dựng quy hoạch SDĐ đến năm 2030 và kế hoạch SDĐ 5 năm
2021-2025. Quy hoạch SDĐ phải phù hợp với hướng phát triển đô thị và dự trữ phát triển; (2) Gắn liền với lồng ghép chương trình về dân số và tái bố trí dân cư hợp lý, các khu tái định cư, các điểm dân cư tập trung kiểu mẫu “cải thiện các tiện nghi sinh hoạt, xây dựng nếp sống đô thị văn minh, kỷ luật”… tương thích với việc triển khai các chương trình kinh tế - xã hội khác để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; (3) Gắn liền với quy hoạch và hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu đô thị tập trung, các thị tứ, nâng cao chất lượng hạ tầng khu vực đơ thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu bằng việc phát triển khơng gian xanh và mặt nước (đặc biệt là khu vực ven sơng Vĩnh Điện), cơng trình xanh, kiến trúc xanh, phát triển không gian mở, khơng gian cơng cộng, bố trí cơng trình tiện ích thuận tiện và hiệu quả.
- Bốn là, các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch SDĐ Thị xã phải
căn cứ vào sự phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa bàn quy hoạch (địa hình, thổ nhưỡng, khống sản, khí hậu, thời tiết, thủy văn…) và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong SDĐ và bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử văn
hóa, danh lam thắng cảnh. Định hướng các biện pháp để tổ chức SDĐ phải phù hợp đối với từng loại đất thuộc địa bàn quy hoạch và bảo vệ môi trường, cảnh quan; giải quyết mối quan hệ tương hỗ, gắn kết cân đối hài hịa: giữa phát triển đơ thị và xây dựng nông thôn mới (Phát triển đô thị cân bằng với mục tiêu bảo tồn quỹ đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và khả năng thích ứng với điều kiện ngập, lũ của vùng); giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái; giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn Thị xã Điện Bàn.
Chẳng hạn: Khu đô thị với lợi thế về kết nối hạ tầng cần lấy khu du lịch biển (gồm không gian du lịch biển Điện Dương - Điện Ngọc đến sông Cổ Cị và lan tỏa về phía Tây, gắn với loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp) và khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc làm hạt nhân phát triển; cịn Khu vực ngoại thị có đất đai phì nhiêu, hệ thống làng nghề và cơng trình di tích lịch sử, có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ du lịch sinh thái. Cấu trúc này phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của Điện Bàn cũng như tiềm năng, vai trò, vị thế của các khu vực trong tác động của mối quan hệ vùng.