Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 45 - 61)

đất đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

2.2.2.1. Thành tựu của quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đối với Thị xã Điện Bàn

- Về việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, SDĐ trên địa bàn Thị xã Điện Bàn:

Từ khi có Luật đất đai năm 2013 đến nay, chế định về quy hoạch SDĐ đã từng bước được bổ sung hồn thiện và cụ thể hóa tại 17 Điều trong Luật Đất đai năm 2013, thể hiện rõ các căn cứ, cơ sở, nội dung và các vấn đề cụ thể của quy hoạch SDĐ. Nhờ đó hành lang pháp lý của quy hoạch SDĐ ngày càng vững chắc, trở thành công cụ đắc lực trong quản lý nhà nước về đất đai. Nói cách khác, hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành về quy hoạch, quản lý và SDĐ được ban hành khá đầy đủ, thể chế hóa và cụ thể hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và tinh thần Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước ta, bám sát thực tiễn phát triển của đất nước, các thơng lệ quốc tế, hình thành cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy khơi thông nguồn lực xã hội, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng Thị xã Điện Bàn.

Mặt khác, thời gian qua hoạt động quản lý quy hoạch SDĐ của UBND tỉnh Quảng Nam nói chung và Thị xã Điện Bàn nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2015, Điện Bàn lên Thị xã, nên kế hoạch SDĐ hàng năm lấy căn cứ xây dựng từ các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, lãnh thổ. Đến nay, UBND Thị xã Điện Bàn cũng đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và lập kế hoạch SDĐ kỳ cuối (2016-2020). Các điều chỉnh này về cơ bản là phù hợp với các nội dung mới của Luật Đất đai năm 2013, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở bối cảnh mới, bảo đảm SDĐ tiết kiệm, có hiệu quả nhằm khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường và thích ứng

với biến đổi khí hậu. Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý và SDĐ từng bước đi vào nề nếp. Định kỳ hàng năm, UBND Thị xã Điện Bàn đã kịp thời báo cáo đúng hạn lên cho UBND tỉnh Quảng Nam về kết quả thực hiện kế hoạch SDĐ của địa phương mình.

Nhìn chung, quy hoạch SDĐ đã được lập trên quy mô Thị xã và ở các phường, xã của Điện Bàn giúp cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thị xã hiệu quả hơn, việc SDĐ hợp lý, khoa học và tiết kiệm; qua đó đã góp phần định hình sự phát triển diện mạo Thị xã Điện Bàn ngày nay.

- Về hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên đất; khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ quy hoạch SDĐ:

Việc điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, hiện trạng SDĐ và tiềm năng đất đai đã tiến hành theo trình tự quy hoạch SDĐ. Thị xã hoàn thành kế hoạch SDĐ giai đoạn 2011 - 2015, công tác quy hoạch SDĐ đến năm 2020, đã tổ chức kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ tại các địa phương theo quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, cơng tác lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được duy trì thường xuyên, đến nay đã có 257 tờ bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ đạt 98% [26; tr.67]. - Về hoạt động tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật về đất đai và phổ biến công khai rộng rãi quy hoạch SDĐ đã phê duyệt:

Công tác tuyên truyền phổ biến về pháp luật đất đai trên địa bàn Thị xã Điện Bàn đã được kịp thời và từng bước chú trọng công bố công khai rộng rãi về quy hoạch, kế hoạch SDĐ theo đúng quy định. Cụ thể là, đã tiến hành thông báo trên loa phát thanh của tổ, thơn xóm; dán ở bảng tin UBND xã và nơi công cộng; thông báo bằng văn bản qua trưởng thơn, xóm; cũng như nhận được góp ý của người dân tham gia ý kiến bằng văn bản qua trưởng thơn, xóm; gửi vào hịm thư góp ý; nhận ý kiến phản hồi qua bộ phận một cửa; tổ

chức họp để lấy ý kiến cộng đồng người dân. Các phương án quy hoạch SDĐ chi tiết ở các xã, phường được duyệt đã được UBND cấp xã và cơ quan quản lý đất đai của Thị xã Điện Bàn công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và công khai bản đồ quy hoạch ở những nơi công cộng để mọi người cùng biết, cùng thực hiện.

- Về tổ chức quản lý, chỉ đạo triển khai quy hoạch SDĐ thông qua các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch SDĐ trên địa bàn Thị xã Điện Bàn:

Trên cơ sở Quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ kỳ đầu 2011-2015 được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt, UBND Thị xã Điện Bàn đã phân bổ chỉ tiêu SDĐ đến các phường, xã trực thuộc Điện Bàn hoàn thiện kế hoạch SDĐ 5 năm 2011-2015 và tổ chức thực hiện quy hoạch SDĐ, đáp ứng nhu cầu SDĐ của các ngành, các lĩnh vực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo cơ sở cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích SDĐ, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ… Quy hoạch đều chú trọng đến việc SDĐ chuyên trồng lúa, hoa màu và dành quỹ đất hợp lý cho phát triển hạ tầng, xây dựng khu cơng nghiệp, khu đơ thị,... góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội các địa phương phát triển, bảo đảm SDĐ tiết kiệm, hiệu quả.

Một số chỉ tiêu thực hiện kế hoạch SDĐ đến năm 2018 của một số phường đạt khá cao. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư trên địa bàn Thị xã đã được thực hiện khá tốt.

Đặc biệt, các cấp chính quyền trên địa bàn Thị xã những năm vừa qua đã hồn thành cơng tác lập Quy hoạch chung đô thị Điện Bàn giai đoạn đến 2020, định hướng 2025; xây dựng Chương trình phát triển đô thị Điện Bàn giai đoạn 2014 - 2020. Bộ Xây dựng đã có Quyết định cơng nhận thị trấn Vĩnh Điện mở rộng (đô thị Điện Bàn) đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Mặt

khác, Thị xã cũng đã thực hiện lập 42 đồ án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, tiếp tục thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo đúng định hướng trong quy hoạch chung đô thị Điện Bàn. Trong giai đoạn 2011 – 2016 [26], UBND thị xã Điện Bàn đã làm chủ đầu tư 93 dự án (chưa bao gồm các dự án khai thác quỹ đất) với tổng mức đầu tư là 584,471 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 90,6% so với kế hoạch vốn đã bố trí, đã góp phần quan trọng triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của Trung ương, tỉnh trên địa bàn, các dự án đô thị, du lịch và các dự án phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Thực thi giải pháp về hoạt động tài chính đất đai vừa qua đã đóng góp tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách Thị xã Điện Bàn. Các khu đô thị trên địa bàn Thị xã đã phát triển nhanh, diện mạo đô thị thay đổi rõ rệt ngày càng hiện đại, hình thành khơng gian sống tốt hơn cho người dân. Cơ bản đã bảo đảm hoàn thành xây dựng hệ thống hạ tầng khung của đô thị và đủ năng lực phục vụ và các cơng trình giao thơng kết nối các đơ thị trong nội vùng, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển sôi động theo hướng CNH- HĐH (xem thêm Bảng 2.3), chính sách an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ với chính sách phát triển đơ thị Điện Bàn.

Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng Tốc độ 2017 tăng Các chỉ tiêu 2011 2012 2014 2015 2016 b/q (%/năm) 1. Tổng GTSX (giá 9.514 13.561 15.323 17.102 19.10 21.050 14,15

Nông - lâm - thủy sản 1.226 1.250 1.341 1.354 1.40 1.539 3,86

CN–XD 5.892 9.581 9.885 10.632 11.60 12.744 13,72

Thương mại - dịch vụ 2.396 2.730 4.097 5.116 6.09 6.767 18,89

Tốc độ

2017

tăng

Các chỉ tiêu 2011 2012 2014 2015 2016 b/q

(%/năm) Nông - lâm - thủy sản 1.589 1.620 1.914 1.982 2.10 2.219

CN–XD 6.950 11.590 13.030 13.796 15.27 16.637Thương mại - dịch vụ 2.688 3.298 4.859 5.881 6.89 8.069 Thương mại - dịch vụ 2.688 3.298 4.859 5.881 6.89 8.069

3. Cơ cấu (giá HH, %) 100,0 100,0 100,0 100,0 100, 100,0

Nông - lâm - thủy sản 14,15 9,81 9,67 9,15 8,6 8,49

CN–XD 61,90 70,20 65,80 63,70 62,9 62,92

Thương mại - dịch vụ 23,94 19,98 24,54 27,15 28,4 28,59 Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2017.

2.2.2.2. Mặt hạn chế

- Về việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, SDĐ trên địa bàn Thị xã Điện Bàn:

Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch SDĐ, quy hoạch đơ thị, hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thị xã Điện Bàn đang gặp phải khơng ít mặt hạn chế/ bất cập, khiến chất lượng đồ án quy hoạch SDĐ còn thấp, một số phương án quy hoạch SDĐ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và giải quyết kịp thời các vấn đề nổi cộm trong quản lý và phát triển đô thị Điện Bàn. Tại buổi làm việc với lãnh đạo thị xã Điện Bàn xoay quanh việc thực hiện quản lý quy hoạch SDĐ đối với một số dự án quy mơ lớn, Đồn giám sát HĐND tỉnh Quảng Nam cũng đánh giá rằng: khối lượng các dự án thực hiện khá lớn nhưng còn nhiều bất cập trong lập và thực hiện đúng kế hoạch SDĐ hàng năm theo quy hoạch [16].

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch SDĐ vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế. Vì việc phê duyệt các quy hoạch Thị xã Điện bàn đã

nay, hiệu lực của quy hoạch SDĐ ở Điện Bàn vẫn cịn thấp, bởi trong q trình thực hiện quy hoạch SDĐ trên địa bànThị xã vẫn cịn một số vướng mắc tồn tại, cụ thể:

(1) Có khơng ít tình trạng phương án quy hoạch SDĐ được cấp có thẩm quyền phê duyệt xong nhưng việc tổ chức thực hiện các phương án SDĐ này

còn thiếu đồng bộ hoặc chậm thực hiện/ để kéo dài, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát. Dù rằng tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp ở Thị xã Điện Bàn là khá cao (điển hình là khu cơng nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc), song vẫn cịn một số dự án đầu tư có SDĐ đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng dự án bị treo (khơng đưa đất vào sử dụng) do vẫn cịn nhiều nhà đầu tư thiếu năng lực tài chính, năng lực quản lý triển khai dự án hoặc chậm tiến độ triển khai sử dụng, triển khai không đồng bộ… gây nên tình trạng lãng phí, đất đai để hoang hóa. Khi chủ đầu tư khơng có năng lực tài chính, nhưng lại được giao nhiều dự án đã khiến tất cả các dự án khi triển khai đều dở dang, kéo dài, nhất là nguy cơ lách luật để thu hồi đất nơng nghiệp, chủ đầu tư chia lơ bán nền, có dấu hiệu huy động vốn trái phép trong dân, đẩy rủi ro cho khách hàng khi đất chưa đủ tính pháp lý giao dịch, thơng qua việc chia nhỏ các dự án, manh mún, gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung. Cụ thể, tại Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã ghi nhận, “những dự án dang dở, dự án treo, dự án chậm

tiến độ trong thời gian dài, chủ đầu tư sau khi nhận được dự án thì chuyển đi chuyển lại cho chủ đầu tư khác nhưng vẫn khơng thể triển khai thực hiện vì khơng có thực lực tài chính… Có trường hợp một số dự án nhà đầu tư giải tỏa được thì chia lơ bán, một số khu vực vướng thì để đó gây nhiều hệ lụy xấu, làm ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất của người dân, gây bức xúc trong nhân dân, khiến nhiều dự án không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng dân cư” [13]. Ngoài ra, những trường hợp đất nằm trong quy hoạch sử dụng vào mục đích quốc phịng - an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng đã được

cơng khai cơng bố - song đến nay vẫn chưa có chủ trương thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng người dân vẫn khơng được thực hiện các quyền SDĐ của mình ảnh hưởng tới đời sống của nhiều hộ dân nằm trong vùng quy hoạch;

(2) Trước đây, do cơ chế UBND Thị xã Điện Bàn không quản lý hạ tầng, quản lý đất đai tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc do đơn vị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập. Phải đến năm 2017, đơn vị này bàn giao hiện trạng về cho UBND thị xã Điện Bàn quản lý. Di chứng của hiện trạng này cũng là một trong các nguyên do khiến cơ cấu SDĐ trong đô thị của Điện Bàn chưa hợp lý; quỹ đất dành cho y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu; quỹ đất dành cho giao thông đô thị, cây xanh và cơng trình cơng cộng cịn thiếu. Thêm vào đó là các dự án này cịn thiếu quỹ đất xây dựng các khu tái định cư. Theo số liệu báo cáo năm 2017 [25], Thị xã Điện Bàn mới bố trí được 34/42 hộ bị giải tỏa trắng vào các khu vực tái định cư. Trong khi đó, nhu cầu tái định cư cho các dự án hiện nay của thị xã là rất lớn (851 hộ giải tỏa trắng), với 1.558 lô đất tái định cư cần được bố trí tập trung ở các phường Điện Dương và Điện Ngọc.

- Về hoạt động tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật về đất đai và phổ biến công khai rộng rãi quy hoạch SDĐ

Phần lớn cộng đồng người dân không được thông báo chi tiết về nội dung quy hoạch SDĐ và ít được hỏi ý kiến về quy mơ diện tích và vị trí quy hoạch các hạng mục cơng trình, nhất là các cơng trình có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh cơng trình. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá đúng hiện trạng SDĐ hiện nay, gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện quy hoạch sau này, nhất là khâu giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, việc cơng khai quy hoạch SDĐ đã được thực hiện theo quy định nhưng chưa sâu rộng, người dân khi xem các bản đồ cịn khó hiểu và trong thực hiện quy

hoạch cịn chưa minh bạch. Trên thực tế những thơng tin đến với người SDĐ rất hạn chế như: về đánh giá tình hình SDĐ, biến động SDĐ, kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ; về xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch SDĐ; về xây dựng báo cáo thuyết minh trình duyệt quy hoạch. Hiện trạng này dẫn đến khả năng tham gia, giám sát của cộng đồng trong q trình thực hiện chính sách đất đai chỉ là hình thức chiếu lệ và chưa rõ ràng.

- Về tổ chức quản lý, chỉ đạo triển khai quy hoạch SDĐ thông qua các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch SDĐ trên địa bàn Thị xã Điện Bàn:

Tầm nhìn và giải pháp của khơng ít đồ án quy hoạch cịn chưa phù hợp. Bởi việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch SDĐ chưa được UBND tỉnh Quảng Nam và Thị xã Điện Bàn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, nhiều nơi làm chỉ mang tính thủ tục và hình thức, thậm chí vẫn có địa bàn nằm trong diện quy hoạch không tổ chức hoặc hạn chế việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc lập, điều chỉnh quy hoạch SDĐ và quy hoạch đô thị Điện Bàn, nên có một số nội dung trong quy hoạch SDĐ trên địa bàn Thị xã Điện Bàn khơng được người SDĐ tham gia và đóng góp ý kiến, mặc dù pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 45 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)