Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiền quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 75 - 79)

3 Đất chưa sử dụng CSD 821,66 1.016,21 194,55 12,

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiền quy hoạch sử dụng đất

gia tăng tính khả thi trong sử dụng hiệu quả đất đai cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiền quy hoạch sử dụng đất dụng đất

- Để hình thành các quyết định sáng suốt về quy hoạch SDĐ cũng như cụ thể hóa kế hoạch SDĐ có lộ trình, cần phải dựa vào hai cơ sở cốt lõi, đó là:

(1) Sự định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh và mơi trường của địa phương; định mức SDĐ; quy hoạch phát triển các ngành và địa phương; yêu cầu bảo vệ môi trường trong SDĐ và bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

(2) Đặc điểm khách quan về địa hình, thổ nhưỡng, khống sản, khí hậu, thời tiết, thủy văn (điều kiện tự nhiên); kết quả thực hiện quy hoạch và kế hoạch SDĐ của kỳ trước và hiện trạng SDĐ, thực trạng sản xuất - kinh doanh

dịch vụ, khả năng áp dụng khoa học công nghệ và thực trạng thu hút đầu tư vào các dự án của Nhà...nước

Căn cứ lập quy hoạch SDĐ càng chính xác thì quy hoạch càng tính có khả thi cao và càng giảm thiểu được tình trạng quy hoạch bị chồng chéo hoặc trùng lắp, chắp vá. Đây cũng là căn cứ tạo lập các điều kiện đảm bảo cho người SDĐ thực hiện đúng quy hoạch và tính khả thi trong thực hiện dự án đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển;cũng như để khắc phục tình trạng bất cập vừa qua trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch SDĐ, quy hoạch đô thị, hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng ở Thị xã Điện Bàn. Bởi việc chú trọng rà soát, cung cấp tạo lập đầy đủ luận chứng về cơ sở khoa học của công tác lập quy hoạch SDĐ trên địa bàn Thị xã Điện Bàn sẽ gia tăng chất lượng đồ án quy hoạch SDĐ và nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch SDĐ được lựa chọn và ưu tiên phương án giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm hiện nay trong quản lý và phát triển đô thị Điện Bàn

- Tăng cường công tác điều tra quy hoạch SDĐ, nâng cao hiệu quả công tác dự báo, thiết lập cơ chế tham gia để bảo đảm sự tham vấn/ phản biện của các nhà khoa học, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch SDĐ. Nhất là khi xem xét phân tích từng phương án phân bổ quỹ đất ở nhiều khía cạnh về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường để lựa chọn phương án phù hợp nhất. Cụ thể: (i) phân tích khía cạnh kinh tế, phải dự kiến được các nguồn thu từ việc cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích SDĐ, các loại thuế liên quan đến đất đai và chi phí cho cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; (ii) phân tích khía cạnh xã hội của dự án khi Nhà nước thu hồi đất, phải dự kiến được số hộ dân trong vùng quy hoạch phải di dời, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu SDĐ; (iii) phân tích

đánh giá khía cạnh mơi trường tác động của việc SDĐ theo mục đích sử dụng mới mà phương án phân bổ quỹ đất tác động đến. Đây là cơ sở lựa chọn phương án hợp lý trong phân bổ quỹ đất của công tác tiền quy hoạch SDĐ để đảm bảo tính khả thi cao và kèm theo sự dự kiến các biện pháp sử dụng, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần phải áp dụng phù hợp đối với từng loại đất. Chúng cần phải thể hiện trong bản đồ quy hoạch SDĐ khi thơng qua, cũng như góp phần khắc phục độ chênh lệch quá lớn giữa dự báo trong quy hoạch và thực hiện trên thực tế.

Vấn đề cấp thiết đối với Thị xã Điện Bàn hiện nay, là cần rà sốt, đánh giá tồn diện các dự án quy mơ lớn, rà sốt danh mục sử dụng đất lúa; rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch SDĐ phải tuân thủ quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt, các dự án phục vụ phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng đã khớp nối, liên kết vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Rà soát, kiện toàn hệ thống cơ quan tư vấn lập quy hoạch SDĐ cấp tỉnh và cấp huyện khơng chỉ phải chuẩn về trình độ chun mơn và yêu cầu kinh nghiệm, mà cịn quan trọng hơn đó là phải đạt tầm nhìn chiến lược để đánh giá sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cân đối được nhu cầu SDĐ thực tế và tiền khả thi trong dự báo nhu cầu SDĐ. Qua đó góp phần tham mưu chủ động cho chính quyền tỉnh Quảng Nam và Thị xã Điện Bàn trong quản lý điều hành. - Tăng cường chú trọng đổi mới công tác đánh giá quy hoạch SDĐ, cần tập trung đánh giá ở cả ba khía cạnh về quy hoạch SDĐ:

(1) Đánh giá quá trình lập, quyết định xét duyệt quy hoạch SDĐ ở một số vấn đề chủ yếu, đó là: Kỳ lập quy hoạch; trình tự thủ tục, phương pháp lập, quyết định, xét duyệt quy hoạch và thẩm quyền lập, quyết định, xét duyệt quy hoạch SDĐ; nội dung về báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch SDĐ;

(2) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ: Hoạt động đánh giá kết quả quy hoạch SDĐ được tiến hành hàng năm và theo kỳ. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ cần thể hiện các nội dung chính: Về đánh giá sự phù hợp hay khơng phù hợp của hiện trạng SDĐ so với tiềm năng đất đai và so với xu hướng tiến bộ khoa học - công nghệ áp dụng trong SDĐ,

chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Về t đánh giá iến độ thực hiện so với dự kiến trong quy hoạch SDĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Về đánh giá các bất cập trong quá trình thực hiện quy hoạch SDĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Về kết quả chu chuyển các loại đất thực tế trong năm hoặc trong kỳ so với quy hoạch SDĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (gồm kết quả giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích SDĐ); Về đánh giá tình hình vi phạm về quản lý, SDĐ so với quy hoạch SDĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…;

(3) Đánh giá quá trình quản lý quy hoạch SDĐ: Cần đánh giá xem các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đã thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình đến đâu và đạt mức độ nào trong việc quản lý quy hoạch SDĐ ở địa phương. Cụ thể là về việc công bố quy hoạch SDĐ và việc quản lý thực hiện quy hoạch SDĐ trên địa bàn cấp huyện.

Những đánh giá này càng khách quan và chính xác sẽ cung cấp cơ sở cho cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch SDĐ để phù hợp tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của địa phương. Do đó, yêu cầu UBND cấp huyện thường niên phải báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ lên UBND cấp trên trực tiếp (UBND cấp tỉnh). Vào năm kết thúc kỳ quy hoạch SDĐ, ngoài việc báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ của năm cuối kỳ, UBND cấp huyện phải báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ của cả kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)